Ông Tô Lâm kỳ vọng gì ở thanh niên Việt Nam?

Tô Lâm

Nguồn hình ảnh,Getty Images/BBC
26 tháng 3 2025
Mặc dù bài viết của mình được đăng trong dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên ******** Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ nhắc đến tổ chức này hai lần và hướng thông điệp đến thanh niên Việt Nam nói chung - một cách làm khác với người tiền nhiệm của mình là ông Nguyễn Phú Trọng.
Hôm 25/3, một ngày trước Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên ******** Hồ Chí Minh, các báo trong nước đã đồng loạt đăng bài viết Tương lai cho thế hệ vươn mình của ông Tô Lâm.
Ông mở bài bằng việc nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong lịch sử giành độc lập của đất nước và lịch sử của đảng, một cách làm truyền thống giống bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn năm 2021 của ông Trọng.
Trong bài phát biểu đó, ông Trọng nhắc đến Đảng ******** Việt Nam 25 lần. Ngược lại, ông Tô Lâm chỉ nhắc đến đảng tám lần trong bài viết của mình.
Khi ông Trọng nhiều lần nhắc đến Đoàn Thanh niên ******** và tập trung gắn liền nhiệm vụ của thanh niên với tổ chức này và với Đảng, ông Tô Lâm làm khác.
Ông cho rằng thanh niên là trụ cột để đưa Việt Nam ''vững bước vào kỷ nguyên mới'', một cách gọi khác của từ khóa ''kỷ nguyên vươn mình'' đã được quảng bá rầm rộ kể từ khi ông lên thay ông Trọng.
Theo ông, Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức liên quan đến nhóm dân số này, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực – đặc biệt là khả năng sáng tạo, năng suất lao động, kỹ năng thực hành và trình độ ngoại ngữ – còn thấp so với các bạn đồng trang lứa trong khu vực.
Người đứng đầu Đảng ******** cũng thấy Việt Nam ''lép vế'' so với các nước khác cả về thể chất - cụ thể chiều cao trung bình, tuổi thọ, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thi đấu thể thao.
''Trong các cuộc thi đấu thể thao thành tích cao, Việt Nam có thể đạt thành tích tốt trong các môn đòi hỏi kỹ năng nhưng khó cạnh tranh được ở các môn yêu cầu sức mạnh và sức bền,'' ông Tô Lâm viết.
Cầu thủ Phạm Xuân Mạnh (trái) và Đỗ Duy Mạnh (phải) của Việt Nam bế con trong lúc chào người hâm mộ sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết ASEAN Cup 2024 giữa Thái Lan và Việt Nam tại Sân vận động Quốc gia Rajamangala ở Bangkok vào ngày 5/1/2025

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Cầu thủ Phạm Xuân Mạnh (trái) và Đỗ Duy Mạnh (phải) của Việt Nam bế con trong lúc chào người hâm mộ sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết ASEAN Cup 2024 giữa Thái Lan và Việt Nam tại Sân vận động Quốc gia Rajamangala ở Bangkok vào ngày 5/1/2025
Hiện tượng già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ rất nhanh cũng là một thách thức được ông Tô Lâm nhắc đến. Ông dẫn số liệu rằng năm 2011, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 10% tổng dân số và dự kiến đến năm 2036, tỷ lệ này sẽ đạt 20%.
Nhiều người nhận định đây là một bái toán khó, sẽ tạo áp lực tài chính và tình cảm cho thế hệ trẻ khi họ phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc người già trong bối cảnh hệ thống viện dưỡng lão và chế độ phúc lợi cho người cao tuổi của Việt Nam còn yếu.
Tổng Bí thư cũng bày tỏ lo ngại về tác động của sự toàn cầu hóa đến nền tảng giá trị truyền thống của thanh niên Việt Nam.
''Sự phổ biến của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và giải trí quốc tế khiến cho nhiều người trẻ ngày càng xa rời những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, như các loại hình nghệ thuật truyền thống, lễ hội dân gian, ẩm thực truyền thống, và cả những giá trị đạo đức, tinh thần đoàn kết cộng đồng vốn là nét đẹp riêng của người Việt,'' ông nói thêm.
Công an

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Khi người tiền nhiệm của mình chỉ nhắc đến công nghệ một lần trong bài phát biểu nói trên thì trong mắt ông Tô Lâm, đây là lĩnh vực trọng tâm trong định hướng phát triển con người trong vòng 20 năm tới.
Ông đề cao việc đầu tư vào một hệ thống giáo dục ''tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại'' nhưng cũng không thiếu giáo dục văn hóa, đạo đức và thẩm mỹ để có được những ''cá nhân toàn diện''.
Tuyên bố này là sự tiếp nối những gì ông Tô Lâm đã làm trước đó. Vào cuối tháng 12/2024, ông là người ký Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ - động thái châm ngòi cho một loạt phát ngôn và cam kết chính trị của các nhà lãnh đạo trong nước để thể chế hóa nghị quyết và phát triển công nghệ ở Việt Nam.
Bài viết của ông Tô Lâm cũng kêu gọi Việt Nam cần có chính sách thu hút nhân tài trẻ trở về từ nước ngoài ''để xây dựng lực lượng tinh hoa'' và ''đội ngũ nhân lực có khả năng cạnh tranh toàn cầu''.
Ông cũng nói cần có ''chính sách đột phá về học tập, phân luồng hướng nghiệp, đào tạo nghề, việc làm, nhà ở, các thiết chế văn hóa, thể thao cho thanh thiếu niên'' tại Việt Nam.
Góc nhìn này được đưa ra trong bối cảnh thất nghiệp là mối lo ngại của nhiều người. Năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi là 7,83%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm trước, theo Tổng cục Thống kê.
Tỷ lệ này cũng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động nói chung trong cùng năm là 2,24%. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,35%, cao hơn khu vực nông thôn là 6,97%.
Năm 2025, sẽ có ít nhất 100.000 người mất việc trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy do chính ông Tô Lâm khởi xướng.
Đoàn không là ngoại lệ trong cuộc cách mạng này. Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên ******** Hồ Chí Minh sẽ giảm 17 đầu mối cấp vụ - từ 32 đầu mối xuống còn 15 đầu mối - tương đương 51,3%.
Tại diễn đàn 'Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn' diễn ra hôm 13/3, cách sắp xếp, tinh gọn bộ máy của tổ chức Đoàn được nhiều đoàn viên quan tâm và đặt câu hỏi.
Trên TikTok, từ khóa ''tinh gọn bộ máy'' gắn liền với hình ảnh của ông Tô Lâm đang phổ biến.
Ảnh chụp màn hình những nội dung có xu hướng #tinhgonbomay trên TikTok

Nguồn hình ảnh,Ảnh chụp màn hình
Chụp lại hình ảnh,Ảnh chụp màn hình những nội dung có từ khóa #tinhgonbomay trên TikTok
BBC xác định được một cán bộ xã ở tỉnh Khánh Hòa bày tỏ sự lo lắng ''chờ đợi'' việc cắt giảm với từ khóa #doanthanhnien trong một video đăng trong tháng 3/2025. Khi được một người hỏi dự định sẽ về đâu, vị cán bộ này trả lời: ''Về nhà là chắc rồi á anh. Tinh giảm, sát nhập để đất nước phát triển mà anh.''
Trong một video khác của một bí thư đoàn thanh niên tại một phường ở tỉnh Nghệ An cũng được chia sẻ trong tháng Ba, người này viết: ''Chào tạm biệt. Sẽ không bao giờ quên. Đoàn luôn mãi trong tim tôi.''
Trong bài viết hôm 25/3 của mình, ông Tô Lâm yêu cầu đoàn cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả, nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng gắn với mục tiêu phát triển của địa phương, đất nước. Họ cũng cần phải coi trọng hiệu quả thiết thực và bảo đảm sự tiếp cận của mình sâu và rộng tới mọi tầng lớp thanh thiếu niên, theo ông.
Tổng Bí thư cũng yêu cầu tổ chức Đoàn phát huy ''tinh thần cống hiến, vai trò xung kích của thanh niên'' để phát triển kinh tế xã hội, công nghệ cũng như ''bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng'' và ''đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch'', bên cạnh những mục tiêu khác.
Một nhóm học sinh và giáo viên tập trung trước Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thanh Hóa vào ngày 25/3/2025 nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào ngày 26/3/1931

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Một nhóm học sinh và giáo viên thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thanh Hóa vào ngày 25/3/2025 nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên ******** Hồ Chí Minh vào ngày 26/3/1931

'Vào Đoàn để làm gì?'​

Mặc dù kỷ niệm ngày 26/3 hàng năm luôn được truyền thông trong nước đưa tin và nhiều băng rôn treo trên các con đường hùa theo thông điệp hoan hỉ, Đoàn Thanh niên ******** Hồ Chí Minh đã mất đi sức hút với nhóm thanh thiếu niên chiếm 20% tổng dân số mà họ được giao nhiệm vụ phải tạo sức ảnh hưởng.
''Trước đây, thanh niên Việt Nam không có nhiều lựa chọn, không có một tập thể để họ thuộc về để cung cấp cho họ những chỗ để họ chơi, tham gia và đóng góp,'' một người từng là phó bí thư đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại TP HCM chia sẻ với BBC với điều kiện giấu tên.
Nhưng giờ đây, khi cuộc chơi trở nên đa dạng hơn với sự hình thành của các tổ chức phi chính phủ, câu lạc bộ và các tổ chức tự phát, tổ chức Đoàn không còn được chú ý nhiều như trước, đặc biệt khi nhiều thanh niên không thấy cần vào đoàn để thăng tiến và có một công việc trong nhà nước, theo vị cựu phó bí thư đoàn.
Giải thích cho sự lu mờ của tổ chức Đoàn, một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân vào tháng 3/2022 cho biết đoàn viên, thanh niên phải mưu sinh, lo toan cho cuộc sống gia đình.
Họ cũng chưa cạnh tranh được với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội. Thêm vào đó, chất lượng đoàn viên ở nhiều tổ chức đoàn còn hạn chế, cũng theo bài viết.
Điều đó không có nghĩa là đoàn không có hữu ích gì cho thanh niên. Vị cựu phó bí thư đoàn chia sẻ rằng việc tham gia vào tổ chức này đã cho ông kỹ năng lãnh đạo, quản lý và một số mối quan hệ.
Tuy nhiên, ông cho rằng đây không phải là một tổ chức có thể gây sức ảnh hưởng và tăng quyền năng cho số đông vì nó ''quá hình thức''.
Theo quan sát của người này, vai trò của tổ chức khá mờ nhạt trên cộng đồng mạng nói chung - tức là ảnh hưởng văn hóa chưa cao, và chỉ trong những ''làn sóng lòng yêu nước thì họ nhảy vào'', ám chỉ đến những lời bình luận bảo vệ chính quyền khi có những luồng thông tin chỉ trích trên mạng xã hội.
''Câu hỏi đặt ra khi một ai đó vào Đoàn là: Vào Đoàn để làm gì? Câu hỏi này mười mấy năm nay đã gặp khi rất nhiều sinh viên từ chối vào Đoàn.
Nó trở thành một câu hỏi bản thân Đoàn Thanh niên phải trả lời. Bởi vì thanh niên đi làm, ra trường, đi làm kiếm sống thì Đoàn sẽ giúp gì cho họ trong quá trình như vậy? Nếu như họ mà định hướng tư tưởng thì định hướng tư tưởng để làm gì?'' vị cựu phó bí thư đoàn trường nói thêm.
 
Mong thanh niên được 1 phần dâm dục như Xamer, theo đúng slogan: ko bao, địt trần, xuất trong, húp sạch ... để mau mau đẻ ra thế hệ culi mới gánh nợ công :doubt:

Chứ mà tối ngày cứ chill chill, vọc vạch công nghệ, đéo lo tìm gái, nắm tay trai thì chết dở :amazed:
 
Nguyen Nguyen
THUỞ TINH KHÔI

Năm mình học lớp 7 thì anh Khởi con bác chủ nhà mình trọ sơ tán đã học lớp 10.
Anh Khởi da trắng, môi đỏ, học lực trung bình nhưng lại là bí thư chi đoàn của lớp 10B.
Anh Khởi thấy mình bé, coi mình như em nên thường xuyên căn dặn mình là "Phải bằng mọi giá mà phấn đấu vào đoàn đi không mai kia xong lớp 10 có giỏi mấy thì người ta cũng đéo cho vào đại học đâu".
Nghe anh í dặn thế mình cũng sợ nhưng hôm sau ngủ dậy là lại quên mẹ luôn việc phấn đấu vào đoàn.

Lớp 10B của anh Khởi có chị Thanh Ngoan rất xinh. Nghe anh Khởi bảo chị í cũng đang cật lực phấn đấu vào đoàn dưới sự dìu dắt trực tiếp của anh Khởi.
Chị Thanh Ngoan da cũng trắng, môi cũng đỏ và học lực cũng thuộc loại trung bình y như anh Khởi. Chị chỉ bị mỗi nhược điểm lớn nhất là vú to, hay làm phân tán việc học tập của các bạn giai trong lớp, hay làm các thầy giảng dạy mất tập trung và đặc biệt là làm cho anh Khởi hay phải nuốt nước bọt mỗi khi nói về lý tưởng và vai trò của thanh niên trong thời đại nọ kia với chị...Thế thôi.

Nhưng rồi cuối cùng thì chị Thanh Ngoan cũng đạt tiêu chuẩn để được kết nạp đoàn thật.

Tối hôm kết nạp chị Thanh Ngoan, anh Khởi mặc sơ mi trắng, quần âu xanh đi rõ sớm để chỉ đạo công tác treo cờ, trải khăn phủ bàn, cắm hoa.

Tối í lễ kết nạp chị Ngoan diễn ra trọng thể như nào thì mình không biết. Chỉ biết là mãi tới tận 12 giờ đêm anh Khởi mới mò về đến nhà, bàn tay phải nhoe nhoét những máu, làm cả nhà phải lục đục dậy lấy thuốc lào để rịt cho anh Khởi đỡ đau, khỏi bị nhiễm trùng.

Bà nội anh Khởi hỏi "sao chảy máu", anh Khởi bảo "ngã".
Bố anh Khởi hỏi "sao chảy máu", anh Khởi bảo "ngã".
Mẹ anh Khởi hỏi "sao chảy máu" anh Khởi cũng bảo "ngã".
Chị anh Khởi hỏi "sao chảy máu" anh Khởi lại càng bảo "ngã"...
Chỉ đến khi lên giường nằm ngủ, mình hỏi "sao chảy máu" thì anh mới nói "Tao bóp vú con Ngoan mà quên không bảo nó cởi huy hiệu đoàn".

Bố tiên sư. Đoàn với chả đội.
 

Có thể bạn quan tâm

Top