Pakistan: J-10C Trung Quốc lập chiến công đầu, bắn hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, gồm 3 Rafale

Thằng Bố Tao

Tôi là Thằng mặt lồn

Pakistan: J-10C Trung Quốc lập chiến công đầu, bắn hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, gồm 3 Rafale​

Huyền Chi

Huyền Chi[email protected]
3 giờ trước

0:00/0:00
0:00

Pakistan tuyên bố tiêm kích J-10C do Trung Quốc sản xuất đã bắn hạ 5 máy bay Ấn Độ, gồm 3 chiếc Rafale, đánh dấu chiến thắng đầu tiên của J-10C trong không chiến thực chiến.
Chiến đấu cơ J-10C do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: AFP.Chiến đấu cơ J-10C do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: AFP.
Nếu thông tin về việc bắn hạ 5 máy bay Ấn Độ được xác nhận, đây sẽ là chiến công không đối không đầu tiên trong thực chiến được ghi nhận của tiêm kích J-10C.

Pakistan tuyên bố đã sử dụng tiêm kích J-10C do Trung Quốc sản xuất để đối đầu với không quân Ấn Độ trong một cuộc chạm trán quân sự ngắn vào hôm 7/5.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cùng quân đội nước này cho biết, 5 máy bay Ấn Độ đã bị bắn rơi trong cuộc xung đột mới nhất liên quan đến khu vực tranh chấp Kashmir và các vùng biên giới khác giữa hai nước láng giềng Nam Á.

Phía Ấn Độ hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố trên.

Ngoại trưởng Pakistan, ông Ishaq Dar, phát biểu riêng trước quốc hội rằng chính các tiêm kích J-10C đã bắn hạ các máy bay Ấn Độ, trong đó có 3 chiến đấu cơ Rafale.

“Máy bay chiến đấu của chúng ta…đã bắn hạ Rafale của Ấn Độ, 3 chiếc Rafale – loại do Pháp sản xuất”, ông Dar nói. “Máy bay của chúng ta là J-10C. Tất cả đều là tiêm kích hiện đại do hợp tác với Trung Quốc”.

Nếu thông tin được xác thực, đây sẽ là lần đầu tiên tiêm kích J-10C của Trung Quốc ghi nhận chiến thắng không đối không trong chiến đấu thực sự. Đây cũng có thể là lần đầu tiên máy bay Rafale bị bắn hạ trong một cuộc xung đột quân sự.

Kênh CNN dẫn lời một quan chức tình báo Pháp cho biết một chiếc Rafale của Ấn Độ đã bị Pakistan bắn hạ, và phía Pháp đang điều tra khả năng có thêm các máy bay khác chịu chung số phận.

Truyền thông địa phương Ấn Độ cũng đưa tin về việc tìm thấy các mảnh vỡ nghi là của tên lửa Trung Quốc PL-15E tại bang Punjab vào ngày thứ Tư. Điều này cho thấy các tên lửa có thể đã được phóng từ tiêm kích J-10C hoặc JF-17C Block 3 – hai mẫu máy bay chiến đấu duy nhất tại khu vực có khả năng tương thích với loại tên lửa này.

Tên lửa PL-15E là phiên bản xuất khẩu của tên lửa đối không tầm xa PL-15. Phiên bản gốc PL-15 sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn hai xung, có thể đạt tốc độ Mach 5 và được dẫn hướng bằng radar mảng pha chủ động (AESA) cùng hệ thống cập nhật giữa hành trình. Phiên bản xuất khẩu được cho là sử dụng động cơ yếu hơn, với tầm bắn giảm từ 300 km xuống còn 145 km.

Về J-10, đây là tiêm kích đa năng một động cơ do Tập đoàn Máy bay Thành Đô (Trung Quốc) phát triển và được đưa vào biên chế không quân Trung Quốc từ năm 2003.

Phiên bản J-10C là biến thể hiện đại nhất của dòng tiêm kích này, được trang bị động cơ mạnh hơn và radar AESA tiên tiến. Nó có khả năng phóng tên lửa PL-15 và được phân loại là tiêm kích thế hệ 4.5.

Ngoài Trung Quốc, không quân Pakistan (PAF) là lực lượng duy nhất hiện đang vận hành J-10C. Năm 2020, Pakistan đã đặt mua 36 chiếc J-10CE – phiên bản xuất khẩu – cùng 250 tên lửa PL-15E. Lô đầu tiên gồm 6 chiếc được bàn giao vào năm 2022, và đến nay, PAF đang biên chế tổng cộng 20 chiếc J-10C.

Tháng 1/2024, các tiêm kích J-10C đã lần đầu tiên tham gia nhiệm vụ chiến đấu xuyên biên giới, hộ tống các máy bay chiến đấu và UAV khác của Pakistan thực hiện cuộc không kích vào lãnh thổ Iran nhằm vào các nhóm ly khai Baloch. Tuy nhiên, trong chiến dịch đó, các J-10C không tham gia giao chiến trên không.

Hiện nay, Ai Cập cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến dòng máy bay này. Một sĩ quan quân đội Ai Cập được nhìn thấy ngồi trong buồng lái J-10C trong một cuộc diễn tập song phương vừa kết thúc vào Chủ nhật tuần trước.

Trong khi đó, Uzbekistan đang có kế hoạch thay thế các tiêm kích thời Liên Xô và được cho là đang cân nhắc giữa J-10C và Rafale.

Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar cũng cho biết, vào lúc 4 giờ sáng ngày thứ Tư sau các hành động quân sự, Đại sứ Trung Quốc tại Islamabad và phái đoàn của ông đã tới văn phòng của ông để trao đổi chi tiết về vụ việc.

“Là một quốc gia hữu nghị, họ đã bày tỏ sự vui mừng rất lớn”, ông Dar nói.
 

Có thể bạn quan tâm

Top