
Để tiết kiệm tiền điện, nhiều sinh viên thuê trọ tại Hà Nội chọn cách ngồi xuyên ngày tại cửa hàng tiện lợi, người lao động thì mua đá về làm mát hoặc lau chiếu liên tục cho bớt nóng…
Ngồi cả ngày ở cửa hàng tiện lợi để “né” tiền điện
10 giờ sáng, chị Nguyễn Minh Huế (21 tuổi – sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) bước vào một cửa hàng tiện lợi ở quận Nam Từ Liêm, gương mặt ướt đẫm mồ hôi. Tầng 2 là một không gian rộng, có điều hòa, nơi cô gái ấy coi là “chốn tránh nóng” những ngày Hà Nội vượt ngưỡng 38 độ C.
“Để tiết kiệm điện, thay vì ở nhà bật quạt học bài, mình lên đây gọi chai nước khoảng chục nghìn đồng là đã có thể ngồi từ sáng đến tối. Cứ xem như bỏ tiền thuê chỗ học bài vừa sáng sủa, vừa mát mẻ đi”, chị Huế nói.
Chị Huế (ngoài cùng bên phải) thường xuyên lựa chọn học bài, nghỉ ngơi tại một cửa hàng tiện lợi gần nhà trọ. Ảnh: Trung Hiếu.
Phòng trọ chị Huế thuê nằm trong dãy nhà cấp 4 đã cơi nới. Ban ngày, mái tôn hấp nhiệt, không gian nhỏ hẹp không thông gió khiến nhiệt độ bên trong nhiều khi cao hơn ngoài trời. “Không phải mình không muốn lắp điều hòa mà là không dám. Chủ trọ không cho gắn điều hòa riêng, bắt đóng thêm 500.000 đồng/tháng nếu ai cố ý tự gắn”.
Tiền điện tại khu trọ của chị Huế hiện được tính 4.000 đồng/kWh, không hóa đơn, không công tơ riêng. “Mỗi phòng có một ổ công tơ treo ngoài hành lang, nhưng chưa bao giờ em thấy họ ghi chỉ số. Cuối tháng chỉ nhận tin nhắn báo: “Tiền điện tháng này của phòng cháu 380.000 đồng”, hết”.
Cuối tháng, sau khi đóng học phí, gửi tiền về quê cho mẹ, chi trả tiền trọ và tiền điện, chị Huế còn vỏn vẹn hơn 300.000 đồng cho ăn uống, đi lại. “Lúc đó thì không dám nghĩ đến việc sử dụng điện lãng phí nữa. Thói quen của mình mỗi dịp hè đến là tìm đến các trung tâm thương mại hoặc cửa hàng tiện lợi rồi mua món đồ gì đó thật rẻ và ngồi đó cả ngày, có khi xuyên đêm để học tập, nghỉ ngơi”.
Nhiều sinh viên ở trọ bật quạt thay vì điều hòa để hạn chế tiền điện hàng tháng. Ảnh: Trung Hiếu.
Ông Nguyễn Văn Cừ (53 tuổi) – chủ một dãy nhà trọ tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) – chia sẻ: “Tôi có 12 phòng trọ cho thuê, mỗi phòng chỉ có một công tơ nhỏ và hợp đồng điện đứng tên tôi. Do người thuê ra vào liên tục, tôi không thể kê khai chính xác số người sử dụng điện, nên phía điện lực tính giá theo mức bậc 3 trở lên. Tôi cũng không dám thu cao hơn, chỉ chia đều dựa trên tổng số kWh cả dãy trọ rồi thông báo lại cho từng phòng”.
Tuy vậy, ông Cừ cũng bày tỏ sự thông cảm với sinh viên và người lao động nghèo: “Tôi biết mùa hè rất khổ, trời thì nóng, nhà thì chật. Nhưng nếu không chia đều theo hóa đơn tổng và mức giá đó, thì tôi phải gánh phần lỗ. Tôi cũng không muốn thu cao, nhưng hiện chưa có cách nào minh bạch và công bằng hơn.
Sinh viên lau chiếu 20 lần mỗi đêm để ngủ, không dám bật điều hòa vì sợ tiền điện “tăng vọt”
Anh Nguyễn Thành Đạt (20 tuổi – sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) đang sống trong một phòng trọ rộng khoảng 10m², nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Phòng trần thấp, kín mít, có một cửa sổ hướng đón nắng. Bên trong phòng, anh Đạt sắm một chiếc quạt cũ và chiếc sập gỗ trải chiếu lên trên, ngoài ra còn có một chiếc điều hòa được lắp sẵn bởi chủ trọ. Theo anh, những hôm Hà Nội nắng trên 38 độ, nếu không bật điều hòa, căn phòng như chiếc hộp hấp nhiệt, ngột ngạt đến nghẹt thở.
Anh Đạt cho biết: “Dù nóng nhưng mình cũng không dám bật điều hòa thường xuyên vì một tháng nếu bật liên tục sẽ tốn rất nhiều tiền điện. Chủ trọ thu 3.800 đồng/kWh, không hóa đơn. Nếu có thắc mắc thì mình phải tìm trọ khác”.
“Đêm nào mình cũng phải lấy khăn nhúng nước lạnh lau chiếu. Có hôm lau 20 lần, lau xong nằm một lát lại nóng hầm hập. Cứ vậy đến khoảng 2 – 3 giờ sáng mới ngủ được”, anh Đạt kể, mắt trũng sâu vì thiếu ngủ.
Anh Đạt giặt khăn bằng nước lạnh để lau chiếu làm mát. Ảnh: Trung Hiếu.
Từ khi lên Hà Nội học, anh Đạt làm thêm đủ việc, từ bưng bê đồ ăn đến nhận chỉnh sửa video thuê. Sau ngày dài vừa đi học, vừa đi làm, mỗi khi trở về nhà mà thời tiết nắng nóng khiến anh cảm thấy “kiệt sức”. Nhiều lúc, anh Đạt thường thả thêm đá vào trong chậu nước và đặt trước quạt để có thêm hơi mát thay vì sử dụng điều hòa có sẵn. Anh tâm sự, mục đích của việc làm này là để hạn chế tối đa tiền điện sử dụng hàng tháng.
Việc áp giá điện cho đối tượng sinh viên, người lao động thuê trọ được căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018; Thông tư số 06/2021/TT-BCT ngày 06/8/2021 Thông tư 09/2023/TT-BCT ngày 21/4/2023).
Cụ thể, trong trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình): “Nếu bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).
Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ”.
Các trường hợp chủ nhà thu tiền điện người ở trọ quá giá cao hơn quy định sẽ bị xử phạt khi bị phát hiện. Theo mục 6 khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”.
Ngồi cả ngày ở cửa hàng tiện lợi để “né” tiền điện

10 giờ sáng, chị Nguyễn Minh Huế (21 tuổi – sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) bước vào một cửa hàng tiện lợi ở quận Nam Từ Liêm, gương mặt ướt đẫm mồ hôi. Tầng 2 là một không gian rộng, có điều hòa, nơi cô gái ấy coi là “chốn tránh nóng” những ngày Hà Nội vượt ngưỡng 38 độ C.
“Để tiết kiệm điện, thay vì ở nhà bật quạt học bài, mình lên đây gọi chai nước khoảng chục nghìn đồng là đã có thể ngồi từ sáng đến tối. Cứ xem như bỏ tiền thuê chỗ học bài vừa sáng sủa, vừa mát mẻ đi”, chị Huế nói.

Chị Huế (ngoài cùng bên phải) thường xuyên lựa chọn học bài, nghỉ ngơi tại một cửa hàng tiện lợi gần nhà trọ. Ảnh: Trung Hiếu.
Phòng trọ chị Huế thuê nằm trong dãy nhà cấp 4 đã cơi nới. Ban ngày, mái tôn hấp nhiệt, không gian nhỏ hẹp không thông gió khiến nhiệt độ bên trong nhiều khi cao hơn ngoài trời. “Không phải mình không muốn lắp điều hòa mà là không dám. Chủ trọ không cho gắn điều hòa riêng, bắt đóng thêm 500.000 đồng/tháng nếu ai cố ý tự gắn”.
Tiền điện tại khu trọ của chị Huế hiện được tính 4.000 đồng/kWh, không hóa đơn, không công tơ riêng. “Mỗi phòng có một ổ công tơ treo ngoài hành lang, nhưng chưa bao giờ em thấy họ ghi chỉ số. Cuối tháng chỉ nhận tin nhắn báo: “Tiền điện tháng này của phòng cháu 380.000 đồng”, hết”.
Cuối tháng, sau khi đóng học phí, gửi tiền về quê cho mẹ, chi trả tiền trọ và tiền điện, chị Huế còn vỏn vẹn hơn 300.000 đồng cho ăn uống, đi lại. “Lúc đó thì không dám nghĩ đến việc sử dụng điện lãng phí nữa. Thói quen của mình mỗi dịp hè đến là tìm đến các trung tâm thương mại hoặc cửa hàng tiện lợi rồi mua món đồ gì đó thật rẻ và ngồi đó cả ngày, có khi xuyên đêm để học tập, nghỉ ngơi”.

Nhiều sinh viên ở trọ bật quạt thay vì điều hòa để hạn chế tiền điện hàng tháng. Ảnh: Trung Hiếu.
Ông Nguyễn Văn Cừ (53 tuổi) – chủ một dãy nhà trọ tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) – chia sẻ: “Tôi có 12 phòng trọ cho thuê, mỗi phòng chỉ có một công tơ nhỏ và hợp đồng điện đứng tên tôi. Do người thuê ra vào liên tục, tôi không thể kê khai chính xác số người sử dụng điện, nên phía điện lực tính giá theo mức bậc 3 trở lên. Tôi cũng không dám thu cao hơn, chỉ chia đều dựa trên tổng số kWh cả dãy trọ rồi thông báo lại cho từng phòng”.
Tuy vậy, ông Cừ cũng bày tỏ sự thông cảm với sinh viên và người lao động nghèo: “Tôi biết mùa hè rất khổ, trời thì nóng, nhà thì chật. Nhưng nếu không chia đều theo hóa đơn tổng và mức giá đó, thì tôi phải gánh phần lỗ. Tôi cũng không muốn thu cao, nhưng hiện chưa có cách nào minh bạch và công bằng hơn.
Sinh viên lau chiếu 20 lần mỗi đêm để ngủ, không dám bật điều hòa vì sợ tiền điện “tăng vọt”
Anh Nguyễn Thành Đạt (20 tuổi – sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) đang sống trong một phòng trọ rộng khoảng 10m², nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Phòng trần thấp, kín mít, có một cửa sổ hướng đón nắng. Bên trong phòng, anh Đạt sắm một chiếc quạt cũ và chiếc sập gỗ trải chiếu lên trên, ngoài ra còn có một chiếc điều hòa được lắp sẵn bởi chủ trọ. Theo anh, những hôm Hà Nội nắng trên 38 độ, nếu không bật điều hòa, căn phòng như chiếc hộp hấp nhiệt, ngột ngạt đến nghẹt thở.
Anh Đạt cho biết: “Dù nóng nhưng mình cũng không dám bật điều hòa thường xuyên vì một tháng nếu bật liên tục sẽ tốn rất nhiều tiền điện. Chủ trọ thu 3.800 đồng/kWh, không hóa đơn. Nếu có thắc mắc thì mình phải tìm trọ khác”.
“Đêm nào mình cũng phải lấy khăn nhúng nước lạnh lau chiếu. Có hôm lau 20 lần, lau xong nằm một lát lại nóng hầm hập. Cứ vậy đến khoảng 2 – 3 giờ sáng mới ngủ được”, anh Đạt kể, mắt trũng sâu vì thiếu ngủ.

Anh Đạt giặt khăn bằng nước lạnh để lau chiếu làm mát. Ảnh: Trung Hiếu.
Từ khi lên Hà Nội học, anh Đạt làm thêm đủ việc, từ bưng bê đồ ăn đến nhận chỉnh sửa video thuê. Sau ngày dài vừa đi học, vừa đi làm, mỗi khi trở về nhà mà thời tiết nắng nóng khiến anh cảm thấy “kiệt sức”. Nhiều lúc, anh Đạt thường thả thêm đá vào trong chậu nước và đặt trước quạt để có thêm hơi mát thay vì sử dụng điều hòa có sẵn. Anh tâm sự, mục đích của việc làm này là để hạn chế tối đa tiền điện sử dụng hàng tháng.
Việc áp giá điện cho đối tượng sinh viên, người lao động thuê trọ được căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018; Thông tư số 06/2021/TT-BCT ngày 06/8/2021 Thông tư 09/2023/TT-BCT ngày 21/4/2023).
Cụ thể, trong trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình): “Nếu bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).
Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ”.
Các trường hợp chủ nhà thu tiền điện người ở trọ quá giá cao hơn quy định sẽ bị xử phạt khi bị phát hiện. Theo mục 6 khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”.