
-Lịch sử kiến trúc thế giới đã trải qua hàng nghìn năm với rất nhiều phong cách, trường phái khác nhau. Có những loại hình kiến trúc đã trở thành chuẩn mực, vẻ đẹp bất diệt đi cùng năm tháng. Câu hỏi đặt ra: quốc gia nào có kiến trúc đẹp nhất thế giới.
-Nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Pháp, vì phong cách kiến trúc Pháp thì rất đẹp và vô cùng nổi tiếng , sức ảnh hưởng rất rộng trên thế giới. Có 2 lý do khiến các phong cách kiến trúc đến từ Pháp phổ biến như vậy. Đầu tiên là ngành kiến trúc ở Pháp rất phát triển, các KTS đến từ Pháp cũng rất giỏi. Thứ 2 là đi cùng phong trào khai phá thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu suốt nhiều thế kỷ. Pháp cũng có rất nhiều thuộc địa trải khắp thế giới. Người Pháp đem văn hóa của mình trong đó có cả kiến trúc sang các nước thuộc địa và phổ biến loại hình này rộng rãi, trong đó có VN. Với gần 100 năm là thuộc địa của Pháp, người VN đã hiểu thế nào là kiến trúc, đã biết thế nào là cái đẹp, là nghệ thuật xây dựng không gian sống. Có rất nhiều công trình Pháp xây dựng tại VN và thậm chí sức ảnh hưởng của kiến trúc Pháp vẫn còn đến tận ngày nay...
-Tuy nhiên, nền móng của kiến trúc châu Âu lại đến từ 1 quốc gia khác, và với quan điểm của tao, Pháp chỉ đứng thứ 2 về kiến trúc. Còn vị trí số 1 không ai khác ngoài Italia... Vậy kiến trúc Ý có những gì và tại sao kiến trúc Ý lại là số 1, là thước đo chuẩn mực của kiến trúc châu Âu & thế giới?
-Tiền thân của nước Ý hiện tại chính là đế chế La Mã hùng mạnh trong quá khứ. Thừa hưỏng nền tảng tri thức trong nhiều lĩnh vực từ người Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã phát huy những tinh hoa tri thức đó đạt tới đỉnh cao, trong đó có cả kiến trúc. Có 1 thống kê (ko biết chính xác hay ko) cho rằng 60% các công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của nhân loại được xây dựng tại nước Ý. Tính đến năm 2023, Ý là quốc gia có nhiều di sản UNESCO nhất thế giới với 59 di sản, trong đó có rất nhiều tuyệt tác kiến trúc. Quốc gia có nhiều di sản UNESCO thứ 2 trên thế giới là Trung Quốc (57 di sản). Mặc dù, lịch sử phát triển của Trung Quốc còn lâu đời hơn La Mã và diện tích TQ thì lớn gấp 32 lần Ý. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng vô cùng lớn của đế chế La Mã tới lịch sử phát triển của nhân loại.
Đế chế La Mã
Đế quốc Đông La Mã
-Để nói về kiến trúc Ý thì đơn thuần kiến trúc là chưa đủ mà phải xét tổng thể yếu tố mỹ thuật. Nhiều người chỉ hiểu mỹ thuật đơn giản là vẽ vời, nhưng mỹ thuật có nghĩa rộng hơn nhiều. Mỹ = thẩm mỹ, thuật = nghệ thuật, mỹ thuật là nghệ thuật thẩm mỹ, nó bao gồm cả kiến trúc, hội họa, điêu khắc, tạo hình... Các công trình kiến trúc Ý là sự kết hợp của các KTS, các danh họa, các nghệ nhân điêu khắc. Đỉnh cao rực rỡ nhất chính là thời kỳ Phục Hưng với rất nhiều công trình tuyệt tác.
I-Các phong cách kiến trúc
-Với khoảng 1500 tồn tại, đế chế La Mã sau đó là đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là Đế quốc Byzantine) đã phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực và để lại vô số tinh hoa cho nhân loại. Riêng về kiến trúc, mảnh đất này cũng là nơi ra đời của rất nhiều phong cách kiến trúc nổi tiếng, hoặc là tiền thân của các phong cách kiến trúc khác ra đời.
-Hãy điểm qua những phong cách kiến trúc nổi tiếng nhất có nguồn gốc từ Ý.
1.Kiến trúc La Mã cổ đại
-Được hấp thụ tinh hoa từ kiến trúc Hy Lạp cổ đại trước đó. Người La Mã đã phát triển quy mô các công trình nên 1 tầm cao mới, to dẹp hơn, hoành tráng hơn. Đặc điểm dễ nhận thấy của kiến trúc thời kỳ này chính là kết cầu vòm được sử dụng và đc xây dựng chủ yếu từ đá, loại vật liệu tự nhiên đẹp và rất bền bỉ. Các công trình công cộng quy mô lớn, hệ thống hạ tầng trải rộng đều có dấu ấn của kết cấu vòm. Công trình biểu tượng của thời kỳ này chính là đấu trường La Mã huyền thoại tại Roma., được xây dựng vào thế kỉ thứ nhất Sau công nguyên.
-Ngày nay, hình ảnh kết cấu vòm La Mã vẫn đc tái hiện, nếu nhìn vào đồng tiền chung châu Âu Euro, một mặt của các tờ tiền đều đc in hình những công trình kiến trúc có kết cấu vòm La Mã (đồng 5 euro và đồng 10 euro)
2.Kiến trúc Byzantine
Phong cách kiến trúc này xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là đế quốc Byzantine (330-1453), tiêu biểu bởi các mái vòm hình tròn và các mái vòm có khoảng vượt lớn. Thành phố Constantinopolis ngày nay chính là Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
-Kiến trúc Byzantine sớm được xây dựng như một sự tiếp nối của kiến trúc La Mã cổ đại. Chuyến dịch về phong cách, tiến bộ công nghệ, và thay đổi chính trị và lãnh thổ có nghĩa là một phong cách khác biệt dần dần xuất hiện và thấm nhuần ảnh hưởng nhất định từ vùng Cận Đông và kế hoạch sử dụng cách bố trí Hy Lạp trong kiến trúc nhà thờ. Các tòa được tăng độ phức tạp hình học, gạch và thạch cao đã được sử dụng ngoài việc đá trong trang trí của các cấu trúc quan trọng công cộng, các trật tự cổ điển đã được sử dụng tự do hơn, ghép thay thế trang trí chạm khắc, mái vòm phức tạp dựa trên cầu tàu lớn, và cửa sổ ánh sáng lọc qua tấm mỏng thạch cao tuyết hoa nhẹ nhàng để chiếu sáng nội thất.
-Các công trình tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến Thánh đường Palatina (Parlemo-Ý) , Vương cung thánh đường San Vitale (Ravenna-Ý), Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương Hagia Sophia (Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ).
Thánh đường Palatina (Parlemo-Ý)
Vương cung thánh đường San Vitale (Ravenna-Ý)
Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương Hagia Sophia (Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ)
3.Kiến trúc Romanesque
-Gọi đơn giản là kiến trúc Roman, phong cách này tiếp nối sau phong cách Kiến trúc Byzantine. Xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ thứ 6 và đạt cực thịnh vào thế kỷ 11. Phong cách này là sự kết hợp của các phong cách kiến trúc La Mã cổ đại, Byzantine cùng với các truyền thống địa phương. Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha...
-Đặc điểm của phong cách Roman
+Loại hình kiến trúc không quá đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
+Kiến trúc này không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.
+Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh.
+Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang.
+Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.
-Các công trình tiêu biểu của phong cách Roman được trải khắp châu Âu, có thể kể đến như: Tu viện Basilica di San Giovanni (Laterano- Roma), Nhà thờ Saint pierre, Angoulême (Pháp) , Tu viện Lessay Abbey, Normandy (Pháp), Tu viện Maria Laach (Đức). Tại VN cũng có 1 công trình rất nổi tiếng đc xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman, đó là nhà thờ Đức bà Sài Gòn.
Tu viện Basilica di San Giovanni (Laterano- Roma)
Nhà thờ Saint pierre, Angoulême (Pháp)
Tu viện Lessay Abbey, Normandy (Pháp)
Tu viện Maria Laach (Đức)
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
-Nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Pháp, vì phong cách kiến trúc Pháp thì rất đẹp và vô cùng nổi tiếng , sức ảnh hưởng rất rộng trên thế giới. Có 2 lý do khiến các phong cách kiến trúc đến từ Pháp phổ biến như vậy. Đầu tiên là ngành kiến trúc ở Pháp rất phát triển, các KTS đến từ Pháp cũng rất giỏi. Thứ 2 là đi cùng phong trào khai phá thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu suốt nhiều thế kỷ. Pháp cũng có rất nhiều thuộc địa trải khắp thế giới. Người Pháp đem văn hóa của mình trong đó có cả kiến trúc sang các nước thuộc địa và phổ biến loại hình này rộng rãi, trong đó có VN. Với gần 100 năm là thuộc địa của Pháp, người VN đã hiểu thế nào là kiến trúc, đã biết thế nào là cái đẹp, là nghệ thuật xây dựng không gian sống. Có rất nhiều công trình Pháp xây dựng tại VN và thậm chí sức ảnh hưởng của kiến trúc Pháp vẫn còn đến tận ngày nay...
-Tuy nhiên, nền móng của kiến trúc châu Âu lại đến từ 1 quốc gia khác, và với quan điểm của tao, Pháp chỉ đứng thứ 2 về kiến trúc. Còn vị trí số 1 không ai khác ngoài Italia... Vậy kiến trúc Ý có những gì và tại sao kiến trúc Ý lại là số 1, là thước đo chuẩn mực của kiến trúc châu Âu & thế giới?
-Tiền thân của nước Ý hiện tại chính là đế chế La Mã hùng mạnh trong quá khứ. Thừa hưỏng nền tảng tri thức trong nhiều lĩnh vực từ người Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã phát huy những tinh hoa tri thức đó đạt tới đỉnh cao, trong đó có cả kiến trúc. Có 1 thống kê (ko biết chính xác hay ko) cho rằng 60% các công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của nhân loại được xây dựng tại nước Ý. Tính đến năm 2023, Ý là quốc gia có nhiều di sản UNESCO nhất thế giới với 59 di sản, trong đó có rất nhiều tuyệt tác kiến trúc. Quốc gia có nhiều di sản UNESCO thứ 2 trên thế giới là Trung Quốc (57 di sản). Mặc dù, lịch sử phát triển của Trung Quốc còn lâu đời hơn La Mã và diện tích TQ thì lớn gấp 32 lần Ý. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng vô cùng lớn của đế chế La Mã tới lịch sử phát triển của nhân loại.

Đế chế La Mã

Đế quốc Đông La Mã
-Để nói về kiến trúc Ý thì đơn thuần kiến trúc là chưa đủ mà phải xét tổng thể yếu tố mỹ thuật. Nhiều người chỉ hiểu mỹ thuật đơn giản là vẽ vời, nhưng mỹ thuật có nghĩa rộng hơn nhiều. Mỹ = thẩm mỹ, thuật = nghệ thuật, mỹ thuật là nghệ thuật thẩm mỹ, nó bao gồm cả kiến trúc, hội họa, điêu khắc, tạo hình... Các công trình kiến trúc Ý là sự kết hợp của các KTS, các danh họa, các nghệ nhân điêu khắc. Đỉnh cao rực rỡ nhất chính là thời kỳ Phục Hưng với rất nhiều công trình tuyệt tác.
I-Các phong cách kiến trúc
-Với khoảng 1500 tồn tại, đế chế La Mã sau đó là đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là Đế quốc Byzantine) đã phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực và để lại vô số tinh hoa cho nhân loại. Riêng về kiến trúc, mảnh đất này cũng là nơi ra đời của rất nhiều phong cách kiến trúc nổi tiếng, hoặc là tiền thân của các phong cách kiến trúc khác ra đời.
-Hãy điểm qua những phong cách kiến trúc nổi tiếng nhất có nguồn gốc từ Ý.
1.Kiến trúc La Mã cổ đại
-Được hấp thụ tinh hoa từ kiến trúc Hy Lạp cổ đại trước đó. Người La Mã đã phát triển quy mô các công trình nên 1 tầm cao mới, to dẹp hơn, hoành tráng hơn. Đặc điểm dễ nhận thấy của kiến trúc thời kỳ này chính là kết cầu vòm được sử dụng và đc xây dựng chủ yếu từ đá, loại vật liệu tự nhiên đẹp và rất bền bỉ. Các công trình công cộng quy mô lớn, hệ thống hạ tầng trải rộng đều có dấu ấn của kết cấu vòm. Công trình biểu tượng của thời kỳ này chính là đấu trường La Mã huyền thoại tại Roma., được xây dựng vào thế kỉ thứ nhất Sau công nguyên.
-Ngày nay, hình ảnh kết cấu vòm La Mã vẫn đc tái hiện, nếu nhìn vào đồng tiền chung châu Âu Euro, một mặt của các tờ tiền đều đc in hình những công trình kiến trúc có kết cấu vòm La Mã (đồng 5 euro và đồng 10 euro)



2.Kiến trúc Byzantine
Phong cách kiến trúc này xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là đế quốc Byzantine (330-1453), tiêu biểu bởi các mái vòm hình tròn và các mái vòm có khoảng vượt lớn. Thành phố Constantinopolis ngày nay chính là Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
-Kiến trúc Byzantine sớm được xây dựng như một sự tiếp nối của kiến trúc La Mã cổ đại. Chuyến dịch về phong cách, tiến bộ công nghệ, và thay đổi chính trị và lãnh thổ có nghĩa là một phong cách khác biệt dần dần xuất hiện và thấm nhuần ảnh hưởng nhất định từ vùng Cận Đông và kế hoạch sử dụng cách bố trí Hy Lạp trong kiến trúc nhà thờ. Các tòa được tăng độ phức tạp hình học, gạch và thạch cao đã được sử dụng ngoài việc đá trong trang trí của các cấu trúc quan trọng công cộng, các trật tự cổ điển đã được sử dụng tự do hơn, ghép thay thế trang trí chạm khắc, mái vòm phức tạp dựa trên cầu tàu lớn, và cửa sổ ánh sáng lọc qua tấm mỏng thạch cao tuyết hoa nhẹ nhàng để chiếu sáng nội thất.
-Các công trình tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến Thánh đường Palatina (Parlemo-Ý) , Vương cung thánh đường San Vitale (Ravenna-Ý), Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương Hagia Sophia (Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ).

Thánh đường Palatina (Parlemo-Ý)

Vương cung thánh đường San Vitale (Ravenna-Ý)

Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương Hagia Sophia (Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ)
3.Kiến trúc Romanesque
-Gọi đơn giản là kiến trúc Roman, phong cách này tiếp nối sau phong cách Kiến trúc Byzantine. Xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ thứ 6 và đạt cực thịnh vào thế kỷ 11. Phong cách này là sự kết hợp của các phong cách kiến trúc La Mã cổ đại, Byzantine cùng với các truyền thống địa phương. Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha...
-Đặc điểm của phong cách Roman
+Loại hình kiến trúc không quá đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
+Kiến trúc này không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.
+Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh.
+Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang.
+Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.
-Các công trình tiêu biểu của phong cách Roman được trải khắp châu Âu, có thể kể đến như: Tu viện Basilica di San Giovanni (Laterano- Roma), Nhà thờ Saint pierre, Angoulême (Pháp) , Tu viện Lessay Abbey, Normandy (Pháp), Tu viện Maria Laach (Đức). Tại VN cũng có 1 công trình rất nổi tiếng đc xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman, đó là nhà thờ Đức bà Sài Gòn.

Tu viện Basilica di San Giovanni (Laterano- Roma)

Nhà thờ Saint pierre, Angoulême (Pháp)

Tu viện Lessay Abbey, Normandy (Pháp)

Tu viện Maria Laach (Đức)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Sửa lần cuối: