Thằng Bố Tao
Tôi là Thằng mặt lồn
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam tại Australia qua lời kể của nhân chứng
Chủ Nhật, 05:18, 27/04/2025
VOV.VN - Chiến thắng 30/4/1975 là một dấu mốc vô cùng quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam. Làm nên chiến thắng này có sự đóng góp không nhỏ từ phong trào yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam của người dân Australia.
Vào những ngày tháng Tư lịch sử này, phóng viên VOV thường trú tại Australia đã có dịp gặp lại một số nhân vật đã tham gia phong trào này, để hiểu hơn về những gì mà họ đã làm để giúp Việt Nam có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Play
Mute
Loaded: 0.00%
Remaining Time -9:58
Australia sớm can dự vào cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1962 khi cử 30 chuyên gia quân sự sang giúp chính quyền miền Nam Việt Nam và sau đó tăng dần sự ủng hộ bằng việc gửi thêm quân đến Việt Nam. Tuy vậy đến năm 1964, phong trào phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam mới bùng phát khi nước này ban hành quy định bắt một bộ phận thanh niên phải đi lính và ngày càng nhiều hình ảnh, tin tức về cuộc chiến được phát trên đài truyền hình của Australia.
Joe Deakin, một thanh niên khi đó mới 16 tuổi đã nhanh chóng gia nhập Đảng ******** Australia. Tại đây ông đã được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ và tham gia vào nhiều hoạt động của Đảng ******** Australia, trong đó có các cuộc tuần hành chống lại cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam.

Ông Joe Deakin tham gia vào Liên đoàn thủy thủ Australia và cùng họ xuống đường phản đối cuộc chiến.
Sau này, ông đã tham gia vào Liên đoàn thủy thủ Australia và cùng họ xuống đường phản đối cuộc chiến: “Cuộc chiến này không đúng và cũng không phù hợp. Trong Liên đoàn của chúng tôi, các thủy thủ có nhiều cơ hội để được hiểu về những gì đang diễn ra trên thế giới… Việc Pháp bị Việt Minh đánh đuổi ra khỏi Việt Nam và sự lãnh đạo của Bác Hồ,…các thủy thủ chúng tôi đều biết vì đều được mọi người chia sẻ. Và những gì xảy ra với Việt Nam khi đó khiến tôi không thể chấp nhận được. Và trước khi phong trào mở rộng, tôi đã kịp tìm hiểu kỹ hơn về các hành động cực đoan của Mỹ tại Việt Nam, ở miền Bắc cũng như miền Nam”.
Các thủy thủ là một trong những lực lượng tiên phong trong phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam bởi nhiều người trong số họ đã đến đây và tận mắt nhìn thấy những gì diễn ra nên đã không ngần ngại chia sẻ các thông tin này để người dân Australia, như chàng thanh niên Joe Deakin năm đó, có thể hiểu hơn về cuộc chiến này. Lúc đầu chỉ các thủy thủ là thành viên của Liên đoàn thủy thủ Australia tham gia các cuộc nói chuyện này, song sau đó, vì các cuộc gặp mặt đã mang đến nhiều thông tin mới nên đã thu hút ngày càng nhiều sinh viên đến tham dự, khiến cho các thông tin chân thực về cuộc chiến tại Việt Nam ngày càng được lan rộng và được đông đảo nhiều người biết đến, qua đó đã làm cho phong trào phản đối cuộc chiến tại Việt Nam ngày càng mở rộng.
Ông Joe Deakin nhớ lại: “Chúng tôi có rất nhiều thành viên căm ghét chiến tranh và chúng tôi đã nói chuyện với họ về những gì diễn ra khi đó và sau đó đã lôi kéo được nhiều sinh viên, những bạn sinh viên trẻ tuổi. Họ đã tham gia nhiều cuộc họp của chúng tôi và sau đó quay trở về ký túc xá để lan truyền lại các thông tin mà các thủy thủ đã chia sẻ. Chúng tôi đã chuyển cho các sinh viên các tờ rơi và phong trào phát triển từ đó. Tôi tự hào để nói rằng, nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phòng trào chống lại cuộc chiến tại Việt Nam và yêu cầu đưa quân về nước đã bắt đầu từ liên đoàn của chúng tôi, liên đoàn thủy thủ Australia”.
Vào năm 1964 khi những thông tin về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam bắt đầu lan rộng tại Australia và chính phủ nước này ban hành quy định bắt buộc một số thanh niên phải đi lính đã gây ra một sự phẫn nộ lớn trong tầng lớp thanh niên Australia khi đó.
Vào năm 1965 khi đang là sinh viên tại Đại học Sydney, chàng thanh niên Rowan Cahill đã bị buộc đi lính. Tuy nhiên khi đó, ông đã tìm mọi cách để không phải đi lính bởi nhận thấy rằng cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam là không đúng và ông không có quyền đến Việt Nam để tham gia vào cuộc chiến này.

Ông Rowan Cahill tìm mọi cách để không phải đi lính bởi nhận thấy rằng cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam là không đúng.
Kể từ đó, ông đã tham gia nhiều hơn vào phong trào phản đối chiến tranh và dần trở thành một trong những thành viên nòng cốt của phong trào tại thành phố Sydney: “Tôi đã trở thành thành viên nòng cốt của phong trào, giúp tổ chức các cuộc biểu tình, xuất hiện rất nhiều trong các hoạt động của phong trào, viết nhiều bài báo và cùng với người khác thành lập một tờ báo. Tôi đã cùng với các bạn của mình đưa phong trào của sinh viên, những người trẻ tuổi kết nối với phong trào của liên đoàn thương mại để trở thành phong trào lớn mạnh với sự tham gia của nhiều người. Tôi chưa bao giờ gặp các công nhân, các thủy thủ nhưng cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam đã đưa chúng tôi đến với nhau”.
Từ năm 1969, các hoạt động chống lại cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam bùng phát mạnh mẽ tại Australia,. Hàng trăm nghìn người đã xuống đường trong các cuộc tuần hành và biểu tình lớn nhỏ. Trong tháng 3 và tháng 4/1969, các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh tại Việt Nam đã diễn ra trên khắp đất nước Australia. Phong trào này đã đạt đến đỉnh điểm vào tháng 5/1970 khi hơn 200 nghìn người ở trên khắp Australia đã tham gia cuộc diễu hành lớn đầu tiên phản đối chiến tranh.
Ông Rowan Cahill đã tham gia tổ chức nhiều cuộc tuần hành, biểu tình phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam, trong đó sự kiện mà ông luôn ghi nhớ, đó là cuộc diễu hành lớn nhất và đầu tiên với sự tham gia của hơn 200 nghìn người trên toàn đất nước mà ông tham dự tại địa điểm Tòa thị chính thành phố Sydney vào ngày 8/5/1970.
Quay trở lại nơi này 55 năm sau, ông Rowan Cahill vẫn còn nhớ rõ những gì đã xảy ra vào thời điểm đó: “Trong cuộc diễu hành đầu tiên và cũng là lớn nhất có khoảng 25 nghìn người đã tập trung tại đây (Tòa thị chính thành phố Sydney). Phía trên kia các bảng, các biểu ngữ cùng với dàn loa để kêu gọi chống lại cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, rút quân khỏi Việt Nam và chấm dứt quy định bắt người dân phải đi lính. Và phía xa xa kia là rất nhiều người phản đối chiến tranh. Sự thay đổi lớn đã diễn ra khi Australia can dự vào cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam từ sau 1962. Khi Australia đưa quân sang Việt Nam vào năm 1965, đa số người dân Australia ủng hộ cuộc chiến và ủng hộ quy định bắt người dân đi lính, tuy vậy đến năm 1970 điều này đã thay đổi”.
Không chỉ nói chuyện chia sẻ thông tin về cuộc chiến tại Việt Nam, kêu gọi người dân xuống đường tuần hành, biểu tình, các phong trào xã hội tại Australia còn viết thư cho giới chức Australia và Mỹ, cố gắng tiếp cận với quan chức trong chính quyền Australia để thuyết phục họ đưa quân rời khỏi Việt Nam. Mặc dù các nỗ lực đối thoại để thuyết phục chính quyền Australia không thành công song những thông tin về cuộc chiến ngày càng đến với nhiều người, làm cho phong trào phản đối chiến tranh lan rộng, gây sức ép ngày càng lớn lên chính quyền.
Nhìn lại sau hơn 50 năm, ký ức về một thời đầy nhiệt huyết, sôi nổi đó vẫn in đậm trong tâm trí của những người tham gia các cuộc diễu hành, biểu tình ngày đó: “Ký ức đẹp vẫn còn tồn tại trong tôi đó là những cuộc tụ tập của rất đông người ở trên phố, vào những năm 1970 với khoảng 25 nghìn người tham gia. Khoảng khắc vinh quang chính là lúc đông đảo người dân tập trung lại để nói với chính phủ Australia rằng như vậy là quá đủ và họ nói “không” với chiến tranh. Mọi người đã xuống đường. Thật là tuyệt vời khi tham gia các cuộc tuần hành và thấy rằng, cứ đến các cuộc tiếp theo thì số người tham gia lại đông hơn và cứ như vậy, các cuộc tiếp sau lại đông người tham gia hơn các cuộc trước đó. Điều này đã làm cho tôi rất cảm động. Khẩu hiệu hay nhất có lẽ là từ các cuộc tuần hành từ trường Đại học Sydney. Có những cuộc có tới 1000 người đi cùng chúng tôi và khi đó một trong những khẩu hiểu phổ biến nhất mà chúng tôi đồng thanh hô vang lúc đó là “Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh”.

Xe của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson bị người biểu tình phản chiến ném sơn khi ông đến Melbourne trong chuyến công du Australia, 21/10/1966. Ảnh: Getty
Trong bối cảnh phong trào phản đối chiến tranh trên toàn thế giới dâng cao, vào giữa năm 1969, Mỹ đã tuyên bố sẽ rút quân khỏi Việt Nam khiến người dân Australia càng hy vọng chính phủ nước này cũng sẽ đẩy nhanh kế hoạch đưa con em mình về nước nên đã tiếp tục xuống đường tuần hành trong cả năm 1970 cho đến giữa năm 1971 với sự tham gia của khoảng 350 nghìn người. Phong trào này đã dừng lại vào cuối năm 1971 khi Australia đã rút hầu hết quân khỏi Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, cùng với phong trào phản đối chiến tranh trên toàn thế giới, phong trào phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Australia đã đóng góp tiếng nói để buộc Mỹ chấm dứt cuộc chiến phi lý tại Việt Nam, mang lại hòa bình, thống nhất cho đất nước.