TPHCM - Theo khảo sát, chạy xe điện giúp tài xế xe ôm công nghệ tiết kiệm hơn 1 triệu đồng mỗi tháng so với xe xăng.
Tài xế xe ôm công nghệ và giao hàng ở khu vực trung tâm TPHCM. Ảnh: Minh Quân
Chiều 22.5, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội, ông Lê Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Kinh tế (Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM) - cho biết thành phố đang xây dựng chương trình chuyển đổi toàn bộ xe ôm công nghệ và xe giao hàng sang xe điện, với quy mô lên tới khoảng 400.000 xe.
Theo kế hoạch, trong tháng 6 tới, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM sẽ hoàn tất dự thảo đề xuất chính sách và tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học. Sau đó, dự thảo sẽ được tổng hợp, trình UBND TPHCM xem xét vào tháng 7.
Về tính khả thi, ông Hải cho biết, Viện đã tiến hành các nghiên cứu liên quan đến nhóm phương tiện phát thải cao, trong đó xe công nghệ là đối tượng chính.
Trung bình, mỗi xe công nghệ hoạt động từ 8 đến 12 giờ mỗi ngày, di chuyển khoảng 100km - một con số đáng kể dẫn đến lượng khí thải lớn.
"Muốn kiểm soát phát thải, TPHCM phải tập trung vào nhóm xe công nghệ và xe buýt" - ông Hải nhấn mạnh.
Một khảo sát vào năm 2023 với 400 tài xế sử dụng xe xăng từ các hãng như Grab, Bee, Gojek cho thấy, với quãng đường 100km/ngày, tài xế phải tiêu tốn khoảng 70.000 - 100.000 đồng tiền xăng.
Trong khi đó, tài xế chạy xe điện của hãng Xanh SM chỉ tốn khoảng 20.000 đồng mỗi ngày cho tiền sạc điện.
Tính ra, tài xế xe điện có thể tiết kiệm hơn 1 triệu đồng mỗi tháng. Ông Hải nhận định: “Nếu dành khoản tiết kiệm này để trả góp mua xe điện thì chỉ trong vòng 24 - 30 tháng, tài xế có thể hoàn tất thanh toán”.
Ông Hải khẳng định đây là cơ sở để tin tưởng rằng chương trình chuyển đổi sang xe điện cho nhóm tài xế công nghệ là hoàn toàn khả thi.
Phần lớn xe hai bánh công nghệ ở TPHCM là xe xăng. Ảnh: Minh Quân
Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đã tổ chức hội thảo về chương trình này. Tại đây, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại cùng Sở Giao thông Vận tải TPHCM (nay là Sở Xây dựng) đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ.
Nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính cam kết sẽ xây dựng các chương trình cho vay ưu đãi, hỗ trợ tài xế chuyển đổi sang xe điện.
Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe điện cũng khẳng định sẵn sàng có chính sách ưu đãi để đồng hành cùng TPHCM.
Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cũng kiến nghị Thành phố đề xuất với Trung ương miễn lệ phí trước bạ cho xe điện đăng ký lần đầu trong 2 năm và miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tài xế công nghệ sử dụng xe điện.
“Nếu miễn VAT trực tiếp trên hóa đơn cho tài xế xe điện, trong vòng 2 - 3 năm sẽ tạo nên mức chênh lệch rõ ràng giữa xe điện và xe xăng, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi” - ông Hải phân tích.
Cũng theo ông Hải, nếu chương trình được phê duyệt và triển khai, kỳ vọng trong 2 năm tới TPHCM có thể chuyển đổi được khoảng 80% xe công nghệ hai bánh sang xe điện, tiến tới hoàn tất chuyển đổi toàn bộ trong vòng 3 - 5 năm khi kết hợp với các chính sách kiểm soát phát thải.

Tài xế xe ôm công nghệ và giao hàng ở khu vực trung tâm TPHCM. Ảnh: Minh Quân
Chiều 22.5, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội, ông Lê Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Kinh tế (Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM) - cho biết thành phố đang xây dựng chương trình chuyển đổi toàn bộ xe ôm công nghệ và xe giao hàng sang xe điện, với quy mô lên tới khoảng 400.000 xe.
Theo kế hoạch, trong tháng 6 tới, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM sẽ hoàn tất dự thảo đề xuất chính sách và tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học. Sau đó, dự thảo sẽ được tổng hợp, trình UBND TPHCM xem xét vào tháng 7.
Về tính khả thi, ông Hải cho biết, Viện đã tiến hành các nghiên cứu liên quan đến nhóm phương tiện phát thải cao, trong đó xe công nghệ là đối tượng chính.
Trung bình, mỗi xe công nghệ hoạt động từ 8 đến 12 giờ mỗi ngày, di chuyển khoảng 100km - một con số đáng kể dẫn đến lượng khí thải lớn.
"Muốn kiểm soát phát thải, TPHCM phải tập trung vào nhóm xe công nghệ và xe buýt" - ông Hải nhấn mạnh.
Một khảo sát vào năm 2023 với 400 tài xế sử dụng xe xăng từ các hãng như Grab, Bee, Gojek cho thấy, với quãng đường 100km/ngày, tài xế phải tiêu tốn khoảng 70.000 - 100.000 đồng tiền xăng.
Trong khi đó, tài xế chạy xe điện của hãng Xanh SM chỉ tốn khoảng 20.000 đồng mỗi ngày cho tiền sạc điện.
Tính ra, tài xế xe điện có thể tiết kiệm hơn 1 triệu đồng mỗi tháng. Ông Hải nhận định: “Nếu dành khoản tiết kiệm này để trả góp mua xe điện thì chỉ trong vòng 24 - 30 tháng, tài xế có thể hoàn tất thanh toán”.
Ông Hải khẳng định đây là cơ sở để tin tưởng rằng chương trình chuyển đổi sang xe điện cho nhóm tài xế công nghệ là hoàn toàn khả thi.

Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đã tổ chức hội thảo về chương trình này. Tại đây, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại cùng Sở Giao thông Vận tải TPHCM (nay là Sở Xây dựng) đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ.
Nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính cam kết sẽ xây dựng các chương trình cho vay ưu đãi, hỗ trợ tài xế chuyển đổi sang xe điện.
Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe điện cũng khẳng định sẵn sàng có chính sách ưu đãi để đồng hành cùng TPHCM.
Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cũng kiến nghị Thành phố đề xuất với Trung ương miễn lệ phí trước bạ cho xe điện đăng ký lần đầu trong 2 năm và miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tài xế công nghệ sử dụng xe điện.
“Nếu miễn VAT trực tiếp trên hóa đơn cho tài xế xe điện, trong vòng 2 - 3 năm sẽ tạo nên mức chênh lệch rõ ràng giữa xe điện và xe xăng, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi” - ông Hải phân tích.
Cũng theo ông Hải, nếu chương trình được phê duyệt và triển khai, kỳ vọng trong 2 năm tới TPHCM có thể chuyển đổi được khoảng 80% xe công nghệ hai bánh sang xe điện, tiến tới hoàn tất chuyển đổi toàn bộ trong vòng 3 - 5 năm khi kết hợp với các chính sách kiểm soát phát thải.