
Mình thấy mọi người quan tâm vấn đề bảo mật, mình dựa vào những gì mình biết để tư vấn giúp mọi người cho an tâm nhé.
1. Nhà cung cấp dịch vụ mạng (gọi tắt là ISP – Internet Service Provider)
Chính là những bên lắp mạng cho bạn, ở Việt Nam thì các nhà mạng lớn là Viettel, FPT, VNPT.
Những người này họ đều biết bạn truy cập vào website nào, ứng dụng gì, ngày giờ nào, thiết bị gì. Tuy nhiên nếu bạn truy cập web có đầu HTTPS thì họ chỉ xem được web nào chứ không xem được cụ thể nội dung. Nếu là trang HTTP thì họ xem được toàn bộ.
Cách phòng chống tốt nhất là dùng VPN. Tuy nhiên một số nhà mạng có thể sử dụng DPI (Deep Packet Inspection) để mổ xẻ đường truyền và qua đó vẫn biết bạn làm gì. DPI là phương pháp khó và tốn kém nên ít khả năng họ làm đến mức thế, tuy nhiên trên thực tế là có ví dụ như ở Nga. Để chống lại DPI thì cũng có một số phần mềm trên mạng giải quyết được.
2. Nhà cung cấp dịch vụ VPN
Những bên cung cấp dịch vụ VPN như Mullvad, Nord, Proton đương nhiên đều biết địa chỉ IP thật của bạn khi bạn sử dụng dịch vụ của họ. Trường hợp xấu nhất là bên dịch vụ VPN bán thông tin của bạn theo yêu cầu của Chính phủ.
Việc này thì lại hoàn toàn là do Chính phủ nước nào và quyền lực đến đâu. Nếu là Chính phủ Hoa Kì thì ít bên nào dám chống lại lệnh của họ. Chính phủ Việt Nam thì không có quyền lực đó nên 99% là không bên nào hợp tác để bàn giao thông tin người dùng cả.
Do vậy nhiều người dùng VPN để ý về việc lưu logs (giống như nhật kí dữ liệu). Nếu như nhà cung cấp VPN lưu lại logs người dùng thì họ bàn giao dữ liệu cho các nhân viên Chính phủ rất dễ dàng. Nếu nhà cung cấp VPN không lưu logs thì những gì bạn làm về mặt lý thuyết sẽ bị xóa và chính họ cũng chẳng thể kiểm tra lại bạn đã từng làm gì trên mạng.
Chính vì thế nên sử dụng VPN của công ty nào không có chính sách lưu logs sẽ an toàn hơn nhiều.

Nên tìm bên VPN nào không lưu logs
3. Nhà cung cấp trình duyệt
Là những công ty cung cấp công cụ trình duyệt như Alphabet – Google Chrom, Mozilla – Firefox. Những công ty này là những nhân vật tích cực thu thập thông tin người dùng nhất. Họ không những biết rõ bạn truy cập gì, làm gì mà còn biết xu hướng, tính cách, suy nghĩ của bạn thông qua việc bạn sử dụng mạng. Nhiều người nói rằng các trình duyệt còn hiểu rõ con người bạn hơn bạn.
Lý do chính vẫn là để phục vụ mục đích quảng cáo, nâng cấp sản phẩm và trải nghiệm người dùng. Nhưng đồng thời họ cũng cung cấp những dữ liệu này cho Chính phủ khi có yêu cầu, đặc biệt là Chính phủ Hoa Kì.
Một lần nữa, đây là là việc Chính phủ mà bạn sợ bị họ theo dõi quyền lực đến đâu. Nếu là Hoa Kì thì gần như không tránh được. Việt Nam thì lại khá an toàn không lo lắm.
Cách an toàn là sử dụng các trình duyệt có ít các tính năng mang chức năng thu thập, spy và tốt nhất là không có chính sách hợp tác với các Chính phủ. Thực tế chỉ một số ít các trình duyệt là đủ các điều kiện này
4. Nhà cung cấp ứng dụng
Ví dụ như các app và web bạn truy cập hàng ngày như Reddit, Facebook, Google..... Những công ty quản lý các sản phẩm của họ đương nhiên nắm rõ thông tin cá nhân của bạn và bạn làm gì trên nền tảng của họ. Tất nhiên bạn vẫn có thể sử dụng VPN để qua mắt nhưng nhiều ứng dụng đã có các phần mềm tự động phát hiện VPN, phát hiện bot và khóa tài khoản.
Một lần nữa việc bạn bị các bên này cho lộ thông tin hay không phụ thuộc vào sức mạnh Chính phủ. Nếu là Hoa Kì thì gần như không tránh được. Việt Nam thì lại khá an toàn không lo lắm.
Nguồn : BrilliantPurchase445
1. Nhà cung cấp dịch vụ mạng (gọi tắt là ISP – Internet Service Provider)
Chính là những bên lắp mạng cho bạn, ở Việt Nam thì các nhà mạng lớn là Viettel, FPT, VNPT.
Những người này họ đều biết bạn truy cập vào website nào, ứng dụng gì, ngày giờ nào, thiết bị gì. Tuy nhiên nếu bạn truy cập web có đầu HTTPS thì họ chỉ xem được web nào chứ không xem được cụ thể nội dung. Nếu là trang HTTP thì họ xem được toàn bộ.

Khác nhau giữa http và https
Cách phòng chống tốt nhất là dùng VPN. Tuy nhiên một số nhà mạng có thể sử dụng DPI (Deep Packet Inspection) để mổ xẻ đường truyền và qua đó vẫn biết bạn làm gì. DPI là phương pháp khó và tốn kém nên ít khả năng họ làm đến mức thế, tuy nhiên trên thực tế là có ví dụ như ở Nga. Để chống lại DPI thì cũng có một số phần mềm trên mạng giải quyết được.
2. Nhà cung cấp dịch vụ VPN
Những bên cung cấp dịch vụ VPN như Mullvad, Nord, Proton đương nhiên đều biết địa chỉ IP thật của bạn khi bạn sử dụng dịch vụ của họ. Trường hợp xấu nhất là bên dịch vụ VPN bán thông tin của bạn theo yêu cầu của Chính phủ.
Việc này thì lại hoàn toàn là do Chính phủ nước nào và quyền lực đến đâu. Nếu là Chính phủ Hoa Kì thì ít bên nào dám chống lại lệnh của họ. Chính phủ Việt Nam thì không có quyền lực đó nên 99% là không bên nào hợp tác để bàn giao thông tin người dùng cả.
Do vậy nhiều người dùng VPN để ý về việc lưu logs (giống như nhật kí dữ liệu). Nếu như nhà cung cấp VPN lưu lại logs người dùng thì họ bàn giao dữ liệu cho các nhân viên Chính phủ rất dễ dàng. Nếu nhà cung cấp VPN không lưu logs thì những gì bạn làm về mặt lý thuyết sẽ bị xóa và chính họ cũng chẳng thể kiểm tra lại bạn đã từng làm gì trên mạng.
Chính vì thế nên sử dụng VPN của công ty nào không có chính sách lưu logs sẽ an toàn hơn nhiều.

Nên tìm bên VPN nào không lưu logs
3. Nhà cung cấp trình duyệt
Là những công ty cung cấp công cụ trình duyệt như Alphabet – Google Chrom, Mozilla – Firefox. Những công ty này là những nhân vật tích cực thu thập thông tin người dùng nhất. Họ không những biết rõ bạn truy cập gì, làm gì mà còn biết xu hướng, tính cách, suy nghĩ của bạn thông qua việc bạn sử dụng mạng. Nhiều người nói rằng các trình duyệt còn hiểu rõ con người bạn hơn bạn.
Lý do chính vẫn là để phục vụ mục đích quảng cáo, nâng cấp sản phẩm và trải nghiệm người dùng. Nhưng đồng thời họ cũng cung cấp những dữ liệu này cho Chính phủ khi có yêu cầu, đặc biệt là Chính phủ Hoa Kì.
Một lần nữa, đây là là việc Chính phủ mà bạn sợ bị họ theo dõi quyền lực đến đâu. Nếu là Hoa Kì thì gần như không tránh được. Việt Nam thì lại khá an toàn không lo lắm.
Cách an toàn là sử dụng các trình duyệt có ít các tính năng mang chức năng thu thập, spy và tốt nhất là không có chính sách hợp tác với các Chính phủ. Thực tế chỉ một số ít các trình duyệt là đủ các điều kiện này
4. Nhà cung cấp ứng dụng
Ví dụ như các app và web bạn truy cập hàng ngày như Reddit, Facebook, Google..... Những công ty quản lý các sản phẩm của họ đương nhiên nắm rõ thông tin cá nhân của bạn và bạn làm gì trên nền tảng của họ. Tất nhiên bạn vẫn có thể sử dụng VPN để qua mắt nhưng nhiều ứng dụng đã có các phần mềm tự động phát hiện VPN, phát hiện bot và khóa tài khoản.
Một lần nữa việc bạn bị các bên này cho lộ thông tin hay không phụ thuộc vào sức mạnh Chính phủ. Nếu là Hoa Kì thì gần như không tránh được. Việt Nam thì lại khá an toàn không lo lắm.
Nguồn : BrilliantPurchase445
Sửa lần cuối: