Live Phân tích cách gọi "Bác" đối với lãnh tụ trong nền chính trị Việt Nam

Phân tích cách gọi "bác" đối với lãnh tụ trong nền chính trị Việt Nam

Hôm đi đám giỗ bà dì bên ngoại, ông dượng tao gọi Tô Lâm là "thằng Tô Lâm" thì bị ông cậu tao chỉnh là "gọi là BÁC TÔ LÂM, chứ gọi vậy là hỗn láo". Thế là tao suy nghĩ tại sao gọi vậy lại là "hỗn láo", nên hôm nay lên bài để phân tích: tại sao lãnh tụ ở Việt Nam lại được gọi là "bác"?

**XƯNG HÔ "BÁC" TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI**

Xưng hô "bác" thường dùng để chỉ anh, chị, hoặc vợ chồng anh chị của cha nếu theo Bắc, còn miền nam chỉ gọi "bác" khi là anh của cha


Tức là ở trong gia đình, "bác" sẽ là bậc trưởng bối, là bề trên, trong khi đó người xưng con là bề dưới.

Và tất nhiên theo quy tắc của gia đình Việt Nam, hậu bối phải tôn trọng và nghe theo lời của trưởng bối và phải xưng hô cho đúng, nếu không thì sẽ bị coi là "mất dạy", là "hỗn láo".

Suy ra được những lãnh tụ ở Việt Nam được gọi là "bác", tức được coi là trưởng bối trong gia đình, cần được tôn trọng, cần phải nghe lời. Ai không làm theo thì là thứ mất dạy, hỗn láo, nhưng có thật sự như vậy không?

**VÌ SAO NHẤT THIẾT PHẢI XƯNG "BÁC" ĐỐI VỚI LÃNH TỤ?**

(trích từ Khuyến học của Fukuzawa Yokichi)

>Thử suy ngẫm hiện thực xã hội sẽ rõ. Quan hệ giữa chính phủ và nhân dân vốn là mối quan hệ giữa những người xa lạ với nhau, không phải là quan hệ máu mủ ruột thịt. Quan hệ giữa người lạ với người lạ, nhất thiết phải ràng buộc nhau bằng khế ước, hợp đồng. Cả hai phía cùng phải tôn trọng hợp đồng, điểm nào chưa được thì phải tranh luận dàn xếp rồi thống nhất thực hiện. Luật pháp của một quốc gia cũng được hình thành trên cơ sở đó.

Thật vậy, ngay cả đối với con của mình, càng lớn sẽ càng có chính kiến riêng, càng khó bảo, thì nói gì đến quan hệ ngoài xã hội.

Xưng hô "Bác Giáp", "Bác Trọng", "Bác Tô" mặc định công nhận những người này là đấng bề trên để phục tùng và không được làm trái. Nói cách khác là tự nô dịch chính bản thân mình.

Trong khuyến học của Fukuzawa Yokichi còn có viết là

>Tại các quốc gia Á châu, người ta gọi quân chủ là “vua cha”, gọi dân chúng là “thần dân”, “con đỏ”. Ngoài ra, người ta còn gọi công việc của chính phủ là “mục dân” (chăn dắt, trông coi dân). Ở Trung Hoa, người ta còn đặt tên cho các quan cai trị địa phương là “quan châu mục”.

>Thực ra, chữ “mục” ở đây, có nghĩa là chăn nuôi gia súc. Tức là đàn bò, bầy cừu được người ta chăn dắt vỗ về ra sao thì dân chúng trong vùng cũng được chăn dắt như vậy. Họ công nhiên tán dương “chiêu bài” này. Đối xử với người dân như lũ ngựa con, bầy nai tơ. Cách làm vô cùng thất đức, ngạo mạn.

Và đúng vậy, từ thời điểm chúng mày xưng mình là "con", là giống như công nhận bản thân chính là con bò, con cừu cần được vỗ béo trong trại súc vật.

Và câu hỏi đặt ra là có cần một trang trại như vậy không?

Tao tin là trong lòng mỗi người đã có câu trả lời.

**PHẢI THAY ĐỔI TỪ CÁCH XƯNG HÔ**

Nếu chúng mày muốn thoát khỏi trang trại, thì ngay từ bây giờ hãy tự đứng lên và xông ra khỏi cái chuồng của mình.

Nếu chúng mày muốn tham gia luận chính trị, thì hãy biết tự suy nghĩ phản biện, lý luận logic thuyết phục.

Nếu chúng mày muốn nói chuyện ngang hàng với chính phủ, thì đầu tiên phải biết từ cách xưng hô. Không phải là "bác - con" mà là "anh - tôi", chúng ta ngang hàng với nhau.

Cảm ơn tụi mày đã đọc.
 
Cứ kích thích tăng trưởng kinh tế ai cũng được ấm no sung sướng thì Bác hết, đéo phân biệt.
Bác Tô Lâm? Ok nếu mọi thứ tốt đẹp hơn.
 
Sửa lần cuối:
Bác ở VN là kính ngữ.
Tôn trọng thì dùng thôi.
Đéo tôn trọng thì Bác Bác cái Lồn.
 

Có thể bạn quan tâm

Top