(Nếu bạn cảm thấy mình vô dụng, những điều mình đang làm là vô nghĩa, tương lai phía trước thì vô định, hãy đọc bài viết này)
***
Cuộc sống là biện chứng, đó là lí do tại sao nó không logic. Logic có nghĩa là cái đối lập thực sự là đối lập, còn cuộc sống bao giờ cũng bao hàm cái đối lập trong chính nó. Trong cuộc sống cái đối lập không thực là cái đối lập, nó là phần bù. Không có nó chẳng cái gì có thể có cả.
Chẳng hạn, sống tồn tại bởi vì chết. Nếu không có chết thì không thể có sống được. Chết không phải là chỗ cuối và chết không phải là kẻ thù - thay vì thế, ngược lại, bởi vì chết mà sống mới thành có thể. Cho nên chết thì không phải đâu đó ở chỗ cuối, nó được bao hàm ở đây và bây giờ. Mỗi khoảnh khắc đều có sống và chết của nó; nếu không thì sự tồn tại là không thể có được.
Có ánh sáng, có bóng tối. Với logic thì chúng là đối lập, và logic sẽ nói: nếu trời sáng, không thể có bóng tối nào được, nếu trời tối, không thể có ánh sáng nào được. Nhưng cuộc sống nói cái điều hoàn toàn mâu thuẫn lại. Cuộc sống nói: nếu có bóng tối, đấy là vì ánh sáng; nếu có ánh sáng, đấy là vì bóng tối. Chúng ta có thể không có khả năng thấy yếu tố kia khi nó ẩn quanh đâu đó góc này.
Có im lặng bởi vì âm thanh. Nếu không có âm thanh chút nào, bạn có thể im lặng được không? Làm sao bạn có thể im lặng được? Cái đối lập là cần thiết như bối cảnh. Những người theo logic bao giờ cũng đi sai bởi vì cuộc sống của họ trở thành thiên lệch. Họ nghĩ về ánh sáng, thế rồi họ bắt đầu phủ nhận bóng tối; họ nghĩ về sống, thế rồi họ bắt đầu tranh đấu với chết.
Đó là lí do tại sao không tồn tại tín ngưỡng nào trên thế giới nói rằng Thượng đế là cả ánh sáng lẫn bóng tối. Có một tín ngưỡng nói rằng Thượng đế là ánh sáng, ngài không phải là bóng tối. Không có bóng tối trong Thượng đế đối với những người tin Thượng đế là ánh sáng. Lại có tín ngưỡng khác nói rằng Thượng đế là bóng tối - nhưng với họ không có ánh sáng. Cả hai đều sai, bởi vì cả hai đều logic, họ phủ nhận cái đối lập. Và cuộc sống bao la thế, nó mang cái đối lập trong bản thân mình. Nó không phủ nhận, nó ôm choàng.
Có lần ai đó nói với Walt Whitman, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất đã từng được sinh ra, “Whitman, anh cứ mâu thuẫn với chính mình. Hôm trước anh nói điều này, hôm sau anh nói chính điều đối lập lại.”
Walt Whitman cười to và nói, “Tôi bao la lắm. Tôi chứa tất cả mọi điều mâu thuẫn.”
Chỉ những tâm trí nhỏ bé mới nhất quán, và tâm trí càng hẹp, càng nhất quán. Khi tâm trí bao la, mọi thứ đều được bao hàm: ánh sáng có đó, bóng tối có đó, Thượng đế có đó và quỉ có đó nữa, trong vinh quang toàn bộ của ngài.
Nếu bạn hiểu quá trình bí ẩn này của cuộc sống chuyển qua các cái đối lập, cái là biện chứng, nơi các cái đối lập giúp đỡ nhau, đem lại cân bằng, đem lại thanh điệu, tạo nên bối cảnh, chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu được Trang Tử - bởi vì toàn bộ tầm nhìn của người theo Đạo được dựa trên phần bù của các cái đối lập.
Họ dùng hai từ, âm và dương. Chúng là các cái đối lập, nam và nữ. Nghĩ về một thế giới toàn bộ nam hay một thế giới toàn bộ nữ mà xem. Nó sẽ chết. Khoảnh khắc nó được sinh ra nó sẽ chết. Không thể nào có bất kì cuộc sống nào trong nó được. Nếu nó là thế giới nữ - đàn bà, đàn bà và đàn bà, và không có đàn ông - đàn bà sẽ tự tử. Cái đối lập là cần thiết bởi vì cái đối lập hấp dẫn. Cái đối lập trở thành từ lực, nó hút bạn; cái đối lập đem bạn ra khỏi bản thân mình, cái đối lập phá vỡ nhà tù của bạn, cái đối lập làm bạn thành bao la. Bất kì khi nào cái đối lập bị phủ nhận, sẽ có rắc rối. Và đó là điều chúng ta vẫn đang làm, do đó mới có nhiều rắc rối thế trên thế gian này.
Con người đã cố gắng để tạo ra một xã hội về cơ bản là nam tính, đó là lí do tại sao có nhiều rắc rối thế - đàn bà đã bị phủ nhận, cô ấy đã bị tống ra. Trong nhiều thế kỉ quá khứ ,đàn bà chưa bao giờ được thừa nhận ở đâu cả. Cô ấy bị dấu kín trong phòng tối của gia đình, và cô ấy thậm chí còn không được phép vào phòng khách. Bạn không thể gặp được cô ấy trên phố, bạn không thể thấy được cô ấy trong cửa hiệu. Cô ấy không phải là một phần của cuộc sống. Thế giới trở thành xấu đi, bởi vì làm sao bạn có thể phủ nhận cái đối lập? Thế giới trở thành thiên lệch, tất cả mọi cân bằng đều bị mất. Thế giới phát điên.
Đàn bà vẫn không được phép di chuyển trong cuộc sống; cô ấy thực sự chưa là một bộ phận, một phần sống còn của cuộc sống. Đàn ông đi theo các nhóm thiên hướng đàn ông - câu lạc bộ toàn đàn ông nơi con trai gặp nhau, thị trường, chính trị, nhóm khoa học. Mọi nơi đều thiên lệch. Đàn ông chi phối, đó là lí do tại sao có nhiều khổ thế. Và khi một trong các phía đối lập tiến hành chi phối, sẽ có khổ, bởi vì phía kia cảm thấy bị tổn thương và trả thù.
Cho nên mọi đàn bà đều trả thù ở nhà. Tất nhiên, cô ấy không thể đi ra ngoài và đi vào trong thế giới và trả thù nhân loại, loài người. Cô ấy trả thù chồng mình. Có xung đột thường xuyên.
Tôi đã từng nghe rằng Mulla Nasruddin đã nói với con trai mình, “Đấy không phải là việc của con, chớ hỏi những điều như vậy. Con là ai mà hỏi bố làm sao bố gặp mẹ con? Nhưng bố sẽ bảo con một điều: mẹ chắc chắn đã chữa cho bố khỏi huýt sáo."
Thế rồi anh ta nói, “Và đây là tinh thần của câu chuyện này: nếu con không muốn bất hạnh như bố, đừng bao giờ huýt sáo cho tụi con gái!”
Tại sao vợ bao giờ cũng trong xung đột thế? Đấy không phải là con người, đấy không phải là điều mang tính con người. Đấy là việc trả thù của đàn bà, của nữ giới, của cái đối lập bị phủ nhận. Và người đàn ông này ở nhà, người chồng, là đại biểu cho toàn bộ thế giới nam, thế giới hướng nam tính. Cô ấy đang tranh đấu.
Cuộc sống gia đình khổ làm sao bởi vì chúng ta vẫn còn chưa nghe điều Trang Tử nói. Có biết bao nhiêu cuộc chiến tranh bởi vì chúng ta chưa nghe thấy rằng cái đối lập phải được hội nhập lại. Bằng việc phủ định nó, bạn mời rắc rối vào, và trên mọi con đường, ở mọi mức độ, theo mọi chiều hướng, đấy là cùng một thứ.
Trang Tử nói rằng nếu bạn phủ nhận cái vô dụng, thế thì sẽ không có cái hữu dụng nào trên thế giới cả. Nếu bạn phủ nhận cái vô dụng, cái khôi hài, cái vui đùa, không thể có bất kì công việc nào, bất kì nghĩa vụ nào. Đây là khó khăn bởi vì toàn bộ nhấn mạnh của chúng ta là vào cái hữu dụng.
Nếu ai đó hỏi bạn ngôi nhà gồm những gì, bạn sẽ nói, tường. Còn Trang Tử thì sẽ nói, cũng hệt như thầy của ông ấy Lão Tử, rằng ngôi nhà không chỉ bao gồm tường còn cả cửa ra vào và cửa sổ nữa. Nhấn mạnh của họ là vào phần khác. Họ nói rằng tường có ích, nhưng cái hữu dụng của chúng phụ thuộc vào cái không gian vô dụng đằng sau.
Căn phòng là không gian, không phải là tường. Tất nhiên, không gian thì tự do nhưng tường thì phải mua. Khi bạn mua ngôi nhà, bạn mua cái gì? Tường, vật liệu, cái thấy được. Nhưng bạn có thể sống trong vật liệu được không? Bạn có thể sống trong tường được không? Bạn phải sống trong phòng, trong không gian trống vắng. Bạn mua chiếc thuyền, nhưng bạn phải sống trong cái trống rỗng.
Cho nên thực sự, ngôi nhà là gì? Cái trống rỗng được tường bao quanh. Và cửa ra vào là gì? Chẳng có gì cả. ‘Cửa’ có nghĩa là không có gì, không tường, trống rỗng. Nhưng bạn không thể đi vào ngôi nhà nếu không có cửa; nếu không có cửa thế thì không mặt trời nào vào cả, không ngọn gió nào thổi qua. Bạn sẽ chết, và ngôi nhà của bạn sẽ trở thành nấm mồ.
Trang Tử nói: Nhớ lấy, rằng ngôi nhà bao gồm hai thứ: tường, vật liệu - có thể bán được, vị lợi - và cái trống rỗng được tường bao quanh, cái không vị lợi, không thể được mua, cái không thể được bán, cái chẳng có giá trị kinh tế gì.
Làm sao bạn có thể bán được cái trống rỗng? Nhưng bạn phải sống trong cái trống rỗng - nếu một người chỉ sống trong người đó sẽ phát điên. Không thể nào làm được điều đó - nhưng chúng ta cứ cố làm cái điều không thể được ấy. Trong cuộc sống, chúng ta chọn cái vị lợi.
Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ đang chơi, bạn nói, “Thôi đi! Cháu đang làm cái gì vậy? Điều này là vô dụng. Làm cái gì đó hữu dụng đi. Học, đọc, ít nhất cũng làm bài tập, làm cái gì đó có ích. Đừng vẩn vơ loanh quanh, đừng lông bông.” Và nếu bạn cứ khăng khăng vào điều này với đứa trẻ, dần dần bạn sẽ giết chết cái vô dụng. Thế thì đứa trẻ sẽ trở thành chỉ hữu dụng, và khi một người đơn giản hữu dụng, anh ta chết. Bạn có thể dùng anh ta, bây giờ anh ta là một thứ máy móc, một phương tiện, không phải là một mục đích tự bản thân mình.
Bạn thực sự là bản thân bạn khi bạn đang làm cái gì đó vô dụng - vẽ, không bán, chỉ để hưởng thú; làm vườn, chỉ để thích thú, nằm dài trên bãi cỏ, không làm gì cả, chỉ để hưởng thú, cái vô dụng, cái vui đùa; ngồi im lặng bên cạnh một người bạn.
Nhiều điều có thể được làm trong những khoảnh khắc này. Bạn có thể tới cửa hàng, tới chợ, bạn có thể kiếm cái gì đó. Bạn có thể đổi thời gian thành tiền bạc. Bạn có thể có được số dư tài khoản lớn hơn bởi vì những khoảnh khắc này sẽ không trở lại. Và người ngu nói rằng thời gian là tiền bạc. Họ chỉ biết một cái hữu dụng của thời gian: cách chuyển nó thành nhiều tiền hơn và nhiều nữa, nhiều tiền nữa. Đến cuối cùng bạn chết với một số dư ngân hàng lớn nhưng bên trong thì nghèo nàn toàn bộ, bởi vì cái giầu có bên trong chỉ nảy sinh khi bạn có thể tận hưởng cái vô dụng.
Thiền là gì? Mọi người tới tôi và nói, “Đâu là cái hữu dụng của nó? Chúng tôi được gì từ nó? Ích lợi của nó là gì?”
Thiền… thế mà bạn hỏi về ích lợi sao? Bạn không thể hiểu được nó bởi vì thiền chỉ là vô dụng. Khoảnh khắc tôi nói cái vô dụng, bạn cảm thấy không thoải mái bởi vì toàn bộ tâm trí đã trở thành vị lợi thế, hướng hàng hoá đến mức bạn yêu cầu kết quả. Bạn không thể thừa nhận rằng cái gì đó có thể là vui thích tự nó.
Cái vô dụng có nghĩa là bạn tận hưởng nó, nhưng không có ích lợi từ nó; bạn hoà nhập sâu vào trong nó và nó cho bạn phúc lạc. Nhưng khi bạn ở sâu trong nó, bạn không thể tích luỹ phúc lạc đó, bạn không thể làm ra kho báu từ nó.
Trong thế giới này tồn tại hai kiểu người: người vị lợi - họ trở thành nhà khoa học, kĩ sư, bác sĩ; và nhánh khác, phần bổ sung - nhà thơ, kẻ lang thang, sannyasin - vô dụng, chẳng làm điều gì hữu dụng cả. Nhưng họ cho sự cân bằng, họ đem ân huệ cho thế giới. Nghĩ về một thế giới toàn những nhà khoa học mà không có nhà thơ mà xem - nó sẽ cực kì xấu xí, không đáng sống trong đó. Nghĩ về một thế giới mà mọi người đều trong cửa hàng, trong văn phòng, không một ai lang thang. Nó sẽ là địa ngục. Kẻ lang thang đem lại cái đẹp.
Hai kẻ lang thang có lần bị bắt… Quan toà và cảnh sát là người canh giữ cho những kẻ vị lợi. Họ bảo vệ, bởi vì phần vô dụng này là nguy hiểm - nó có thể lan rộng! Cho nên chẳng ở đâu kẻ lang thang, người vô dụng, được phép. Nếu bạn chỉ đứng trên phố và ai đó hỏi bạn đang làm gì, còn bạn thì đáp, “Chẳng làm gì cả,” cảnh sát lập tức tới đem bạn ra toà - bởi vì cái không là không được phép. Bạn phải làm cái gì đó. Tại sao bạn đứng đó? Nếu bạn đơn giản nói, “Tôi đứng và tận hưởng nó,” thì bạn là một người nguy hiểm, một kẻ hippy. Bạn có thể bị bắt.
Cho nên hai kẻ lang thang này đã bị bắt. Viên quan toà hỏi người thứ nhất, “Anh sống ở đâu?”
Người này nói, “Toàn bộ thế giới là nhà tôi, bầu trời là chỗ trú ẩn của tôi; tôi đi mọi nơi, không có rào chắn. Tôi là người tự do.”
Thế rồi ông ta hỏi người kia, “Còn anh sống ở đâu?”
Anh ta nói, “Cạnh cửa nhà anh ấy.”
Những người này đem lại cái đẹp cho thế giới, họ là hương thơm. Một Phật là một kẻ lang thang, một Mahavira là một kẻ lang thang. Con người này, kẻ lang thang này, đã trả lời rằng bầu trời là chỗ trú ngụ duy nhất của mình. Đó là điều được ngụ ý bởi từ digamber. Mahavira, tirthankara cuối cùng của đạo Jaina, được biết là digamber. Digamber có nghĩa là trần trụi, chỉ bầu trời là quần áo, không có gì khác. Bầu trời là chỗ trú ẩn, là nhà.
Bất kì khi nào thế giới trở thành quá vị lợi, bạn tạo ra nhiều thứ, bạn sở hữu nhiều thứ, bạn trở nên bị ám ảnh với đồ vật - nhưng bên trong bị mất, bởi vì bên trong có thể nở hoa chỉ khi không có căng thẳng bên ngoài, khi bạn không đi đâu cả, chỉ nghỉ ngơi. Thế thì bên trong nở hoa.
Tôn giáo là hoàn toàn vô dụng. Chùa chiền hữu dụng gì? Đền thờ hữu dụng gì? Nhà thờ hữu dụng gì? Ở Nga người ta đã chuyển đổi tất cả chùa chiền, đền đài, nhà thờ thành bệnh viện và trường học - cái gì đó hữu dụng. Tại sao ngôi đền này đứng đấy chẳng công dụng gì? Người ******** là vị lợi. Đó là lí do tại sao họ chống đối tôn giáo. Họ phải như vậy, bởi vì tôn giáo dọn đường cho cái vô dụng, cho cái không thể bị khai thác theo bất kì cách nào, cho cái không thể nào bị làm thành phương tiện cho bất kì cái gì khác. Bạn có thể có nó, bạn có thể phúc lạc trong nó, bạn có thể cảm thấy niềm cực lạc cao nhất có thể có, nhưng bạn không thể thao túng nó được. Nó là việc xảy ra. Khi bạn không làm gì, nó xảy ra. Và điều vĩ đại nhất bao giờ cũng xảy ra khi bạn không làm gì cả. Chỉ cái tầm thường mới xảy ra khi bạn đang làm điều gì đó.
Soren Kierkegaard, một triết gia Đan mạch, đã viết điều gì đó rất thấu đáo. Ông ấy nói, “Khi tôi bắt đầu cầu nguyện, tôi sẽ đi tới nhà thờ và nói với Thượng đế…” Đó là điều người Ki tô giáo vẫn đang làm trên khắp thế giới. Họ nói với Thượng đế bằng tiếng thật to cứ dường như Thượng đế chết rồi. Và dường như Thượng đế chỉ là một thực thể ngu xuẩn nên họ khuyên ngài phải làm gì và phải không làm gì. Hay, dường như Thượng đế chỉ là một quốc vương ngu xuẩn họ khuyên can ông ấy, đút lót ông ấy, để hoàn thành những ham muốn đang có trong họ.
Nhưng Kierkegaard nói, “Tôi đã bắt đầu nói, thế rồi bỗng nhiên tôi nhận ra là điều này vô dụng. Làm sao mình có thể nói được trước Thượng đế? Người ta phải im lặng chứ. Cái gì có đó để nói? Và tôi có thể nói gì để giúp cho Thượng đế biết nhiều hơn? Ngài là đấng toàn năng, toàn trí, biết tất cả, vậy thì đâu là mục đích của việc tôi nói với ngài?”
Và Kierkegaard nói, “Tôi đã nói với ngài trong nhiều năm rồi, thế rồi bỗng nhiên tôi nhận ra rằng điều này là ngu xuẩn. Cho nên tôi dừng việc nói, tôi trở nên im lặng. Thế rồi sau nhiều năm tôi nhận ra rằng thậm chí im lặng cũng chẳng có tác dụng. Thế rồi bước thứ ba được tiến hành, và đó là lắng nghe. Đầu tiên tôi nói, thế rồi tôi không nói, và rồi tôi lắng nghe.”
Lắng nghe là khác với chỉ im lặng, bởi vì chỉ im lặng là điều tiêu cực - lắng nghe là điều tích cực. Chỉ im lặng là thụ động, lắng nghe là thụ động tỉnh táo, chờ đợi điều gì đó, không nói gì, nhưng đợi với toàn thể bản thể. Nó có sự mãnh liệt. Và Kierkegaard nói, “Khi việc lắng nghe này xảy ra, thế thì lần đầu tiên lời cầu nguyện xảy ra.”
Nhưng dường như là việc lắng nghe là hoàn toàn vô dụng, đặc biệt lắng nghe cái chưa biết; bạn không biết ngài ở đâu cả. Im lặng là vô dụng, nói dường như là hữu dụng. Một điều gì đó có thể được thực hiện qua việc nói; với nó bạn làm nhiều điều trong thế giới này. Cho nên bạn nghĩ rằng nếu bạn muốn trở thành tôn giáo, bạn cũng sẽ phải làm điều gì đó.
Nhưng Trang Tử đã nói: Tôn giáo bắt đầu chỉ khi bạn đã hiểu cái vô ích của tất cả việc làm, và bạn đã đi tới cực đối lập của vô làm, vô hoạt động, của việc trở thành thụ động, trở thành vô dụng.
***
Cuộc sống là biện chứng, đó là lí do tại sao nó không logic. Logic có nghĩa là cái đối lập thực sự là đối lập, còn cuộc sống bao giờ cũng bao hàm cái đối lập trong chính nó. Trong cuộc sống cái đối lập không thực là cái đối lập, nó là phần bù. Không có nó chẳng cái gì có thể có cả.
Chẳng hạn, sống tồn tại bởi vì chết. Nếu không có chết thì không thể có sống được. Chết không phải là chỗ cuối và chết không phải là kẻ thù - thay vì thế, ngược lại, bởi vì chết mà sống mới thành có thể. Cho nên chết thì không phải đâu đó ở chỗ cuối, nó được bao hàm ở đây và bây giờ. Mỗi khoảnh khắc đều có sống và chết của nó; nếu không thì sự tồn tại là không thể có được.
Có ánh sáng, có bóng tối. Với logic thì chúng là đối lập, và logic sẽ nói: nếu trời sáng, không thể có bóng tối nào được, nếu trời tối, không thể có ánh sáng nào được. Nhưng cuộc sống nói cái điều hoàn toàn mâu thuẫn lại. Cuộc sống nói: nếu có bóng tối, đấy là vì ánh sáng; nếu có ánh sáng, đấy là vì bóng tối. Chúng ta có thể không có khả năng thấy yếu tố kia khi nó ẩn quanh đâu đó góc này.
Có im lặng bởi vì âm thanh. Nếu không có âm thanh chút nào, bạn có thể im lặng được không? Làm sao bạn có thể im lặng được? Cái đối lập là cần thiết như bối cảnh. Những người theo logic bao giờ cũng đi sai bởi vì cuộc sống của họ trở thành thiên lệch. Họ nghĩ về ánh sáng, thế rồi họ bắt đầu phủ nhận bóng tối; họ nghĩ về sống, thế rồi họ bắt đầu tranh đấu với chết.
Đó là lí do tại sao không tồn tại tín ngưỡng nào trên thế giới nói rằng Thượng đế là cả ánh sáng lẫn bóng tối. Có một tín ngưỡng nói rằng Thượng đế là ánh sáng, ngài không phải là bóng tối. Không có bóng tối trong Thượng đế đối với những người tin Thượng đế là ánh sáng. Lại có tín ngưỡng khác nói rằng Thượng đế là bóng tối - nhưng với họ không có ánh sáng. Cả hai đều sai, bởi vì cả hai đều logic, họ phủ nhận cái đối lập. Và cuộc sống bao la thế, nó mang cái đối lập trong bản thân mình. Nó không phủ nhận, nó ôm choàng.
Có lần ai đó nói với Walt Whitman, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất đã từng được sinh ra, “Whitman, anh cứ mâu thuẫn với chính mình. Hôm trước anh nói điều này, hôm sau anh nói chính điều đối lập lại.”
Walt Whitman cười to và nói, “Tôi bao la lắm. Tôi chứa tất cả mọi điều mâu thuẫn.”
Chỉ những tâm trí nhỏ bé mới nhất quán, và tâm trí càng hẹp, càng nhất quán. Khi tâm trí bao la, mọi thứ đều được bao hàm: ánh sáng có đó, bóng tối có đó, Thượng đế có đó và quỉ có đó nữa, trong vinh quang toàn bộ của ngài.
Nếu bạn hiểu quá trình bí ẩn này của cuộc sống chuyển qua các cái đối lập, cái là biện chứng, nơi các cái đối lập giúp đỡ nhau, đem lại cân bằng, đem lại thanh điệu, tạo nên bối cảnh, chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu được Trang Tử - bởi vì toàn bộ tầm nhìn của người theo Đạo được dựa trên phần bù của các cái đối lập.
Họ dùng hai từ, âm và dương. Chúng là các cái đối lập, nam và nữ. Nghĩ về một thế giới toàn bộ nam hay một thế giới toàn bộ nữ mà xem. Nó sẽ chết. Khoảnh khắc nó được sinh ra nó sẽ chết. Không thể nào có bất kì cuộc sống nào trong nó được. Nếu nó là thế giới nữ - đàn bà, đàn bà và đàn bà, và không có đàn ông - đàn bà sẽ tự tử. Cái đối lập là cần thiết bởi vì cái đối lập hấp dẫn. Cái đối lập trở thành từ lực, nó hút bạn; cái đối lập đem bạn ra khỏi bản thân mình, cái đối lập phá vỡ nhà tù của bạn, cái đối lập làm bạn thành bao la. Bất kì khi nào cái đối lập bị phủ nhận, sẽ có rắc rối. Và đó là điều chúng ta vẫn đang làm, do đó mới có nhiều rắc rối thế trên thế gian này.
Con người đã cố gắng để tạo ra một xã hội về cơ bản là nam tính, đó là lí do tại sao có nhiều rắc rối thế - đàn bà đã bị phủ nhận, cô ấy đã bị tống ra. Trong nhiều thế kỉ quá khứ ,đàn bà chưa bao giờ được thừa nhận ở đâu cả. Cô ấy bị dấu kín trong phòng tối của gia đình, và cô ấy thậm chí còn không được phép vào phòng khách. Bạn không thể gặp được cô ấy trên phố, bạn không thể thấy được cô ấy trong cửa hiệu. Cô ấy không phải là một phần của cuộc sống. Thế giới trở thành xấu đi, bởi vì làm sao bạn có thể phủ nhận cái đối lập? Thế giới trở thành thiên lệch, tất cả mọi cân bằng đều bị mất. Thế giới phát điên.
Đàn bà vẫn không được phép di chuyển trong cuộc sống; cô ấy thực sự chưa là một bộ phận, một phần sống còn của cuộc sống. Đàn ông đi theo các nhóm thiên hướng đàn ông - câu lạc bộ toàn đàn ông nơi con trai gặp nhau, thị trường, chính trị, nhóm khoa học. Mọi nơi đều thiên lệch. Đàn ông chi phối, đó là lí do tại sao có nhiều khổ thế. Và khi một trong các phía đối lập tiến hành chi phối, sẽ có khổ, bởi vì phía kia cảm thấy bị tổn thương và trả thù.
Cho nên mọi đàn bà đều trả thù ở nhà. Tất nhiên, cô ấy không thể đi ra ngoài và đi vào trong thế giới và trả thù nhân loại, loài người. Cô ấy trả thù chồng mình. Có xung đột thường xuyên.
Tôi đã từng nghe rằng Mulla Nasruddin đã nói với con trai mình, “Đấy không phải là việc của con, chớ hỏi những điều như vậy. Con là ai mà hỏi bố làm sao bố gặp mẹ con? Nhưng bố sẽ bảo con một điều: mẹ chắc chắn đã chữa cho bố khỏi huýt sáo."
Thế rồi anh ta nói, “Và đây là tinh thần của câu chuyện này: nếu con không muốn bất hạnh như bố, đừng bao giờ huýt sáo cho tụi con gái!”
Tại sao vợ bao giờ cũng trong xung đột thế? Đấy không phải là con người, đấy không phải là điều mang tính con người. Đấy là việc trả thù của đàn bà, của nữ giới, của cái đối lập bị phủ nhận. Và người đàn ông này ở nhà, người chồng, là đại biểu cho toàn bộ thế giới nam, thế giới hướng nam tính. Cô ấy đang tranh đấu.
Cuộc sống gia đình khổ làm sao bởi vì chúng ta vẫn còn chưa nghe điều Trang Tử nói. Có biết bao nhiêu cuộc chiến tranh bởi vì chúng ta chưa nghe thấy rằng cái đối lập phải được hội nhập lại. Bằng việc phủ định nó, bạn mời rắc rối vào, và trên mọi con đường, ở mọi mức độ, theo mọi chiều hướng, đấy là cùng một thứ.
Trang Tử nói rằng nếu bạn phủ nhận cái vô dụng, thế thì sẽ không có cái hữu dụng nào trên thế giới cả. Nếu bạn phủ nhận cái vô dụng, cái khôi hài, cái vui đùa, không thể có bất kì công việc nào, bất kì nghĩa vụ nào. Đây là khó khăn bởi vì toàn bộ nhấn mạnh của chúng ta là vào cái hữu dụng.
Nếu ai đó hỏi bạn ngôi nhà gồm những gì, bạn sẽ nói, tường. Còn Trang Tử thì sẽ nói, cũng hệt như thầy của ông ấy Lão Tử, rằng ngôi nhà không chỉ bao gồm tường còn cả cửa ra vào và cửa sổ nữa. Nhấn mạnh của họ là vào phần khác. Họ nói rằng tường có ích, nhưng cái hữu dụng của chúng phụ thuộc vào cái không gian vô dụng đằng sau.
Căn phòng là không gian, không phải là tường. Tất nhiên, không gian thì tự do nhưng tường thì phải mua. Khi bạn mua ngôi nhà, bạn mua cái gì? Tường, vật liệu, cái thấy được. Nhưng bạn có thể sống trong vật liệu được không? Bạn có thể sống trong tường được không? Bạn phải sống trong phòng, trong không gian trống vắng. Bạn mua chiếc thuyền, nhưng bạn phải sống trong cái trống rỗng.
Cho nên thực sự, ngôi nhà là gì? Cái trống rỗng được tường bao quanh. Và cửa ra vào là gì? Chẳng có gì cả. ‘Cửa’ có nghĩa là không có gì, không tường, trống rỗng. Nhưng bạn không thể đi vào ngôi nhà nếu không có cửa; nếu không có cửa thế thì không mặt trời nào vào cả, không ngọn gió nào thổi qua. Bạn sẽ chết, và ngôi nhà của bạn sẽ trở thành nấm mồ.
Trang Tử nói: Nhớ lấy, rằng ngôi nhà bao gồm hai thứ: tường, vật liệu - có thể bán được, vị lợi - và cái trống rỗng được tường bao quanh, cái không vị lợi, không thể được mua, cái không thể được bán, cái chẳng có giá trị kinh tế gì.
Làm sao bạn có thể bán được cái trống rỗng? Nhưng bạn phải sống trong cái trống rỗng - nếu một người chỉ sống trong người đó sẽ phát điên. Không thể nào làm được điều đó - nhưng chúng ta cứ cố làm cái điều không thể được ấy. Trong cuộc sống, chúng ta chọn cái vị lợi.
Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ đang chơi, bạn nói, “Thôi đi! Cháu đang làm cái gì vậy? Điều này là vô dụng. Làm cái gì đó hữu dụng đi. Học, đọc, ít nhất cũng làm bài tập, làm cái gì đó có ích. Đừng vẩn vơ loanh quanh, đừng lông bông.” Và nếu bạn cứ khăng khăng vào điều này với đứa trẻ, dần dần bạn sẽ giết chết cái vô dụng. Thế thì đứa trẻ sẽ trở thành chỉ hữu dụng, và khi một người đơn giản hữu dụng, anh ta chết. Bạn có thể dùng anh ta, bây giờ anh ta là một thứ máy móc, một phương tiện, không phải là một mục đích tự bản thân mình.
Bạn thực sự là bản thân bạn khi bạn đang làm cái gì đó vô dụng - vẽ, không bán, chỉ để hưởng thú; làm vườn, chỉ để thích thú, nằm dài trên bãi cỏ, không làm gì cả, chỉ để hưởng thú, cái vô dụng, cái vui đùa; ngồi im lặng bên cạnh một người bạn.
Nhiều điều có thể được làm trong những khoảnh khắc này. Bạn có thể tới cửa hàng, tới chợ, bạn có thể kiếm cái gì đó. Bạn có thể đổi thời gian thành tiền bạc. Bạn có thể có được số dư tài khoản lớn hơn bởi vì những khoảnh khắc này sẽ không trở lại. Và người ngu nói rằng thời gian là tiền bạc. Họ chỉ biết một cái hữu dụng của thời gian: cách chuyển nó thành nhiều tiền hơn và nhiều nữa, nhiều tiền nữa. Đến cuối cùng bạn chết với một số dư ngân hàng lớn nhưng bên trong thì nghèo nàn toàn bộ, bởi vì cái giầu có bên trong chỉ nảy sinh khi bạn có thể tận hưởng cái vô dụng.
Thiền là gì? Mọi người tới tôi và nói, “Đâu là cái hữu dụng của nó? Chúng tôi được gì từ nó? Ích lợi của nó là gì?”
Thiền… thế mà bạn hỏi về ích lợi sao? Bạn không thể hiểu được nó bởi vì thiền chỉ là vô dụng. Khoảnh khắc tôi nói cái vô dụng, bạn cảm thấy không thoải mái bởi vì toàn bộ tâm trí đã trở thành vị lợi thế, hướng hàng hoá đến mức bạn yêu cầu kết quả. Bạn không thể thừa nhận rằng cái gì đó có thể là vui thích tự nó.
Cái vô dụng có nghĩa là bạn tận hưởng nó, nhưng không có ích lợi từ nó; bạn hoà nhập sâu vào trong nó và nó cho bạn phúc lạc. Nhưng khi bạn ở sâu trong nó, bạn không thể tích luỹ phúc lạc đó, bạn không thể làm ra kho báu từ nó.
Trong thế giới này tồn tại hai kiểu người: người vị lợi - họ trở thành nhà khoa học, kĩ sư, bác sĩ; và nhánh khác, phần bổ sung - nhà thơ, kẻ lang thang, sannyasin - vô dụng, chẳng làm điều gì hữu dụng cả. Nhưng họ cho sự cân bằng, họ đem ân huệ cho thế giới. Nghĩ về một thế giới toàn những nhà khoa học mà không có nhà thơ mà xem - nó sẽ cực kì xấu xí, không đáng sống trong đó. Nghĩ về một thế giới mà mọi người đều trong cửa hàng, trong văn phòng, không một ai lang thang. Nó sẽ là địa ngục. Kẻ lang thang đem lại cái đẹp.
Hai kẻ lang thang có lần bị bắt… Quan toà và cảnh sát là người canh giữ cho những kẻ vị lợi. Họ bảo vệ, bởi vì phần vô dụng này là nguy hiểm - nó có thể lan rộng! Cho nên chẳng ở đâu kẻ lang thang, người vô dụng, được phép. Nếu bạn chỉ đứng trên phố và ai đó hỏi bạn đang làm gì, còn bạn thì đáp, “Chẳng làm gì cả,” cảnh sát lập tức tới đem bạn ra toà - bởi vì cái không là không được phép. Bạn phải làm cái gì đó. Tại sao bạn đứng đó? Nếu bạn đơn giản nói, “Tôi đứng và tận hưởng nó,” thì bạn là một người nguy hiểm, một kẻ hippy. Bạn có thể bị bắt.
Cho nên hai kẻ lang thang này đã bị bắt. Viên quan toà hỏi người thứ nhất, “Anh sống ở đâu?”
Người này nói, “Toàn bộ thế giới là nhà tôi, bầu trời là chỗ trú ẩn của tôi; tôi đi mọi nơi, không có rào chắn. Tôi là người tự do.”
Thế rồi ông ta hỏi người kia, “Còn anh sống ở đâu?”
Anh ta nói, “Cạnh cửa nhà anh ấy.”
Những người này đem lại cái đẹp cho thế giới, họ là hương thơm. Một Phật là một kẻ lang thang, một Mahavira là một kẻ lang thang. Con người này, kẻ lang thang này, đã trả lời rằng bầu trời là chỗ trú ngụ duy nhất của mình. Đó là điều được ngụ ý bởi từ digamber. Mahavira, tirthankara cuối cùng của đạo Jaina, được biết là digamber. Digamber có nghĩa là trần trụi, chỉ bầu trời là quần áo, không có gì khác. Bầu trời là chỗ trú ẩn, là nhà.
Bất kì khi nào thế giới trở thành quá vị lợi, bạn tạo ra nhiều thứ, bạn sở hữu nhiều thứ, bạn trở nên bị ám ảnh với đồ vật - nhưng bên trong bị mất, bởi vì bên trong có thể nở hoa chỉ khi không có căng thẳng bên ngoài, khi bạn không đi đâu cả, chỉ nghỉ ngơi. Thế thì bên trong nở hoa.
Tôn giáo là hoàn toàn vô dụng. Chùa chiền hữu dụng gì? Đền thờ hữu dụng gì? Nhà thờ hữu dụng gì? Ở Nga người ta đã chuyển đổi tất cả chùa chiền, đền đài, nhà thờ thành bệnh viện và trường học - cái gì đó hữu dụng. Tại sao ngôi đền này đứng đấy chẳng công dụng gì? Người ******** là vị lợi. Đó là lí do tại sao họ chống đối tôn giáo. Họ phải như vậy, bởi vì tôn giáo dọn đường cho cái vô dụng, cho cái không thể bị khai thác theo bất kì cách nào, cho cái không thể nào bị làm thành phương tiện cho bất kì cái gì khác. Bạn có thể có nó, bạn có thể phúc lạc trong nó, bạn có thể cảm thấy niềm cực lạc cao nhất có thể có, nhưng bạn không thể thao túng nó được. Nó là việc xảy ra. Khi bạn không làm gì, nó xảy ra. Và điều vĩ đại nhất bao giờ cũng xảy ra khi bạn không làm gì cả. Chỉ cái tầm thường mới xảy ra khi bạn đang làm điều gì đó.
Soren Kierkegaard, một triết gia Đan mạch, đã viết điều gì đó rất thấu đáo. Ông ấy nói, “Khi tôi bắt đầu cầu nguyện, tôi sẽ đi tới nhà thờ và nói với Thượng đế…” Đó là điều người Ki tô giáo vẫn đang làm trên khắp thế giới. Họ nói với Thượng đế bằng tiếng thật to cứ dường như Thượng đế chết rồi. Và dường như Thượng đế chỉ là một thực thể ngu xuẩn nên họ khuyên ngài phải làm gì và phải không làm gì. Hay, dường như Thượng đế chỉ là một quốc vương ngu xuẩn họ khuyên can ông ấy, đút lót ông ấy, để hoàn thành những ham muốn đang có trong họ.
Nhưng Kierkegaard nói, “Tôi đã bắt đầu nói, thế rồi bỗng nhiên tôi nhận ra là điều này vô dụng. Làm sao mình có thể nói được trước Thượng đế? Người ta phải im lặng chứ. Cái gì có đó để nói? Và tôi có thể nói gì để giúp cho Thượng đế biết nhiều hơn? Ngài là đấng toàn năng, toàn trí, biết tất cả, vậy thì đâu là mục đích của việc tôi nói với ngài?”
Và Kierkegaard nói, “Tôi đã nói với ngài trong nhiều năm rồi, thế rồi bỗng nhiên tôi nhận ra rằng điều này là ngu xuẩn. Cho nên tôi dừng việc nói, tôi trở nên im lặng. Thế rồi sau nhiều năm tôi nhận ra rằng thậm chí im lặng cũng chẳng có tác dụng. Thế rồi bước thứ ba được tiến hành, và đó là lắng nghe. Đầu tiên tôi nói, thế rồi tôi không nói, và rồi tôi lắng nghe.”
Lắng nghe là khác với chỉ im lặng, bởi vì chỉ im lặng là điều tiêu cực - lắng nghe là điều tích cực. Chỉ im lặng là thụ động, lắng nghe là thụ động tỉnh táo, chờ đợi điều gì đó, không nói gì, nhưng đợi với toàn thể bản thể. Nó có sự mãnh liệt. Và Kierkegaard nói, “Khi việc lắng nghe này xảy ra, thế thì lần đầu tiên lời cầu nguyện xảy ra.”
Nhưng dường như là việc lắng nghe là hoàn toàn vô dụng, đặc biệt lắng nghe cái chưa biết; bạn không biết ngài ở đâu cả. Im lặng là vô dụng, nói dường như là hữu dụng. Một điều gì đó có thể được thực hiện qua việc nói; với nó bạn làm nhiều điều trong thế giới này. Cho nên bạn nghĩ rằng nếu bạn muốn trở thành tôn giáo, bạn cũng sẽ phải làm điều gì đó.
Nhưng Trang Tử đã nói: Tôn giáo bắt đầu chỉ khi bạn đã hiểu cái vô ích của tất cả việc làm, và bạn đã đi tới cực đối lập của vô làm, vô hoạt động, của việc trở thành thụ động, trở thành vô dụng.