Sau lệnh áp thuế của Trump, công nhân Việt Nam hoảng loạng thực sự

Nhiều hiệp hội và doanh nghiệp bày tỏ lo ngại trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh áp thuế đối ứng với Việt Nam lên tới 46% - thuộc nhóm cao nhất trong số các nước bị áp thuế.​

đánh thuế - Ảnh 1.

Hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ được nhận định là sẽ rất khó khăn - Ảnh: Q.ĐỊNH

Theo đó, mức thuế 46% có hiệu lực từ ngày 9-4 sẽ có tác động đáng kể. Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia chính sách công, tính toán nếu kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ không đổi, 119 tỉ USD mỗi năm, thì hàng hóa của chúng ta sẽ phải chịu khoảng 54,74 tỉ USD tiền thuế, tương đương hơn 10% GDP của Việt Nam.

Trong khi đó, ông Ngô Sỹ Hoài - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thì bày tỏ mức thuế này là “khủng khiếp” và hy vọng Việt Nam có thể đưa ra đàm phán. Bởi nhiều nhận định trước đó, mức thuế dự kiến thấp hơn, song con số 46% doanh nghiệp gỗ sẽ rất khó khăn.

Cũng theo ông Hoài, hiện ngành gỗ đang chịu điều tra theo mục 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962. Vì thế có thể trước mắt chưa phải chịu áp mức thuế này, song cũng không thể đoán định được về khả năng đánh thuế sau cuộc điều tra của Mỹ.

Do vậy để ứng phó trước mắt, doanh nghiệp sẽ tìm cách đẩy hàng trước khi đưa ra phán quyết điều tra và lệnh áp thuế nhằm giảm bớt thiệt hại và tìm cách cơ cấu lại hoạt động để giảm thiệt hại.

"Chặn cửa" với hàng Việt vào Mỹ?​

Cùng đó, ông Mạc Quốc Anh, phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho rằng việc tiếp tục đánh thuế đối ứng với Việt Nam ở mức 46% là một diễn biến rất đáng quan ngại, đặc biệt trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang đối mặt với nhiều bất ổn.

Cũng bởi theo ông Quốc Anh, mức thuế 46% là quá cao. Đây là mức thuế gần như "chặn cửa" đối với hàng hóa Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu các ngành hàng chủ lực như gỗ, thép, dệt may, thủy sản, đồ gia dụng…

Mức áp thuế này cũng ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của doanh nghiệp khi bị động, lo lắng về rủi ro pháp lý và chi phí, ảnh hưởng kế hoạch sản xuất - đầu tư - thị trường.

Đặc biệt, mức thuế 46% khiến Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh. Bởi Việt Nam từng được coi là đối tác có chi phí và chất lượng tốt; mức thuế này khiến hàng hóa Việt mất sức cạnh tranh so với các đối thủ như Mexico, Ấn Độ, Thái Lan.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt với các công ty đa quốc gia sản xuất tại Việt Nam để xuất sang Mỹ. Thuế 46% có thể khiến các công ty này chuyển sản xuất sang các nước khác có mức thuế thấp hơn như Indonesia, Malaysia hoặc Thái Lan.

Cùng đó, thuế cao có thể làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong các ngành công nghiệp xuất khẩu như điện tử và máy móc.
 

Có thể bạn quan tâm

Top