Có Video Ở cái xứ này, nghĩ kiểu gì cũng thấy không lấy vợ, sinh con, đẻ đái, đụ địt ra sản phẩm là hợp lý nhất.




Nếu mà nghiêm túc nhìn nhận thì lấy vợ hay đẻ con là một trong những gánh nặng tài chính nặng nhất mà con người có thể tự chuốc lấy. Đầu tư cc gì cũng có lời có lỗi, rủi ro cao hay thấp. Nhưng chỉ có đầu tư con cái là thấy lỗi nặng và rủi ro cao.

Nghĩ sao đẻ 5-7 đứa rồi có đức tin mãnh liệt là về già nó sẽ thay nhau phụng dưỡng mình. Hay là tụi nó sẽ đâm chém mình hay đâm chém nhau để dành tài sản, dành đất !





Vậy nên, nếu nhẩm sơ sơ thì việc nuôi dạy một đứa trẻ từ khi sinh ra đến 18 tuổi tại Việt Nam đòi hỏi sự chuẩn bị tài chính đáng kể.

Tổng chi phí ước tính có thể dao động từ khoảng 500 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng, tùy thuộc vào mức sống, khu vực sinh sống (thành thị hay nông thôn), và lựa chọn giáo dục của gia đình.

Liệt kê ra thì :

1. Giai đoạn 0-1 tuổi:

Tã bỉm: Khoảng 8-9 triệu đồng/năm

Sữa và ăn dặm: Nếu sử dụng sữa công thức, chi phí từ 10-20 triệu đồng/năm

Quần áo: Khoảng 4-5 triệu đồng/năm.

Tiêm chủng và chăm sóc y tế: Khoảng 5-10 triệu đồng/năm.Tiki

2. Giai đoạn 1-3 tuổi:

Thức ăn và sữa: Chi phí tăng dần theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Học phí mầm non: Tùy thuộc vào trường công lập hay tư thục, chi phí có thể dao động đáng kể.

Đồ chơi và quần áo: Chi phí phát sinh theo nhu cầu và sự phát triển của trẻ.

3. Giai đoạn 3-6 tuổi:

Học phí mẫu giáo: Chi phí phụ thuộc vào loại hình trường học và các hoạt động ngoại khóa kèm theo.

Ăn uống và sinh hoạt: Chi phí tiếp tục tăng theo sự phát triển của trẻ.

4. Giai đoạn 6-11 tuổi (Cấp 1):

Học phí tiểu học: Trường công lập thường có học phí thấp hơn so với trường tư thục hoặc quốc tế.

Sách vở, dụng cụ học tập và đồng phục: Chi phí hàng năm đáng kể.

Hoạt động ngoại khóa: Các lớp năng khiếu, thể thao có thể phát sinh thêm chi phí.

5. Giai đoạn 11-15 tuổi (Cấp 2):

Học phí trung học cơ sở: Tương tự cấp 1, chi phí phụ thuộc vào loại hình trường học.

Học thêm và luyện thi: Nhu cầu học thêm tăng lên, đặc biệt ở các môn chính.

Chi phí sinh hoạt và vui chơi giải trí: Tăng theo độ tuổi và nhu cầu xã hội của trẻ.

6. Giai đoạn 15-18 tuổi (Cấp 3):

Học phí trung học phổ thông: Chi phí tiếp tục phụ thuộc vào loại hình trường học.

Luyện thi đại học: Chi phí cho các lớp luyện thi có thể từ 5-15 triệu đồng/năm.

Hoạt động ngoại khóa và sự kiện: Các hoạt động như du lịch, kỷ yếu, dã ngoại có thể phát sinh thêm chi phí.


Bây giờ, tao với tụi không con cái có thể đỡ được 1 khoản bèo bèo cũng là 500 củ so với đám lấy vợ, sinh con đẻ cái. Nếu biết cách xoay sở, bớt sống như đại gia một tí, thì số tiền này có thể thành một khoản để nghỉ hưu sớm. Bạn tao nhiều đứa đi làm cũng kiếm khá, kiếm ác, giàu vcl nhưng không phải đứa nào cũng có kỷ luật tài chính để giữ tiền cho tương lai.

Vì không phải cày để nuôi con, tụi này có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Có đứa làm giáo viên, có đứa theo NGO, có đứa làm việc công ích. Nhiều đứa còn dồn tiền lo cho bệnh tình của bản thân hoặc người thân. Một số lại ném tiền vào crypto, chứng, vàng, đất hay mấy quỹ từ thiện hoặc giúp đỡ người khác. Nói chung, có tiền là có quyền xài theo ý mình.

Lúc còn nhỏ, tao cũng có suy nghĩ nếu biết tiết kiệm sớm thì về già tha hồ ngồi rung đùi. Ngay cả khi làn sóng layoff, người người nhà nhà bị đuổi việc, khủng hoảng tài chính thì bản thân mình cũng đỡ áp lực, đỡ rén, đỡ lo lắng hơn tụi làm 10 xài 9 hay làm 9 xài 10.

Có tiền, không con cái, thì muốn sống sao là quyền của mình. Ra đường nhìn thấy mấy cặp vợ chồng đẻ 2-3 đứa, tay trái kẹp nách, tay phải thì dặt đi, ôm theo con nít, tao chỉ tự hỏi: "Đéo biết mình phải cày thêm bao nhiêu mới nuôi nổi một đám như vậy".

Nhiều khi tao cũng lo là về già lỡ bại liệt 1 chỗ ai lo cho mình. Tiền tiết kiệm bao nhiêu đi nữa mà dính một trận bệnh là bay màu hết. Mà nghĩ lại, để con cái lo cho mình là chuyện xa vời, vì nó còn phải lo cho gia đình nhỏ của nó. Tao nghĩ vợ - chồng của tụi nó cũng không muốn +1 gánh nặng hay +1 cái gai và cuộc sống cá nhân.

Cuộc đời đúng là không ai đoán trước được ngày mai ra sao. Nhưng nếu đã chọn không con cái, thì ít nhất cũng phải chắc chắn một điều: Xài tiền sao cho thông minh để về già không phải móc bọc, lụm ve chai, bán vé số, đẩy xe hàng hay lê lết khắp nơi ăn xin ....
 

Có thể bạn quan tâm

Top