PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh : Thúc đẩy ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai’ Cơ hội vàng cho sự hợp tác phát triển Việt Nam - Trung Quốc

Don Jong Un

Lỗ đýt gợi cảm
Vatican-City
Gần đây, Mỹ liên tục vung “gậy thuế quan”, tùy tiện áp đặt hoặc đe dọa áp đặt thuế quan đối ứng đối với Trung Quốc, Việt Nam cùng các đối tác thương mại khác, công khai chà đạp lên hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ, đồng thời làm gia tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực sâu rộng đến kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, tại Hội nghị công tác Trung ương về quan hệ với các nước láng giềng mới được tổ chức gần đây, Trung Quốc đã đề xuất xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai với các nước láng giềng, lấy phát triển chung làm cốt lõi, nhấn mạnh việc gắn kết vận mệnh giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thông qua chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác trách nhiệm và cùng xây dựng luật lệ. Quan điểm này đã gây tiếng vang lớn và nhận được sự đồng tình rộng rãi. Nhằm làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã mời PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh, nguyên Viện trưởng, Viện kinh tế chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam viết bài bình luận với nhan đề “Xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai với các nước láng giềng – Cơ hội cho Việt Nam và Trung Quốc cùng tìm kiếm con đường phát triển”.
1746088173942_830.jpg


PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh, nguyên Viện trưởng, Viện kinh tế chính trị học,

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam​

Hiện nay trong hệ thống kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp, khó lường. Trong bối cảnh đó Việt Nam và Trung Quốc – hai quốc gia láng giềng sông, núi liền kề – hợp tác ngày càng chặt chẽ, điều này đã minh chứng cho một luận đề sâu sắc, rằng trong thời đại chủ nghĩa đơn phương trỗi dậy, việc Trung Quốc đề xuất “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai láng giềng” không chỉ là lựa chọn thực tế để ứng phó trước thách thức, mà còn là thực tiễn quan trọng về địa chính trị trong tái định hình trật tự quốc tế. Với góc độ nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế, tôi cho rằng, cơn bão do chủ nghĩa bảo hộ gây ra hiện nay chính là thước đo kiểm tra sức bền hợp tác trong khu vực, đồng thời mở ra cơ hội lịch sử để hai nước Việt - Trung khám phá con đường phát triển tự chủ.

Đối với quan hệ thương mại Việt – Trung, tính đến nay cho thấy, đây là mối quan hệ đang phát triển theo chiều sâu, có nhiều triển vọng đối với cả hai nước. Lấy ngành điện tử làm ví dụ: trong ngành điện thoại thông minh, có hơn 60% linh kiện cốt lõi do Việt Nam lắp ráp để xuất khẩu có nguồn cung từ Trung Quốc; trong ngành dệt may, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới, với hơn một nửa nguyên liệu như sợi cotton, sợi hóa học được nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ đó đã hình thành nên mô hình “Việt Nam lắp ráp - Trung Quốc cung ứng” trong chuỗi sản xuất và cung ứng giữa hai nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với danh nghĩa “thương mại công bằng” trong Chính sách thuế quan của Mỹ, đang có những sự áp đặt một chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung trong đó có quan hệ thương mại Việt – Trung. Chính vì vậy, rào cản thuế quan của Mỹ hiện nay đối với Trung Quốc đã tác động đáng kể đến sự gia tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, làm hạn chế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam, đồng thời cũng tác động mạnh vào không gian tồn tại của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Sự ép chặt hai chiều này đã bộc lộ một thực tế rằng: Trong mạng lưới toàn cầu hóa đan xen chặt chẽ, bất kỳ chính sách áp đặt “làm hại đối phương” nào thì cuối cùng sẽ quay ngược làm tổn hại đến chính mình.

Vì vậy, tư tưởng “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai láng giềng” mà Trung Quốc đề xuất đã thể hiện sự điều chỉnh quan trọng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Tư tưởng này vượt qua lối tư duy địa chính trị đơn thuần mang tính chất “thắng-thua”, tập trung nhấn mạnh đến việc chia sẻ rủi ro và cùng hưởng lợi ích thông qua quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng. Điều đó cho thấy, sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực hạ tầng xuyên biên giới những năm gần đây đã là minh chứng sống động cho tư tưởng này. Từ “Hành lang Kinh tế Đất liền - Biển” kết nối Côn Minh với Hải Phòng, đến xây dựng cửa khẩu số giúp thông quan hàng hóa “trong tích tắc”, hay phát triển chung Cảng Cửa ngõ Quốc tế Vịnh Bắc Bộ, những dự án này không chỉ rút ngắn khoảng cách địa lý mà còn tái tạo hệ sinh thái kinh tế khu vực. Năm 2023, khối lượng vận chuyển đường sắt xuyên biên Việt - Trung vượt 2 triệu tấn, tăng gần 5 lần so với ba năm trước; thông qua hệ thống logistics thông minh, thời gian vận chuyển sầu riêng từ vườn Việt Nam đến siêu thị Trung Quốc qua cửa khẩu Bằng Tường (Quảng Tây) được rút ngắn còn 36 giờ. Đằng sau những con số này là dòng chảy gia tốc của các yếu tố sản xuất, đồng thời là sự nâng cao thực chất về năng lực chống chịu rủi ro của nền kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, kết nối hạ tầng chỉ là bước đầu tiên trong xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai láng giềng. Sự thay đổi sâu sắc hơn nằm ở sự phối hợp đổi mới thể chế. Trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Việt Nam và Trung Quốc đang nỗ lực phá vỡ rào cản pháp lý: xây dựng tiêu chuẩn kiểm dịch thống nhất cho nông sản, giúp thanh long Việt Nam và cà phê Vân Nam chia sẻ hệ thống chứng nhận chất lượng; thí điểm “danh sách trắng” luồng dữ liệu xuyên biên giới, tạo điều kiện thông suốt cho thương mại điện tử và thanh toán số; khám phá cơ chế giao dịch chung quyền phát thải carbon, đặt nền móng cho tích hợp khu vực chuỗi cung ứng xanh. Một mô hình hợp tác mới do các nước đang phát triển dẫn dắt đang hình thành. Mô hình này không phụ thuộc vào sự chi phối của cường quyền, mà thực hiện bổ sung lợi thế thông qua thương lượng bình đẳng; không theo đuổi lợi ích ngắn hạn, mà hướng tới xây dựng hệ thống cộng sinh bền vững.

Ý nghĩa toàn cầu của việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai láng giềng càng thể hiện rõ khả năng ứng phó với thách thức toàn cầu. Trước biến đổi khí hậu, lưới điện thông minh xuyên biên giới do Việt Nam và Trung Quốc xây dựng đã tích hợp thủy điện Tây Nam Trung Quốc với điện gió ven biển Việt Nam thành mạng lưới năng lượng sạch khu vực; đối mặt với an ninh lương thực, các nhà khoa học nông nghiệp hai nước cùng lai tạo giống lúa chịu mặn phù hợp với lưu vực sông Hồng và Mekong; trong lĩnh vực y tế công cộng, cơ chế phòng chống dịch bệnh phối hợp tại biên giới Việt - Trung đã trở thành một trong số ít trường hợp thành công ngăn chặn biến chủng Delta năm 2022. Những thực tiễn này cho thấy, khi các quốc gia láng giềng đặt an ninh chung lên trên lợi ích chật hẹp sẽ tạo ra hiệu quả quản trị “1+1>2”. Quan trọng hơn nữa, mô hình hợp tác này mang lại gợi ý phá vỡ bế tắc quản trị toàn cầu: Thay vì thụ động tuân thủ các quy tắc trong hệ thống quốc tế do phương Tây chi phối, các nước đang phát triển hoàn toàn có thể thông qua đổi mới liên kết khu vực để xây dựng cấu trúc quản trị phù hợp hơn với nhu cầu của chính mình.

Nhìn từ bối cảnh hiện nay cho thấy, con đường xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai láng giềng đòi hỏi phải vượt qua thách thức. Việt Nam và Trung Quốc cần tiếp tục điều chỉnh trong quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới, cân bằng thâm hụt thương mại... Tuy nhiên, trí tuệ mà hai nước đúc kết từ kinh nghiệm lịch sử rất đáng tham khảo. Như sông Hồng và Châu Giang dù chảy theo hướng khác nhau nhưng cùng bồi đắp phù sa cho châu thổ, tạo nên động lực đổi mới.

Thông qua đẩy mạnh xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai láng giềng, các nước đang phát triển không chỉ chống chịu được cú sốc bên ngoài, mà còn chủ động tham gia tái định hình quy tắc quốc tế. Khi cà phê Việt Nam đến châu Âu qua tuyến tàu Trung Âu đi qua Tân Cương (Trung Quốc), khi trạm phát 5G của Trung Quốc dựa vào linh kiện chính xác sản xuất tại Việt Nam bao phủ Đông Nam Á, hệ sinh thái kinh tế hội nhập sâu sắc này thực chất đang viết nên câu chuyện mới về toàn cầu hóa – không còn là mối quan hệ phụ thuộc “trung tâm - ngoại vi”, mà là cấu trúc lưới đa cực cùng sinh lợi. Sức chịu đựng và tính bao trùm của cấu trúc này chính là “neo ổn định” mà thế giới cần nhất trong giai đoạn biến động. Mặt khác xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lại láng giềng còn phat huy được vai trò của quan hệ hai nước trong khắc phục hoặc giảm nhẹ những bất lợi thế đã tiềm ẩn từ lâu mà mỗi nước đều rất khó có thể tự vượt qua. Toàn bộ vùng tây nam Trung Quốc nếu ra biển thic không có con đường vận tải hiệu quả hơn tuyến Côn Minh-Hải Phòng.Tương tự hàng xuấ khẩu Việt Nam đến Cộng đồng kinh tế Á-Âu và cả châu Âu đi qua Trung Quốc là hiệu quả nhất.

Lịch sử chứng minh rằng, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai láng giềng không phải là biện pháp tình thế, mà là lựa chọn tất yếu trong quá trình văn minh nhân loại tiến lên hình thái cao hơn. Khi chủ nghĩa đơn phương làm trầm trọng thêm sự chia rẽ toàn cầu, Việt Nam và Trung Quốc bằng hành động đã chứng minh: An ninh thực sự bắt nguồn từ phát triển chung, thịnh vượng lâu dài bén rễ từ hợp tác cùng thắng. Con đường này có thể cần thêm nhiều kiên nhẫn và trí tuệ, nhưng tương lai mà nó hướng tới chắc chắn sẽ là thế giới cùng chia sẻ tương lai, ở đó mọi quốc gia cùng chia sẻ cơ hội và gánh vác trách nhiệm
 

Có thể bạn quan tâm

Top