yeucobanthan
Trâu lái đò
Những năm 1955-1975, tổng khối lượng viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam là 1.594.724 tấn [4]. Trong đó có nhiều loại vũ khí như: 2.227.677 súng bộ binh, 43.584 súng chống tăng, 24.134 súng cối các loại, 290 pháo hỏa tiễn, 1.376 pháo mặt đất, 3.229 pháo cao xạ, 1 trung đoàn tên lửa Hồng Kỳ, 480 đạn tên lửa K6810, 142 máy bay chiến đấu, 30 tàu chiến hải quân, 127 tàu vận tải hải quân, 552 xe tăng các loại, 360 xe vỏ thép, 322 xe xích kéo pháo, 6.524 xe chuyên dùng, 15 phao cầu, 3.430 xe máy công trình, 11 ống dẫn dầu, 36 thiết bị toàn bộ [5].
Không chỉ tăng cường sức mạnh cho Việt Nam đánh Mỹ bằng các nguồn viện trợ quân sự, Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam nâng cao tiềm lực trong các lĩnh vực khác thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay dài hạn với tổng số tiền là 2.872 triệu rúp; đáp ứng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu cho Việt Nam như: sắt thép (40%), nhiên liệu lỏng (34%), phân bón (35%), máy kéo (10%), lương thực (62%), bông, sợi bông (87%) và hầu hết than mỡ, than cốc, phương tiện vận tải đường sắt [6].
![]()
Ảnh phải: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông nâng ly chúc tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, tháng 8/1957. Ảnh: TTXVN
Trong những năm 1954-1964, Trung Quốc đã cử 5.837 chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực [7]. Đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, từ tháng 6/1965-9/1966, Trung Quốc cử bộ đội công trình đến vùng Đông Bắc của Việt Nam giúp đỡ xây dựng các công trình bố phòng trên 13 đảo (Cô Tô, Cao Thầu Chảy, Thanh Lân, Dô La, Phượng Hoàng, Cát Bà, Quan Lạn, Ba Mùn, Vạn Hoa, Hòn Đoan, Pháo Trong, Vũng Hà, Hòn Mét) và các công trình bố phòng ở 8 địa điểm là Đồ Sơn, Biều Nghi, Đồng Đăng, Bãi Cháy, Trại Cài, Hòn Gai, Cửa Ông, Tiên Yên.
Từ năm 1965-1968, Trung Quốc đã cử 346 chuyên gia cùng 310.011 bộ đội sang Việt Nam, gồm bộ đội cao xạ, xây dựng công trình, làm đường sắt và đường bộ. Bộ đội Trung Quốc tham gia chiến đấu 1.659 trận, bắn rơi 126 máy bay (phía Trung Quốc tổng kết là 1.068 máy bay), hy sinh 771 người, bị thương 1.675 người [8].
Theo đề nghị của Việt Nam, giữa năm 1972, Trung Quốc cử người và phương tiện sang giúp rà mò, phá gỡ thủy lôi, bom mìn địch thả trên sông và biển. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn giúp đỡ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác như đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng, cung cấp hậu cần, đảm bảo vận chuyển... Với sự giúp đỡ của bộ đội Trung Quốc, các tuyến giao thông được đảm bảo, hệ thống đường sắt trên toàn miền Bắc được cải tạo, góp phần củng cố, nâng cao tiềm lực cho hậu phương lớn miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ.
Cùng với hoạt động tiếp nhận sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân cả nước phát huy tinh thần tự lực, tự cường, từng bước chuyển hóa sự chi viện của quốc tế thành sức mạnh nội lực to lớn, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tiến lên một cách vững chắc và giành thắng lợi trọn vẹn vào mùa Xuân lịch sử 1975.
Với việc xác định đúng đắn đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về nhiều mặt của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.
Nhìn chung, trong những ngày tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, kịp thời cả về tinh thần và vật chất của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Điều này góp phần giúp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhanh chóng đi tới thắng lợi quyết định.

Sự giúp đỡ của Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Bằng sự hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ chân thành, gần gũi với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, sẽ bị thất bại thảm hại”.
Bảo sao trận Mậu Thân thua thảm bại chắc nghe bọn cố vấn Trung Quốc chỉ đạo .