newboi
Con chim biết nói
23/05/2025 20:56 GMT+7

Lao động Việt Nam đang thu hoạch quýt ở đảo Jeju, Hàn Quốc - ảnh trên: Chosun Ilbo
theo Hãng thông tấn Yonhap, khi bước vào mùa vụ cao điểm, việc tìm kiếm nhân công trở thành ưu tiên hàng đầu và cũng là nỗi lo lớn nhất ở các vùng nông thôn.
Dân số Hàn Quốc đang suy giảm nặng nề, già hóa dân số nghiêm trọng, số lượng nông dân giảm nhưng số lượng nông dân trên 65 tuổi lại tăng lên không ngừng.
Giới chức và chuyên gia cho rằng tình trạng thiếu lao động có thể được khắc phục phần nào thông qua việc mở rộng chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài theo diện thời vụ, trong đó có cả những lao động cư trú trái phép.
tình trạng thiếu hụt lao động đang nghiêm trọng đến mức đã khiến không ít nông dân bật khóc vì bế tắc, viết đơn yêu cầu chính quyền địa phương “nới tay” trong việc truy quét lao động nhập cư trái phép để họ có thêm lao động nước ngoài, những người giúp họ duy trì hoạt động sản xuất trong mùa vụ.
lãnh đạo Park Jeong Hyeon huyện Buyeo, tỉnh Chungcheongnam - cũng cho rằng chính quyền địa phương nên linh hoạt hơn trong các cuộc trấn áp lao động nước ngoài bất hợp pháp, để có thể khắc phục phần nào tình trạng thiếu hụt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
“Chúng ta cần có những giải pháp cơ bản, ví dụ như mở rộng số lượng các quốc gia đủ điều kiện lao động thời vụ để đảm bảo nguồn nhân lực ổn định, thay vì tập trung vào các cuộc trấn áp”, Park (ảnh trên) nhấn mạnh.
Để đối phó với thực trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai hệ thống lao động thời vụ từ năm 2017, cho phép nông dân thuê lao động nước ngoài trong các giai đoạn thu hoạch nông sản và đánh bắt thủy sản cao điểm.
Mới đây, chính phủ đã nâng số lượng địa phương được phép tiếp nhận lao động thời vụ từ 130 lên 134 huyện, thành phố, đồng thời tăng chỉ tiêu tiếp nhận từ 61.248 người lên 68.911 người.
Chính quyền các địa phương cũng vào cuộc bằng nhiều chính sách hỗ trợ như xây dựng ký túc xá, hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh và cung cấp dịch vụ phiên dịch để thu hút lao động nước ngoài.
tỉnh Chungcheongnam và huyện Cheongyang (ảnh trên) chi 5,4 tỉ won (gần 4 triệu USD) để xây dựng ký túc xá hai tầng cho lao động thời vụ với tổng diện tích sàn 775m2.
Các địa phương khác như hai thành phố Chungju và Jecheon ở tỉnh Chungcheongbuk, thành phố Miryang (ảnh trên) tỉnh Gyeongsangnam cũng đẩy mạnh xây dựng ký túc xá cho công nhân thời vụ, mỗi ký túc xá có ngân sách lên tới vài tỉ won
Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Lao động Việt Nam đang thu hoạch quýt ở đảo Jeju, Hàn Quốc - ảnh trên: Chosun Ilbo
theo Hãng thông tấn Yonhap, khi bước vào mùa vụ cao điểm, việc tìm kiếm nhân công trở thành ưu tiên hàng đầu và cũng là nỗi lo lớn nhất ở các vùng nông thôn.
Dân số Hàn Quốc đang suy giảm nặng nề, già hóa dân số nghiêm trọng, số lượng nông dân giảm nhưng số lượng nông dân trên 65 tuổi lại tăng lên không ngừng.

Giới chức và chuyên gia cho rằng tình trạng thiếu lao động có thể được khắc phục phần nào thông qua việc mở rộng chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài theo diện thời vụ, trong đó có cả những lao động cư trú trái phép.
tình trạng thiếu hụt lao động đang nghiêm trọng đến mức đã khiến không ít nông dân bật khóc vì bế tắc, viết đơn yêu cầu chính quyền địa phương “nới tay” trong việc truy quét lao động nhập cư trái phép để họ có thêm lao động nước ngoài, những người giúp họ duy trì hoạt động sản xuất trong mùa vụ.
lãnh đạo Park Jeong Hyeon huyện Buyeo, tỉnh Chungcheongnam - cũng cho rằng chính quyền địa phương nên linh hoạt hơn trong các cuộc trấn áp lao động nước ngoài bất hợp pháp, để có thể khắc phục phần nào tình trạng thiếu hụt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
“Chúng ta cần có những giải pháp cơ bản, ví dụ như mở rộng số lượng các quốc gia đủ điều kiện lao động thời vụ để đảm bảo nguồn nhân lực ổn định, thay vì tập trung vào các cuộc trấn áp”, Park (ảnh trên) nhấn mạnh.
Để đối phó với thực trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai hệ thống lao động thời vụ từ năm 2017, cho phép nông dân thuê lao động nước ngoài trong các giai đoạn thu hoạch nông sản và đánh bắt thủy sản cao điểm.
Mới đây, chính phủ đã nâng số lượng địa phương được phép tiếp nhận lao động thời vụ từ 130 lên 134 huyện, thành phố, đồng thời tăng chỉ tiêu tiếp nhận từ 61.248 người lên 68.911 người.
Chính quyền các địa phương cũng vào cuộc bằng nhiều chính sách hỗ trợ như xây dựng ký túc xá, hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh và cung cấp dịch vụ phiên dịch để thu hút lao động nước ngoài.

tỉnh Chungcheongnam và huyện Cheongyang (ảnh trên) chi 5,4 tỉ won (gần 4 triệu USD) để xây dựng ký túc xá hai tầng cho lao động thời vụ với tổng diện tích sàn 775m2.

Các địa phương khác như hai thành phố Chungju và Jecheon ở tỉnh Chungcheongbuk, thành phố Miryang (ảnh trên) tỉnh Gyeongsangnam cũng đẩy mạnh xây dựng ký túc xá cho công nhân thời vụ, mỗi ký túc xá có ngân sách lên tới vài tỉ won