Từ cổ chí kim trong lịch sử Trung Hoa, cứ Hán mạnh thì Hồ suy, Hán suy thì Hồ mạnh. Đó là lẽ rất tự nhiên.
Thời Hán, Hán phá Hung nô, đánh Đông Hồ, đẩy lùi người du mục, chiếm đất, cướp gia súc của họ. Đến thời Tấn, qua loạn bát vương, Tấn suy yếu thì Ngũ Hồ vào Trung Nguyên đẩy nhà Tấn xuống Giang Đông
Thời Đường, Lý Tĩnh đánh Thổ Cốc Hồn, Lý Tích phá đông đột quyết. Quân đường đánh tới bắc hải (hồ Baikal) chở nặng mà về. Thế nhưng tới cuối nhà Đường, phải dựa vào người Sa Đà đánh Hoàng Sào. Đường mất 3 trong 5 nước Ngũ Đại là nước của bộ Sa Đà. Không những thế người Khất Đan hùng mạnh ở phương Bắc chiếm được 16 châu Yên, Vân nên lúc nào cũng dòm ngó Trung Nguyên. Tống thay Hậu Chu (960), thống nhất Trung Quốc, nhưng Thái Tông 2 lần cầm quân đánh Liêu đều thua lớn, nên từ đó k bao giờ chủ động đánh Liêu nữa.
Tống là triều đại vô cùng yếu về võ bị. Cái này có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân quan trọng nhất là nhà Tống trọng võ khinh văn. Thời Đường mạt, Ngũ Đại, quân đội ở ngoài quá mạnh, cấm binh yếu, tướng lĩnh cầm trọng binh, lật vua cũ, tự lập rất nhiều. Thái Tổ triệt tiêu điều ấy, kéo quân mạnh về làm cấm quân, cho quân già yếu ra làm phên dậu, lại cho văn quan (có lúc là hoạn quan) đúng trên võ quan, điều khiển quân đội, tướng soái thì luân phiên 3-5 năm/nhiệm kỳ, điều đi chỗ khác, quân đội thiếu thốn mà k có kỷ luật, tác chiến kém, nên dù có lúc nhà Tống có tới cả 100 vạn quân, mà đánh là thua.
Thời đó, kinh tế phồn thịnh, dân cư đông đúc giàu có (những miền Giang Nam, Biện Lạc, Kinh Triệu, Hồ Quảng...đều phát triển chưa từng có). Vua Tống cho rằng mang chút vàng lụa cho Liêu, Hạ là xong, k cần khổ cực phát triển quân đội làm gì. Sau hoà ước Thiền Uyên 1005, Tống Liêu có giai đoạn 100 năm yên ổn vô sự. Võ bị càng ngày càng kém (Liêu cũng vậy, bị Hán hoá nên võ bị kém)
Một nguyên nhân quan trọng khác là việc người Tống mất 16 châu Yên Vân. Nơi đây là nơi nằm sâu trong trường thành, lại là thao trường người Hán luyện ngựa từ thời Bắc Tề. Nên nhà Tống KHÔNG CÓ KỴ BINH MẠNH để chống lại quân du mục
Cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12, các bộ lạc người Nữ Chân bắt đầu quật khởi. Đặc điểm của người Nữ Chân là họ - một dân tộc bán khai, sống bằng nghề săn bắn và nông nghiệp. Đó là một dân tộc du mục điển hình - dân là lính, thiện chiến (ai cũng có thể cưỡi ngựa, bắn cung) và rất hiếu chiến. Sau giai đoạn làm phụ dung của Liêu, Hoàn Nhan A Cốt Đả thấy Liêu thời Thiên tộ đế đã suy yếu, là cơ hội để người Nữ Chân quật khởi. Sau khi thống nhất người Nữ Chân, Aguda đem quân phạt liêu. Khi đó cơ cấu quân dân hợp nhất của người Kim rất hiệu quả trong việc phát triển quân đội có sức chiến đấu cao. Chỉ vài năm Kim từ vùng đông bắc, chiếm hết ngũ đô của Liêu, đuổi nhóm người Khất đan còn lại sang phía tây.
Tống và Kim có mật ước cho phép Tống lấy lại 16 châu Yên Vân, mà quân Tống ươn hèn quá mức, đánh Liêu toàn thua. Kim thấy vậy nổi máu chiếm Trung Nguyên. Đem quân đánh Tống thắng như trẻ che, còn bắt được 2 vua tống mang về bắc (nhục Tĩnh Khang nổi tiếng), cao tông triệu cấu phải rút về nam. Người Nữ chân mất chưa tới 10 năm mà kiểm soát vùng đất mênh mông từ Mãn Châu, Mông Cổ tới Hoài Hà - Tần Lĩnh. Nguyên nhân chính là sự ưu việt của mô hình quân đội độc đáo của họ, một loạt các danh tướng họ Hoàn Nhan (A Cốt Đả, Ngang, Tông Bàn, tông cán, Tông Bật...) Còn đến từ sự yếu hèn của quân đội Tống, Liêu, ưu thế kỵ binh của người Kim so với Tống - Liêu là quá lớn. Người Tống k có tướng giỏi, quân tuy đông mà k có lòng chiến đấu, lại mang bộ binh đánh kỵ binh - KHÁC NÀO ĐEM GÀ, LỢN LÀM MỒI CHO CỌP BEO.
Tiên trách kỷ hậu trách nhân, nói Kim mạnh chỉ là 6,7 phần, trách mình bạc nhược, ngu dốt phải là 9,10 phần