Sài Gòn vẽ lại địa giới hành chánh

tradaduongphen

Trẩu tre
Mars

Chiều 15.4, Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 39 đã thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.​


Theo đó, TP.HCM sẽ sắp xếp từ 273 phường, xã, thị trấn hiện hữu còn 102 đơn vị, đảm bảo yêu cầu của T.Ư giảm từ 60 - 70% số xã.

TP.HCM vẽ lại địa giới hành chính - Ảnh 1.
TP.HCM sẽ sắp xếp từ 273 phường, xã, thị trấn hiện hữu còn 102 đơn vị, đảm bảo yêu cầu của T.Ư giảm từ60 - 70% số xã

ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Theo đánh giá của Thành ủy TP.HCM, phương án sáp nhập còn 102 phường, xã đảm bảo cấp xã không phải là cấp huyện thu nhỏ, có quy mô dân số và diện tích tự nhiên quá lớn để xa dân. Đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quán xuyến được địa bàn, nắm bắt tình hình, gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Trước đó, Bình Dương đã xây dựng phương án sắp xếp từ 91 phường, xã còn 36 phường, xã. Bà Rịa - Vũng Tàu giảm từ 77 phường, xã còn lại 30 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã.

Có thể mở rộng qua địa giới cũ​

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM, cho biết đề án sáp nhập TP.HCM và 2 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương nhằm phát huy tiềm năng về diện tích, dân số, kết quả tăng trưởng kinh tế của 3 địa phương để trở thành một cực tăng trưởng mới của cả nước. TP.HCM sau hợp nhất rộng 6.772 km², dân số hơn 13,7 triệu người với 168 ĐVHC cơ sở, là một siêu đô thị mới của khu vực Đông Nam bộ. Theo thống kê, tổng thu ngân sách năm 2024 của 3 địa phương gần 678.000 tỉ đồng.

TP.HCM vẽ lại địa giới hành chính - Ảnh 2.
Dự kiến Q.1 sắp xếp từ 10 phường còn 4 phường

ẢNH: NHẬT THỊNH
TP.HCM cũng đưa ra lộ trình cụ thể cho phương án sáp nhập. Theo đó, TP.HCM hoàn thiện các phương án, đề án gửi về T.Ư trước ngày 1.5; hoàn thành sắp xếp, tổ chức ĐVHC cấp xã trước ngày 30.6. Tiếp đó, triển khai thành lập tổ chức đảng cấp xã, chuẩn bị kế hoạch kết thúc hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị cấp huyện trước ngày 1.7. Ngoài ra, địa phương phối hợp chặt chẽ với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai đề án sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hoàn thành đi vào hoạt động trước ngày 15.9.

Bên cạnh đó, tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho rằng các địa phương không nên cứng nhắc, có thể vượt qua ranh giới hành chính hiện hữu để xây dựng phương án. Về ranh giới cụ thể, các quận, huyện ngồi lại để thống nhất phương án sắp xếp đảm bảo thuận tiện quản lý địa giới, đảm bảo phát triển KT-XH, thuận tiện cho người dân và quản lý nhà nước.

Tên gọi dễ nhớ, có ý nghĩa​

Cũng trao đổi tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, lưu ý phương án tổ chức lại ĐVHC cấp xã cần chú ý đến quy mô, số lượng, tên gọi, đảm bảo tỷ lệ theo yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp nguyện vọng của người dân. Ông cho biết thời gian qua các cơ quan chức năng của TP.HCM và 2 tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp nhịp nhàng để thống nhất các công việc cần triển khai, bao gồm cả việc đặt tên ĐVHC cấp xã mới.

TP.HCM vẽ lại địa giới hành chính - Ảnh 3.
Đồ Họa: Tuấn Anh
TP.HCM vẽ lại địa giới hành chính - Ảnh 4.
ĐỒ HOẠ: TUẤN ANH
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết thêm, lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước theo dõi rất sát sao việc triển khai sắp xếp ĐVHC của TP.HCM. Trong đó, việc dùng các địa danh, tên gọi đưa vào thơ ca, gắn liền với lịch sử, văn hóa để đặt tên phường, xã mới được đánh giá cao, là cách làm đúng hướng. Trong quá trình đặt tên, một số ý kiến phản biện, góp ý thì các đơn vị tiếp tục lấy ý kiến người dân. Đơn cử như H.Bình Chánh dự kiến đặt tên xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, nhưng khi có ý kiến đóng góp thì huyện tìm hiểu thêm địa danh khác có ý nghĩa để đặt tên, không lặp lại địa danh Vĩnh Lộc. "Cấp trên đánh giá cao không phải cái tên đẹp hay xấu mà là nhận thức của chúng ta về sự quan trọng, ý nghĩa của việc đặt tên", ông Nên chia sẻ thêm.

Trong văn bản mới đây gửi các quận, huyện, Sở Nội vụ TP.HCM đề nghị đặt tên phường, xã mới cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa và được người dân địa phương đồng tình, ủng hộ. Tên của phường, xã mới không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi thành phố khi mở rộng. Các quận, huyện nên dùng tên gọi đã có của ĐVHC trước khi sắp xếp hoặc tên gọi có giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa. Sở Nội vụ đề nghị UBND Q.1 cân nhắc khi đặt tên P.Sài Gòn, Q.5 đặt tên P.Chợ Lớn.

Ngoài ra, việc lấy tên nhân vật lịch sử để đặt tên cho phường mới cũng cần được cân nhắc kỹ trước khi lấy ý kiến người dân.

Ông Võ Ngọc Quốc Thuận, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết trong ngày 15.4, Sở Nội vụ TP.HCM và 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm việc điều chỉnh ranh, tên gọi phường, xã mới. Theo đó, TP.HCM và Bình Dương có 4 phường trùng tên gồm: Tân Định, Tân Bình, Bình Mỹ và Bình Hòa; còn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương trùng tên xã Phước Hòa. Sở Nội vụ 3 địa phương sẽ tham mưu phương án đặt lại tên ĐVHC mới để tránh trùng lắp khi sáp nhập.
 

Có thể bạn quan tâm

Top