Don Jong Un
Phó thường dân

Trước tình hình các hành động gây hấn ngày càng gia tăng, Lưc lượng Vũ trang Philippines (AFP) kiên định hướng tới mục tiêu tăng cường sức mạnh thông qua các máy bay chiến đấu mới và tài sản quân sự liên quan.
Vào tháng 4 năm 2025, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ (DSCA) thông báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt thương vụ cung cấp 20 máy bay chiến đấu F-16 cho đồng minh lâu năm tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thương vụ trị giá khoảng 141.732 tỷ đồng (5,58 tỷ đô la Mỹ) này bao gồm các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, radar, tên lửa không-đối-không, bom, súng chống máy bay và đạn dược.
“Thương vụ đề xuất này sẽ tăng cường khả năng của Không quân Philippines trong việc tiến hành nâng cao nhận thức về miền hàng hải, hỗ trợ không lực tầm gần, đồng thời nâng cao khả năng chế áp hệ thống phòng không của đối phương và tăng cường năng lực đánh chặn mục tiêu trên không”, DSCA tuyên bố. “Thỏa thuận này cũng sẽ giúp tăng cường khả năng của AFP trong việc bảo vệ lãnh thổ và các lợi ích mang tính sống còn, đồng thời mở rộng khả năng phối hợp tác chiến với các lực lượng Hoa Kỳ”.
Các động thái gây hấn của Đảng ******** Trung Quốc ở Biển Đông – bao gồm việc va chạm, chặn đường và sử dụng vòi rồng tấn công tàu tiếp tế và tàu cá của Philippines – đã khiến căng thẳng gia tăng tại tuyến hàng hải giàu tài nguyên và quan trọng toàn cầu này. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả những khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác đã được quốc tế công nhận, và vẫn tiếp tục phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 bác bỏ các yêu sách chủ quyền của nước này.
Thông qua thương vụ mua F-16, Manila đã thể hiện cam kết hiện đại hóa AFP, ông Jonathan Malaya, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, phát biểu sau thông báo của DSCA.
Máy bay chiến đấu F-16 do Hoa Kỳ sản xuất có vận tốc tối đa lên tới 2.410 km/giờ, sẽ tăng cường sức mạnh cho đội bay hiện tại gồm 12 máy bay chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc chế tạo của Không quân Philippines.
Theo tạp chí Newsweek đưa tin hồi tháng 4 năm 2025, đây sẽ là thương vụ mua vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Philippines và là một phần trong kế hoạch chi khoảng 897.005 tỷ đồng (35 tỷ đô la Mỹ) trong vòng 10 năm tới của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhằm nâng cấp toàn diện quân đội. Những chiếc F-16 đầu tiên có thể sẽ được bàn giao vào năm 2026, theo ông Jose Manuel Romualdez, Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ.
Trong số đó, bốn chiếc sẽ là phiên bản hai chỗ ngồi phục vụ huấn luyện phi công.
Thương vụ được phê duyệt chỉ vài ngày sau chuyến thăm tới Philippines của ông Pete Hegseth, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm này, ông Hegseth tuyên bố rằng Washington sẽ củng cố “liên minh kiên định” với Manila nhằm đối phó với “hành vi gây hấn của Trung Quốc” trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hiệp ước phòng thủ tương hỗ năm 1951 giữa hai nước vẫn là nền tảng cho mối quan hệ an ninh song phương.
Trong khi đó, tàu chiến mới của Hải quân Philippines, BRP Miguel Malvar, đã cập cảng tại Căn cứ Hải quân Subic vào tháng 4 năm 2025. Đây cũng là một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội nhằm thích ứng với “bối cảnh an ninh khu vực đang thay đổi”, theo AFP. Cũng theo tờ Newsweek, chiếc tàu hộ tống cùng lớp mang tên lửa dẫn đường BRP Diego Silang do Hàn Quốc chế tạo dự kiến sẽ đến Philippines vào tháng 7 năm 2025.
Philippines dự định mua 20 máy bay chiến đấu F-16 do Hoa Kỳ sản xuất. NGUỒN HÌNH ẢNH: THE ASSOCIATED PRESS
Vào tháng 4 năm 2025, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ (DSCA) thông báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt thương vụ cung cấp 20 máy bay chiến đấu F-16 cho đồng minh lâu năm tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thương vụ trị giá khoảng 141.732 tỷ đồng (5,58 tỷ đô la Mỹ) này bao gồm các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, radar, tên lửa không-đối-không, bom, súng chống máy bay và đạn dược.
“Thương vụ đề xuất này sẽ tăng cường khả năng của Không quân Philippines trong việc tiến hành nâng cao nhận thức về miền hàng hải, hỗ trợ không lực tầm gần, đồng thời nâng cao khả năng chế áp hệ thống phòng không của đối phương và tăng cường năng lực đánh chặn mục tiêu trên không”, DSCA tuyên bố. “Thỏa thuận này cũng sẽ giúp tăng cường khả năng của AFP trong việc bảo vệ lãnh thổ và các lợi ích mang tính sống còn, đồng thời mở rộng khả năng phối hợp tác chiến với các lực lượng Hoa Kỳ”.
Các động thái gây hấn của Đảng ******** Trung Quốc ở Biển Đông – bao gồm việc va chạm, chặn đường và sử dụng vòi rồng tấn công tàu tiếp tế và tàu cá của Philippines – đã khiến căng thẳng gia tăng tại tuyến hàng hải giàu tài nguyên và quan trọng toàn cầu này. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả những khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác đã được quốc tế công nhận, và vẫn tiếp tục phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 bác bỏ các yêu sách chủ quyền của nước này.
Thông qua thương vụ mua F-16, Manila đã thể hiện cam kết hiện đại hóa AFP, ông Jonathan Malaya, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, phát biểu sau thông báo của DSCA.
Máy bay chiến đấu F-16 do Hoa Kỳ sản xuất có vận tốc tối đa lên tới 2.410 km/giờ, sẽ tăng cường sức mạnh cho đội bay hiện tại gồm 12 máy bay chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc chế tạo của Không quân Philippines.
Theo tạp chí Newsweek đưa tin hồi tháng 4 năm 2025, đây sẽ là thương vụ mua vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Philippines và là một phần trong kế hoạch chi khoảng 897.005 tỷ đồng (35 tỷ đô la Mỹ) trong vòng 10 năm tới của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhằm nâng cấp toàn diện quân đội. Những chiếc F-16 đầu tiên có thể sẽ được bàn giao vào năm 2026, theo ông Jose Manuel Romualdez, Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ.
Trong số đó, bốn chiếc sẽ là phiên bản hai chỗ ngồi phục vụ huấn luyện phi công.
Thương vụ được phê duyệt chỉ vài ngày sau chuyến thăm tới Philippines của ông Pete Hegseth, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm này, ông Hegseth tuyên bố rằng Washington sẽ củng cố “liên minh kiên định” với Manila nhằm đối phó với “hành vi gây hấn của Trung Quốc” trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hiệp ước phòng thủ tương hỗ năm 1951 giữa hai nước vẫn là nền tảng cho mối quan hệ an ninh song phương.
Trong khi đó, tàu chiến mới của Hải quân Philippines, BRP Miguel Malvar, đã cập cảng tại Căn cứ Hải quân Subic vào tháng 4 năm 2025. Đây cũng là một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội nhằm thích ứng với “bối cảnh an ninh khu vực đang thay đổi”, theo AFP. Cũng theo tờ Newsweek, chiếc tàu hộ tống cùng lớp mang tên lửa dẫn đường BRP Diego Silang do Hàn Quốc chế tạo dự kiến sẽ đến Philippines vào tháng 7 năm 2025.
