Sốc!!! Đã tìm ra ngôi mộ cổ tổ tiên của người Nam Kỳ, không phải ở trên núi Nghĩa Lĩnh mà ở đồng bằng rừng Cát Tiên

Nguyễn Quang 01

Thanh niên Ngõ chợ
AE Namky không tự nhận gốc gác Parky thì qua đây mà nhận tổ tiên, nhớ mang theo mấy cây nhang mà cắm.

Mộ cổ bằng đá 2.000 năm giữa rừng cao su​

Đồng NaiNgôi mộ cổ kiến trúc độc đáo, nặng khoảng 50 tấn, niên đại hơn 2.000 năm, nằm giữa rừng cao su hiện còn nhiều bí mật chưa được giải mã.

anh-1-JPG-1739796179.jpg

Nằm cách TP HCM 80 km thuộc TP Long Khánh, di tích mộ cự thạch Hàng Gòn với niên đại hơn 2.000 năm được xem là "mộ cổ độc đáo" của Việt Nam cũng như trong khu vực. Công trình là di tích cấp quốc gia năm 1982 và di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2015.

Hiện chủ nhân của ngôi mộ cổ còn là điều bí ẩn.
anh-17-JPG-1739796208.jpg

Khu mộ đá nằm trong địa phận đồn điền cao su thuộc xã Hàng Gòn kỹ sư người Pháp Jean Bouchot phát hiện khi mở đường từ Long Khánh đi Bà Rịa năm 1927. Các nhà nghiên cứu thời kỳ đó tiến hành khai quật và xếp nó vào diện những di tích độc đáo khu vực Nam Bộ.
anh-16-JPG-1739796206.jpg

Mộ là một dạng hầm mộ hình chữ nhật dài 4,2 m, ngang 2,7 m, cao 1,6 m được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài. Trong đó, 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy nặng 40-50 tấn.

Các phiến đá ghép với nhau theo hệ thống rãnh đục làm nắp và phiến đá làm đáy, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.

anh-14-JPG-1739796202.jpg

Theo các nhà khảo cổ, các loại đá làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang. Mộ có kiến trúc độc đáo, quý hiếm không những ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực và thế giới.

Với những khối đá nặng và ở rất xa khu vực Hàng Gòn, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra phương thức xây mộ của người xưa. Trong ảnh là cảnh khai quật năm 1996.
IMG-6297-JPG-1743128991.jpg

Năm 1995, người dân tiếp tục phát hiện những khối đá kim cương gần với khu mộ cổ. Qua khai quật, các nhà khoa học nhận định có thể đây chính là "công xưởng chế tác đá lớn”.

Hiện khu mộ cổ được bảo vệ với nhà mái che rộng, thoáng cho người dân dễ tham quan.
anh-4-JPG-1739796185.jpg

Những cột đá hoa cương còn sót lại của khu mộ cổ sau khi khai quật.

Theo các nhà khảo cổ học, mộ cự thạch Hàng Gòn minh chứng cho sức mạnh đoàn kết, tài năng sáng tạo của người Việt cổ. Đây là một thành tựu độc đáo về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác đá của người xưa vùng Nam Á, góp phần làm sáng tỏ nhiều điều về nền văn minh lưu vực sông Đồng Nai.

anh-5-JPG-1739796187.jpg

Để cho người dân dễ hình dung nguyên bản mộ cổ, một bản phục dựng mộ cổ bên cạnh mộ chính cho du khách dễ hình dung kết cấu công trình.

UBND TP Long Khánh còn ứng dụng công nghệ số trong di tích, du khách có thể quét mã QR để tìm hiểu thông tin nhiều hơn về khu mộ cổ.
anh-12-JPG-1739796199.jpg

Ngoài khu vực mộ cổ, du khách có thể tham quan khu trưng bày di vật, tranh ảnh khai quật từ khi phát hiện cho đến ngày nay.
anh-11-JPG-1739796197.jpg

Một số di vật đồ đá được tìm thấy cùng niên đại với mộ cổ Hàng Gòn ở khu vực Long Giao, Đồng Nai được trưng bày.

anh-2-1739796181.jpg

Người dân tham gia lễ hội "vía ông Đá" mộ cổ Hàng Gòn được tổ chức vào ngày 13/9 âm lịch hàng năm.

Lễ hội được tổ chức với các nghi thức như: lễ nghinh ông; khai kinh cầu an; lễ tế linh thần, dâng hương... nhằm cầu mong cho người dân được sống cảnh an lành, có thời tiết thuận lợi, mùa màng tươi tốt.
anh-10-JPG-1739796196.jpg

Diện tích khu mộ cổ Hàng Gòn rộng khoảng 2 ha được quy hoạch thành 7 khu vực chính: khu trưng bày truyền thống, khu quản lý di tích, khu môi trường sinh thái, khu công viên văn hóa, khu công trình công cộng, khu giao thông, sân bãi.

Mộ cự thạch Hàng Gòn đến nay còn nhiều bí ẩn cần khám phá đối với các đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước.
 
Hồi nhỏ ông già có chở qua đây chơi,khó tin là người xưa cẩu được cục đá chà bá đó luôn.À mà bên trong trống không chứ không có vàng bạc châu báu gì ( hoặc bị lưỡn trước rồi ) :embarrassed:
 

Có thể bạn quan tâm

Top