Sinh viên sáng chế thiết bị chống ngủ gật cho lái xe bằng công nghệ sóng não

Nhóm sinh viên tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội đã sáng chế thiết bị chống ngủ gật cho lái xe bằng công nghệ sóng não, tăng cường khả năng phản ứng trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Đây cũng là dự án giành giải Nhất tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.​

Ý tưởng sáng chế công nghệ trên xuất phát từ thực tế nhiều tài xế thường xuyên đối mặt với sự mệt mỏi, căng thẳng và thiếu tỉnh táo trong những chuyến đi dài hoặc vào ban đêm, dẫn đến giảm khả năng tập trung, phản xạ chậm và tăng nguy cơ gây tai nạn.

Nhóm sinh viên gồm các bạn Trần Văn Lực, Đồng Thị Diễm Quỳnh, Phạm Ngọc Minh, Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Bình An (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã bắt tay vào nghiên cứu Hệ thống giám sát và duy trì độ tỉnh táo của tài xế bằng công nghệ sóng não (Awake Drive).

Ở giai đoạn đầu, nhóm nghiên cứu tự thử nghiệm với các thành viên vì quy trình đo dữ liệu lâu tốn nhiều thời gian. Sau đó, khi dự án được mở rộng hơn, các thành viên đã vận động sinh viên của các câu lạc bộ, lab đến đo cùng.

Nhóm tác giả của hệ thống giám sát và duy trì độ tỉnh táo của tài xế bằng công nghệ sóng não.

Nhóm tác giả của hệ thống giám sát và duy trì độ tỉnh táo của tài xế bằng công nghệ sóng não.

Theo bạn Trần Văn Lực - sinh viên ngành Khoa học máy tính, Trưởng nhóm nghiên cứu, giai đoạn đo sóng não mất rất nhiều thời gian, có những lúc, người đo thử nghiệm phải ngồi một chỗ không cử động nhiều tiếng liền...

"Mỗi thành viên cũng vừa đi vận động người đo sóng não, vừa tự ngồi hàng ngày để đo sóng não của mình. Dù đôi lúc bí bách, nhưng mỗi khi thấy một tín hiệu mới, cả nhóm lại phấn chấn và có động lực hơn", bạn Nguyễn Tấn Đạt - sinh viên ngành Công nghệ thông tin Việt Nhật, thành viên của nhóm chia sẻ.

Hệ thống giám sát và duy trì độ tỉnh táo của tài xế bằng công nghệ sóng não được thiết kế cơ chế đọc thu sóng não và phát nhịp Isochronic (nhịp đập hai tai và đơn âm), sẽ tương tác trực tiếp với sóng não của tài xế, giúp kích thích và tăng cường hoạt động não bộ của người lái xe.

Ứng dụng giúp người lái xe duy trì trạng thái tỉnh táo, tăng cường khả năng phản ứng trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, bảo đảm an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Theo bạn Trần Văn Lực, điểm nổi bật của hệ thống này là sử dụng công nghệ sóng não (EEG) để đo trực tiếp trạng thái tinh thần, cho phép phát hiện sớm và chính xác cơn buồn ngủ hoặc mệt mỏi về tinh thần mà các công nghệ dựa trên camera không thể nhận biết (ví dụ "giấc ngủ trắng" khi mắt vẫn mở).

Đặc biệt, đó là khắc phục hạn chế của công nghệ dựa trên camera khi các yếu tố môi trường như ánh sáng, độ ẩm hoặc điều kiện vận hành có thể làm giảm độ chính xác của camera.

Bạn Trần Văn Lực (bên trái ảnh) đang giới thiệu về hệ thống.

Bạn Trần Văn Lực (bên trái ảnh) đang giới thiệu về hệ thống.

"Hiện nay, chúng em đã đo được khoảng 50 người để làm dữ liệu xử lý. Nhóm vẫn đang tiếp tục đo để cải thiện hệ thống. Bên cạnh đó, nhóm cũng liên kết với một số phòng nghiên cứu để đối chứng với thiết bị đo có kiểm định đạt chuẩn quốc tế, thử nghiệm với môi trường buồng lái mô phỏng... Hiện tại kết quả nhận diện buồn ngủ của nhóm đang đạt 91% và dự đoán sớm hơn camera 5 phút về dấu hiệu buồn ngủ", Lực cho biết.

Đánh giá về tính khả thi của dự án, TS. Trịnh Văn Chiến - Trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu mạng máy tính và công nghệ truyền thông thế hệ mới, Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, Awake Drive là giấc mơ công nghệ đầy triển vọng từ những sinh viên trẻ đam mê nghiên cứu.

"Còn nhớ, đây là dự án được phát triển từ đội ngũ chỉ gồm những sinh viên năm nhất, năm hai còn nhiều bỡ ngỡ. Đến nay, các bạn đã từng bước biến ý tưởng thành hiện thực", TS. Chiến nói.
Awake Drive là dự án giành giải Nhất tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.

Awake Drive là dự án giành giải Nhất tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.

Theo TS. Chiến, khác với các giải pháp trên thị trường hiện nay, vốn chủ yếu dựa vào camera để phát hiện tình trạng buồn ngủ khi đã có biểu hiện rõ ràng trên khuôn mặt, Awake Drive phát hiện sớm các dấu hiệu mệt mỏi ngay từ hoạt động não bộ.

Với lợi thế sử dụng tín hiệu sóng não, tích hợp cơ chế học máy (machine learning), thiết bị có khả năng thích nghi và điều chỉnh theo trạng thái não bộ riêng của từng tài xế, mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cao và độ chính xác vượt trội.

"Đây không chỉ là một bước tiến công nghệ, mà còn là một đóng góp thiết thực hướng tới giao thông thông minh và an toàn, với tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông do buồn ngủ", TS. Chiến nói.
 
thứ rác rưởi này mà thành sản phẩm.thằng nào mua tao bái làm sư phụ. đeo cái vòng kim cô đấy. đến lúc đầu óc có làm sao thì ai đền.
 
Tao đề xuất đưa trang bị này thành trang bị bắt buộc phải đeo cho đại biểu QH để chúng nó ko còn gọi là đại biểu QH là nghị gật nữa :shame:
 
công nghệ nhận biết tài xế buồn ngủ ko có gì mới. các hãng xe mỹ, châu âu nó có hết rồi. nên tao mới bảo là 3 thằng nhãi con ăn cắp, ăn cắp ý tưởng.
Mày phải chửi thằng viết báo cáo ấy chứ tao éo tin 3 thằng ku đó có được 1 đống kiến thức này, dùng AI làm sẵn copy thì có thể có

Các mô hình AI thường dùng:​


  • Computer Vision + Deep Learning (CNN) để phân tích hình ảnh khuôn mặt
  • RNN/LSTM để phân tích chuỗi thời gian (hành vi qua thời gian)
  • Mô hình học sâu nhẹ cho thiết bị nhúng (Edge AI), như dùng trên Jetson Nano, Raspberry Pi hoặc chip xe hơi
Mấy app kiểu này dành cho xe cỏ ah chứ ngay cả xe Chị na như BYD, Geely cũng đã được trang bị rồi
 

Có thể bạn quan tâm

Top