Không tên2
Gió lạnh đầu buồi

Tại Hà Nội, nhiều quán ăn đã điều chỉnh giá bán. Một số quán bún, phở tăng thêm 5.000 đồng mỗi bát.
Một quán bún tại Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vừa thông báo điều chỉnh tăng giá sau thời gian dài giữ nguyên mức cũ. Theo chủ quán, do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh – đặc biệt là thịt, rau xanh, gas và gia vị – việc tăng giá bán là điều bắt buộc để đảm bảo chất lượng món ăn và duy trì hoạt động. Quán buộc phải tăng thêm 5.000 đồng mỗi suất. Từ mức phổ biến 30.000 đồng trước đây, hầu hết món trong thực đơn đã được điều chỉnh lên 35.000–40.000 đồng/suất.
Chủ quán bún chia sẻ: “Giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục từ đầu năm. Giá 30.000 đồng/suất hiện không còn phù hợp. Chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá lên để duy trì hoạt động, dù biết sẽ ảnh hưởng đến lượng khách”.
Giá thịt lợn tăng khoảng 30-40% tùy loại so với năm ngoái, thịt bò cũng đắt thêm khoảng 10%. Nhiều mặt hàng khác như dầu ăn, hạt tiêu cũng tăng giá liên tục.
Cách đó không xa, một quán phở cũng treo biển thông báo tăng giá. Theo chủ quán này, trước đây có nhiều loại phở chỉ 35.000 đồng/bát, nhưng nay thấp nhất là 40.000 đồng. Chủ quán cho biết giá thịt bò, xương ninh nước dùng và các loại rau thơm đều tăng mạnh. Riêng giá thịt bò đã tăng từ 10-15% so với cuối năm ngoái. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cùng với chi phí vận chuyển, điện nước khiến các quán ăn buộc phải điều chỉnh thực đơn nếu không muốn chịu lỗ.
Tại một quán phở ở Tây Mỗ (Hoài Đức, Hà Nội), chủ quán thông báo tăng thêm 5.000 đồng cho các món như phở bò tái, tái gầu, tái nạm, nâng giá lên 40.000 đồng/bát. Theo nhân viên cửa hàng, việc tăng giá là cần thiết để duy trì lợi nhuận. Nhờ là quán ăn gia đình, không phải trả chi phí thuê mặt bằng nên trước đây mới giữ được mức giá ổn định trong thời gian dài.
Tình trạng giá cả leo thang không chỉ ảnh hưởng đến người bán mà còn tác động rõ rệt đến thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Nhiều người dân cho biết họ phải cân nhắc kỹ hơn khi ăn uống bên ngoài. “Thấy giá tăng, tôi cũng hạn chế ăn tiệm. Nếu có, tôi sẽ gọi tô nhỏ hoặc ăn ít lại,” anh Hưng, một nhân viên văn phòng chia sẻ.
Bên cạnh nguyên liệu, chi phí mặt bằng cũng là gánh nặng lớn đối với nhiều chủ quán ăn, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố. Điều này khiến nhiều quán ăn nhỏ lẻ phải tính đến phương án tăng giá bán hoặc cắt giảm quy mô.
Một quán bún tại Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vừa thông báo điều chỉnh tăng giá sau thời gian dài giữ nguyên mức cũ. Theo chủ quán, do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh – đặc biệt là thịt, rau xanh, gas và gia vị – việc tăng giá bán là điều bắt buộc để đảm bảo chất lượng món ăn và duy trì hoạt động. Quán buộc phải tăng thêm 5.000 đồng mỗi suất. Từ mức phổ biến 30.000 đồng trước đây, hầu hết món trong thực đơn đã được điều chỉnh lên 35.000–40.000 đồng/suất.
Chủ quán bún chia sẻ: “Giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục từ đầu năm. Giá 30.000 đồng/suất hiện không còn phù hợp. Chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá lên để duy trì hoạt động, dù biết sẽ ảnh hưởng đến lượng khách”.
Giá thịt lợn tăng khoảng 30-40% tùy loại so với năm ngoái, thịt bò cũng đắt thêm khoảng 10%. Nhiều mặt hàng khác như dầu ăn, hạt tiêu cũng tăng giá liên tục.
Cách đó không xa, một quán phở cũng treo biển thông báo tăng giá. Theo chủ quán này, trước đây có nhiều loại phở chỉ 35.000 đồng/bát, nhưng nay thấp nhất là 40.000 đồng. Chủ quán cho biết giá thịt bò, xương ninh nước dùng và các loại rau thơm đều tăng mạnh. Riêng giá thịt bò đã tăng từ 10-15% so với cuối năm ngoái. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cùng với chi phí vận chuyển, điện nước khiến các quán ăn buộc phải điều chỉnh thực đơn nếu không muốn chịu lỗ.
Tại một quán phở ở Tây Mỗ (Hoài Đức, Hà Nội), chủ quán thông báo tăng thêm 5.000 đồng cho các món như phở bò tái, tái gầu, tái nạm, nâng giá lên 40.000 đồng/bát. Theo nhân viên cửa hàng, việc tăng giá là cần thiết để duy trì lợi nhuận. Nhờ là quán ăn gia đình, không phải trả chi phí thuê mặt bằng nên trước đây mới giữ được mức giá ổn định trong thời gian dài.
Tình trạng giá cả leo thang không chỉ ảnh hưởng đến người bán mà còn tác động rõ rệt đến thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Nhiều người dân cho biết họ phải cân nhắc kỹ hơn khi ăn uống bên ngoài. “Thấy giá tăng, tôi cũng hạn chế ăn tiệm. Nếu có, tôi sẽ gọi tô nhỏ hoặc ăn ít lại,” anh Hưng, một nhân viên văn phòng chia sẻ.
Bên cạnh nguyên liệu, chi phí mặt bằng cũng là gánh nặng lớn đối với nhiều chủ quán ăn, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố. Điều này khiến nhiều quán ăn nhỏ lẻ phải tính đến phương án tăng giá bán hoặc cắt giảm quy mô.