Pakistan có 75 chiến đấu cơ F-16, vì sao không đưa ra không chiến Ấn Độ?

Pakistan là quốc gia vận hành phi đội chiến đấu cơ F-16 đông đảo lên tới 75 chiếc. Trong cuộc đụng độ quân sự với Ấn Độ vào ngày 7/5, các máy bay này "án binh bất động" vì một lý do ràng buộc từ Mỹ.


Pakistan hiện đang vận hành 76 chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Business Standard.




Pakistan hiện đang vận hành 76 chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Business Standard.

Trong cuộc giao tranh bằng không quân rạng sáng ngày 7/5 giữa Pakistan và Ấn Độ, giới chức Islamabad tuyên bố các tiêm kích J-10C do Trung Quốc sản xuất đã bắn rơi ba chiến đấu cơ Rafale cùng một số máy bay khác của không quân Ấn Độ. Đây được coi là động thái đáp trả sau khi New Delhi tiến hành một cuộc không kích sâu vào lãnh thổ Pakistan, làm dấy lên lo ngại hai cường quốc hạt nhân có thể trượt vào một vòng xoáy đối đầu nguy hiểm.

Một trong những điều khiến giới quan sát bất ngờ là sự vắng mặt của các tiêm kích F-16 – dòng chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất – trong biên chế không quân Pakistan. Quốc gia này hiện vận hành khoảng 75 chiếc F-16, được coi là lực lượng xương sống trong các hoạt động tác chiến trên không suốt nhiều thập kỷ.



Pakistan bắt đầu tiếp nhận các tiêm kích F-16 từ Mỹ vào tháng 1/1983, trong khuôn khổ một thỏa thuận quân sự lớn giữa hai nước nhằm tăng cường năng lực phòng không của Islamabad trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh và xung đột tại Afghanistan. Washington khi đó cung cấp F-16 cho Pakistan chủ yếu để hỗ trợ hoạt động đối phó Liên Xô tại khu vực, đổi lại Islamabad đóng vai trò thúc đẩy các chiến lược của Mỹ tại Nam Á.

Ràng buộc từ thỏa thuận với Mỹ

Lý do chính cho sự vắng mặt này bắt nguồn từ các điều khoản nghiêm ngặt trong thỏa thuận giữa Mỹ và Pakistan về việc sử dụng F-16. Theo các thỏa thuận mua bán và bảo dưỡng, Washington chỉ cho phép Pakistan sử dụng dòng tiêm kích này trong các hoạt động chống khủng bố và nổi loạn trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh chiến sự tại Afghanistan, chứ không phải trong chiến tranh quy ước với một quốc gia khác – cụ thể là Ấn Độ.

Việc vi phạm thỏa thuận có thể khiến Pakistan đối mặt với hậu quả nặng nề như bị cắt nguồn cung phụ tùng, đình chỉ hợp đồng bảo dưỡng hoặc thậm chí áp lệnh trừng phạt. Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từng xác nhận rằng các điều khoản này không mang tính ràng buộc pháp lý tuyệt đối, song việc lặp lại các hành động vi phạm sẽ “gây tổn hại nghiêm trọng đến công nghệ nhạy cảm và lợi ích an ninh chung”.

Giám sát chặt chẽ từ Mỹ

J-10C đang là mẫu tiêm kích được Pakistan tích cực sử dụng kể từ khi mua từ Trung Quốc vào năm 2022. Ảnh: Hoàn Cầu.

J-10C đang là mẫu tiêm kích được Pakistan tích cực sử dụng kể từ khi mua từ Trung Quốc vào năm 2022. Ảnh: Hoàn Cầu.

Để đảm bảo Pakistan không sử dụng F-16 sai mục đích, Mỹ đã triển khai các Đội An ninh Kỹ thuật (Technical Security Teams – TST) đến túc trực 24/7 tại các căn cứ nơi F-16 được bố trí. Phi đội F-16 chủ yếu đồn trú tại hai căn cứ Shahbaz và Mushaf ở miền trung Pakistan, tách biệt hoàn toàn với các dòng tiêm kích khác. Một lượng nhỏ F-16 Block 15 cũ hơn được phép đặt tại căn cứ Bholari ở miền nam nước này.

Tất cả hoạt động bảo dưỡng, di chuyển, và cả việc sử dụng tên lửa AIM-120 – vũ khí không đối không chủ lực của F-16 – đều được giám sát nghiêm ngặt. Tên lửa được lưu trữ trong các hầm chứa an ninh cao và mọi lệnh xuất kho đều phải được Mỹ chấp thuận.

Nếu muốn điều động F-16 ra nước ngoài hay tham gia tập trận với nước thứ ba, Islamabad buộc phải thông báo và xin phép Washington. Việc này làm giới hạn đáng kể phạm vi tác chiến của loại máy bay từng được coi là biểu tượng không lực Pakistan.

Ngoài ra, công tác bảo dưỡng F-16 cũng phụ thuộc vào một quốc gia thuộc NATO – trong khi linh kiện và phụ tùng đều phải mua qua chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài (FMS) do chính phủ Mỹ kiểm soát.

Hệ quả từ sai lầm trong quá khứ

Trong cuộc không chiến năm 2019, Pakistan từng bị cáo buộc sử dụng F-16 để bắn rơi một tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ, gây ra tranh cãi dữ dội. Ấn Độ thu được mảnh vỡ của tên lửa AIM-120C – mẫu tên lửa chỉ trang bị cho F-16 của Pakistan.

Vụ việc buộc Bộ Ngoại giao Mỹ phải gửi thư cảnh báo chính thức tới Islamabad, đồng thời đặt dấu hỏi lớn về hiệu quả của cơ chế giám sát mà Washington áp dụng với phi đội F-16.

Với những ràng buộc phức tạp và nguy cơ bị trừng phạt, không bất ngờ khi Pakistan chọn sử dụng J-10C – tiêm kích thế hệ 4.5 do Trung Quốc chế tạo – trong đợt đáp trả mới nhất. J-10C vượt trội về tốc độ, tầm bay, radar và khả năng mang tên lửa, đặc biệt là tên lửa không đối không tầm xa PL-15E với tầm bắn lên tới 145 km.

Loại tên lửa này chỉ tương thích với J-10C và JF-17 Block III – dòng chiến đấu cơ đa năng do chính Pakistan và Trung Quốc hợp tác phát triển. Việc phát hiện mảnh vỡ của PL-15E tại bang Punjab (Ấn Độ) cho thấy Pakistan đã hoàn toàn dựa vào phi đội máy bay Trung Quốc trong trận không chiến vừa qua.
 

Có thể bạn quan tâm

Top