newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Phúc Hậu thứ ba, 22/4/2025 07:44 (GMT+7)
Chuyển hướng sang mảng thế mạnh, lôi kéo sự chú ý của khách hàng bằng chiêu bài giá rẻ, ôtô Trung Quốc dường như đang đặt nhiều quyết tâm tại Việt Nam.
Sau khoảng một năm sôi động với nhiều thương hiệu mới đổ bộ, ôtô Trung Quốc tại Việt Nam đã bắt đầu "tung chiêu" để quyết tâm giành giật thị phần. Chiến lược của nhiều hãng xe Trung Quốc gần đây có thể là "chìa khóa" mở ra thành công tại thị trường Việt?
Sau gần một năm có mặt tại Việt Nam, BYD - từ định vị ban đầu là một hãng xe thuần điện Trung Quốc - đã vừa ra mắt sản phẩm hybrid cắm sạc (PHEV) đầu tiên. BYD Sealion 6 trình làng với 2 phiên bản, giá bán lần lượt 839 triệu và 936 triệu đồng.
Nhiều khả năng, màn ra mắt của BYD Sealion 6 sẽ là cột mốc đánh dấu việc BYD chuyển trọng tâm tại thị trường Việt Nam từ ôtô thuần điện sang xe hybrid. Sau BYD Sealion 6, bán tải hybrid BYD Shark 6 được kỳ vọng sẽ là cái tên tiếp theo mà hãng xe Trung Quốc đưa về Việt Nam
Động thái chuyển hướng của BYD là không quá bất ngờ, khi tham vọng của hãng xe Trung Quốc với sản phẩm xe điện tại Việt Nam sớm bị "dội gáo nước lạnh". Bán xe điện khó, BYD sử dụng tới quân bài chiến lược khác, PHEV.
Doanh số toàn cầu của BYD trên thực tế đã và đang phụ thuộc khá nhiều vào nhóm PHEV trong giai đoạn gần đây.
Kết thúc quý đầu năm, BYD bán được hơn một triệu xe năng lượng mới (NEV) cho khách hàng toàn cầu. Số này bao gồm 569.710 xe PHEV cùng với 416.388 xe thuần điện (BEV).
Hồi năm ngoái, doanh số ôtô du lịch năng lượng mới của BYD trên toàn cầu đạt trên 4,25 triệu xe thì có đến 2,485 triệu xe PHEV. Nhóm BEV khiêm tốn hơn, doanh số đạt gần 1,765 triệu xe trên toàn cầu.
Vì vậy, BYD dù được xướng danh là hãng xe NEV lớn nhất thế giới trong năm 2024 vẫn chưa thể trở thành hãng ôtô điện sở hữu doanh số tốt nhất. Năm ngoái, Tesla bán được hơn 1,789 triệu ôtô điện cho khách hàng toàn cầu, thành tích vừa đủ để hãng xe Mỹ duy trì vị thế số một.
Sự chuyển dịch trọng tâm tại Việt Nam được xem là phù hợp với định hướng toàn cầu của BYD. Quay trở lại năm 2023, PHEV vẫn chưa phải là chủ lực doanh số của BYD khi lượng tiêu thụ trên toàn cầu đạt 1,4 triệu xe, kém hơn mức doanh số 1,6 triệu xe ghi nhận ở nhóm BEV.
năm 2024 VinFast vượt qua loạt đối thủ Hàn, Nhật, Mỹ (những hãng có công bố doanh số thường kỳ) để trở thành hãng xe bán tốt nhất Việt Nam. Lượng tiêu thụ của VinFast trên "sân nhà" đạt hơn 87.000 xe, tạo ra khoảng cách hơn 30.000 xe so với cái tên đứng sau.
Cạnh tranh về xe điện với VinFast là rất khó. Những tranh cãi về giá trị thương hiệu, hạ tầng trạm sạc có vẻ đã khiến cho hành trình của BYD trên thị trường ôtô thuần điện tại Việt Nam không mấy dễ dàng.
Việc bổ sung lựa chọn PHEV, phần nào chuyển trọng tâm phát triển sang xe lai xăng-điện có thể giúp BYD thành công hơn, bởi đây có thể xem như vẫn còn là thị trường ngách với không nhiều đối thủ cạnh tranh.
Trước khi BYD Sealion 6 ra mắt, thị trường ôtô phổ thông tại Việt Nam từng thiếu vắng lựa chọn xe hybrid cắm sạc. Bên cạnh Kia Sorento PHEV (ảnh dưới) khách Việt cũng chỉ vừa được giới thiệu thêm Jaecoo J7 PHEV hồi đầu năm.
Jaecoo là một thương hiệu con thuộc tập đoàn Chery của Trung Quốc. Hãng này chọn Jaecoo J7 làm mẫu xe chào sân, định vị trong phân khúc SUV cỡ C, có một phiên bản PHEV kèm giá bán 999 triệu đồng.
Nhóm xe ngang cỡ với Jaecoo J7 tại Việt Nam chỉ có Honda CR-V e:HEV RS (1,259 tỷ đồng) và Haval H6 (986 triệu đồng) sử dụng động cơ hybrid, tuy nhiên là loại hybrid tự sạc thay vì PHEV.
Gần như ngay sau khi BYD Sealion 6 ra mắt với khoảng giá 839-936 triệu đồng, Jaecoo J7 PHEV được hãng công bố giá bán ưu đãi 879 triệu đồng. "Tân binh" Trung Quốc này cũng cam kết hoàn trả phần tiền chênh lệch cho những khách hàng đã sở hữu J7 PHEV ở giá cao hơn mức ưu đãi hiện tại.
Riêng với Haval H6, một đại lý Haval chia sẻ với Tri thức - Znews mẫu SUV cỡ C này đang được bán với giá ưu đãi 770 triệu đồng. Như vậy, giá trị ưu đãi của Haval H6 đang là 209 triệu đồng, tương đương hơn 21% giá niêm yết hiện tại của xe.
Cuộc chạy đua về giá do xe Trung Quốc khơi mào còn khốc liệt hơn ở nhóm SUV đô thị. Hồi tháng trước, Geely Coolray chào sân khách Việt với giá khởi điểm 538 triệu đồng, rẻ hàng đầu phân khúc SUV cỡ B.
Gần như cùng thời điểm, Omoda C5 giới thiệu phiên bản Luxury với giá 539 triệu đồng, nhưng có giá ưu đãi dưới 500 triệu đồng áp dụng giới hạn cho 555 khách hàng đầu tiên.
Mức giá ưu đãi nói trên đưa Omoda C5 Luxury trở thành SUV cỡ B rẻ nhất Việt Nam, thậm chí ngang ngửa và dễ tiếp cận hơn khá nhiều SUV phân khúc dưới như Toyota Raize hay Kia Sonet.
Dường như sau thời gian "trải nghiệm" sự khắc nghiệt của thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ các trường hợp thành công lẫn thất bại của ôtô Trung Quốc tại Việt Nam, các hãng xe từ đất nước tỷ dân đã sử dụng tới vũ khí họ mạnh nhất - giá bán.
Ôtô Trung Quốc từng thu được thành công tại các thị trường nước ngoài nhờ giá rẻ. Do vậy khi đã giải quyết được câu chuyện giá bán, nhóm xe này có thể sẽ tạo "sóng" và gây ra không ít khó khăn cho những hãng xe đã hiện diện lâu đời tại Việt Nam.
Tuy nhiên, yếu tố hàng đầu định hình nên thành công của một hãng xe vẫn là chất lượng sản phẩm, chiến lược lâu dài hay dịch vụ hậu mãi.
Trước mắt, việc các hãng xe Trung Quốc bắt đầu "tung chiêu" bằng quân bài giá rẻ có thể sẽ khiến giá ôtô mới tại Việt Nam có sự chuyển biến nhẹ. Giá xe sẽ rẻ hơn do sự cạnh tranh giữa các hãng, giúp khách hàng dễ mua ôtô hơn.
Khách Việt cũng sẽ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến ôtô Trung Quốc, chủ yếu do giá rẻ. Tuy nhiên để giữ chân khách hàng lâu dài và xây dựng được lòng trung thành với thương hiệu, ôtô Trung Quốc sẽ còn nhiều việc cần phải làm trong tương lai
Chuyển hướng sang mảng thế mạnh, lôi kéo sự chú ý của khách hàng bằng chiêu bài giá rẻ, ôtô Trung Quốc dường như đang đặt nhiều quyết tâm tại Việt Nam.
![]() |
ảnh trên: Đan Thanh. |
Sau khoảng một năm sôi động với nhiều thương hiệu mới đổ bộ, ôtô Trung Quốc tại Việt Nam đã bắt đầu "tung chiêu" để quyết tâm giành giật thị phần. Chiến lược của nhiều hãng xe Trung Quốc gần đây có thể là "chìa khóa" mở ra thành công tại thị trường Việt?

Chuyển trọng tâm
Sau gần một năm có mặt tại Việt Nam, BYD - từ định vị ban đầu là một hãng xe thuần điện Trung Quốc - đã vừa ra mắt sản phẩm hybrid cắm sạc (PHEV) đầu tiên. BYD Sealion 6 trình làng với 2 phiên bản, giá bán lần lượt 839 triệu và 936 triệu đồng.Chuyển trọng tâm
Nhiều khả năng, màn ra mắt của BYD Sealion 6 sẽ là cột mốc đánh dấu việc BYD chuyển trọng tâm tại thị trường Việt Nam từ ôtô thuần điện sang xe hybrid. Sau BYD Sealion 6, bán tải hybrid BYD Shark 6 được kỳ vọng sẽ là cái tên tiếp theo mà hãng xe Trung Quốc đưa về Việt Nam
Động thái chuyển hướng của BYD là không quá bất ngờ, khi tham vọng của hãng xe Trung Quốc với sản phẩm xe điện tại Việt Nam sớm bị "dội gáo nước lạnh". Bán xe điện khó, BYD sử dụng tới quân bài chiến lược khác, PHEV.
Doanh số toàn cầu của BYD trên thực tế đã và đang phụ thuộc khá nhiều vào nhóm PHEV trong giai đoạn gần đây.
Kết thúc quý đầu năm, BYD bán được hơn một triệu xe năng lượng mới (NEV) cho khách hàng toàn cầu. Số này bao gồm 569.710 xe PHEV cùng với 416.388 xe thuần điện (BEV).
Hồi năm ngoái, doanh số ôtô du lịch năng lượng mới của BYD trên toàn cầu đạt trên 4,25 triệu xe thì có đến 2,485 triệu xe PHEV. Nhóm BEV khiêm tốn hơn, doanh số đạt gần 1,765 triệu xe trên toàn cầu.
Vì vậy, BYD dù được xướng danh là hãng xe NEV lớn nhất thế giới trong năm 2024 vẫn chưa thể trở thành hãng ôtô điện sở hữu doanh số tốt nhất. Năm ngoái, Tesla bán được hơn 1,789 triệu ôtô điện cho khách hàng toàn cầu, thành tích vừa đủ để hãng xe Mỹ duy trì vị thế số một.
Sự chuyển dịch trọng tâm tại Việt Nam được xem là phù hợp với định hướng toàn cầu của BYD. Quay trở lại năm 2023, PHEV vẫn chưa phải là chủ lực doanh số của BYD khi lượng tiêu thụ trên toàn cầu đạt 1,4 triệu xe, kém hơn mức doanh số 1,6 triệu xe ghi nhận ở nhóm BEV.
![]() |
BYD Sealion 6 là xe PHEV đầu tiên của BYD tại Việt Nam |
năm 2024 VinFast vượt qua loạt đối thủ Hàn, Nhật, Mỹ (những hãng có công bố doanh số thường kỳ) để trở thành hãng xe bán tốt nhất Việt Nam. Lượng tiêu thụ của VinFast trên "sân nhà" đạt hơn 87.000 xe, tạo ra khoảng cách hơn 30.000 xe so với cái tên đứng sau.
Cạnh tranh về xe điện với VinFast là rất khó. Những tranh cãi về giá trị thương hiệu, hạ tầng trạm sạc có vẻ đã khiến cho hành trình của BYD trên thị trường ôtô thuần điện tại Việt Nam không mấy dễ dàng.
Việc bổ sung lựa chọn PHEV, phần nào chuyển trọng tâm phát triển sang xe lai xăng-điện có thể giúp BYD thành công hơn, bởi đây có thể xem như vẫn còn là thị trường ngách với không nhiều đối thủ cạnh tranh.
"Tung chiêu" bằng giá rẻ
Trước khi BYD Sealion 6 ra mắt, thị trường ôtô phổ thông tại Việt Nam từng thiếu vắng lựa chọn xe hybrid cắm sạc. Bên cạnh Kia Sorento PHEV (ảnh dưới) khách Việt cũng chỉ vừa được giới thiệu thêm Jaecoo J7 PHEV hồi đầu năm."Tung chiêu" bằng giá rẻ

Jaecoo là một thương hiệu con thuộc tập đoàn Chery của Trung Quốc. Hãng này chọn Jaecoo J7 làm mẫu xe chào sân, định vị trong phân khúc SUV cỡ C, có một phiên bản PHEV kèm giá bán 999 triệu đồng.
Nhóm xe ngang cỡ với Jaecoo J7 tại Việt Nam chỉ có Honda CR-V e:HEV RS (1,259 tỷ đồng) và Haval H6 (986 triệu đồng) sử dụng động cơ hybrid, tuy nhiên là loại hybrid tự sạc thay vì PHEV.
![]() |
Jaecoo J7 PHEV được ưu đãi mạnh ngay thời điểm đối thủ trực tiếp BYD Sealion 6 ra mắt |
Gần như ngay sau khi BYD Sealion 6 ra mắt với khoảng giá 839-936 triệu đồng, Jaecoo J7 PHEV được hãng công bố giá bán ưu đãi 879 triệu đồng. "Tân binh" Trung Quốc này cũng cam kết hoàn trả phần tiền chênh lệch cho những khách hàng đã sở hữu J7 PHEV ở giá cao hơn mức ưu đãi hiện tại.
Riêng với Haval H6, một đại lý Haval chia sẻ với Tri thức - Znews mẫu SUV cỡ C này đang được bán với giá ưu đãi 770 triệu đồng. Như vậy, giá trị ưu đãi của Haval H6 đang là 209 triệu đồng, tương đương hơn 21% giá niêm yết hiện tại của xe.

Cuộc chạy đua về giá do xe Trung Quốc khơi mào còn khốc liệt hơn ở nhóm SUV đô thị. Hồi tháng trước, Geely Coolray chào sân khách Việt với giá khởi điểm 538 triệu đồng, rẻ hàng đầu phân khúc SUV cỡ B.
Gần như cùng thời điểm, Omoda C5 giới thiệu phiên bản Luxury với giá 539 triệu đồng, nhưng có giá ưu đãi dưới 500 triệu đồng áp dụng giới hạn cho 555 khách hàng đầu tiên.
Mức giá ưu đãi nói trên đưa Omoda C5 Luxury trở thành SUV cỡ B rẻ nhất Việt Nam, thậm chí ngang ngửa và dễ tiếp cận hơn khá nhiều SUV phân khúc dưới như Toyota Raize hay Kia Sonet.
![]() ![]() |
Omoda C5 (trái) và Geely Coolray (phải) là những mẫu xe rẻ hàng đầu phân khúc SUV cỡ B |
Dường như sau thời gian "trải nghiệm" sự khắc nghiệt của thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ các trường hợp thành công lẫn thất bại của ôtô Trung Quốc tại Việt Nam, các hãng xe từ đất nước tỷ dân đã sử dụng tới vũ khí họ mạnh nhất - giá bán.
Ôtô Trung Quốc từng thu được thành công tại các thị trường nước ngoài nhờ giá rẻ. Do vậy khi đã giải quyết được câu chuyện giá bán, nhóm xe này có thể sẽ tạo "sóng" và gây ra không ít khó khăn cho những hãng xe đã hiện diện lâu đời tại Việt Nam.
Tuy nhiên, yếu tố hàng đầu định hình nên thành công của một hãng xe vẫn là chất lượng sản phẩm, chiến lược lâu dài hay dịch vụ hậu mãi.
Trước mắt, việc các hãng xe Trung Quốc bắt đầu "tung chiêu" bằng quân bài giá rẻ có thể sẽ khiến giá ôtô mới tại Việt Nam có sự chuyển biến nhẹ. Giá xe sẽ rẻ hơn do sự cạnh tranh giữa các hãng, giúp khách hàng dễ mua ôtô hơn.
Khách Việt cũng sẽ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến ôtô Trung Quốc, chủ yếu do giá rẻ. Tuy nhiên để giữ chân khách hàng lâu dài và xây dựng được lòng trung thành với thương hiệu, ôtô Trung Quốc sẽ còn nhiều việc cần phải làm trong tương lai