Sống ảo và cái giá thật: Những bi kịch không đáng có

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao trước nhiều clip trên mạng xã hội được thực hiện trong hoàn cảnh không phù hợp, thậm chí đã có người thiệt mạng. Nhiều giáo viên, nhà tâm lý cho rằng, giới trẻ cần biết bảo vệ bản thân, đừng để cuộc đời mình bị điều khiển bởi một nút 'like' – yêu thích.​


Hình ảnh được cắt từ clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh các nam sinh thực hiện ý tưởng của mình

Hình ảnh được cắt từ clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh các nam sinh thực hiện ý tưởng của mình

Đáng thương hay đáng trách?

Mấy ngày qua, dân mạng bất ngờ trước thông tin một nhóm nam sinh rủ nhau nhảy xuống hồ nước ở huyện Thạch Thất để quay clip về việc cứu người tự tử nhưng bị đuối nước, khiến 2 người thiệt mạng.

Đại diện một trường đại học tại Hà Nội xác nhận 3 sinh viên bị đuối nước tại đập Quán Trăn (xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là sinh viên của nhà trường.

Trong số này, 2 nam sinh đã tử vong, một người đang trong bệnh viện theo dõi sức khỏe; nam sinh đứng quay clip đang được hỗ trợ ổn định tâm lý.

Được biết, các nạn nhân đều là sinh viên năm nhất, tự lên ý tưởng và rủ nhau đi quay một clip về việc cứu người tự tử, để truyền thông điệp.

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một người được cứu, hai nam sinh còn lại không qua khỏi.

Trước đó, một vụ việc khác để lại hậu quả nặng nề không kém, một nam thanh niên tử vong khi leo lên mái nhà để quay clip đăng TikTok tại Lào Cai.

Hoặc trên mạng đầy rẫy những thông tin người ngang nhiên chiếm dụng lòng đường để quay clip tập yoga "câu view", "sống ảo", hình thành một trào lưu nguy hiểm. Những vụ việc đau lòng này đã xảy ra là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ.

Cô Nguyễn Thu Vân, giáo viên dạy môn Ngữ văn (Hà Nội) cảm thấy xót xa và đau lòng khi xem clip. Đây là một hành động đáng tiếc mà bạn trẻ đã không biết bảo vệ mình khi giá trị bản thân bị đánh đổi bằng một đoạn video.

“Tôi nghĩ rằng, vụ việc này là do các em không được huấn luyện để hiểu về rủi ro, không được cảnh báo đầy đủ và đặc biệt là không được dạy về giá trị thật của một con người. Các em đã bất chấp hậu quả mà không lường được hệ lụy sau đó"- cô Vân chia sẻ.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Dương Liễu (Hà Nội) cho hay, đúng là hiện nay có việc một số bạn trẻ thích sống ảo, câu view, nhưng số đó không nhiều. Tuy nhiên, việc một số học sinh, sinh viên thích được làm người nổi tiếng, bất chấp những hành động liều lĩnh, dại dột, thậm chí bất chấp để thể hiện bản thân nhưng để mình rủi ro thì quả thật là điều đáng trách.

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đưa ra sự thật, hiện nay các bạn có đam mê tạo "trend", sự kiện để cho mọi người phải trầm trồ trên mạng.

“Ở tuổi này, các bạn chưa trưởng thành về mặt xã hội và muốn khẳng định, công nhận bản thân, gây chú ý. Nhưng dù làm gì cũng đừng ảnh hưởng đến tương lai, thậm chí tính mạng của mình và các bạn”- ông Nam nói.

Chuyên gia lo ngại giới trẻ ngày nay dường như mất đi mục đích sống

PGS.TS Trần Thành Nam quan ngại, việc giới trẻ ngày nay dường như mất đi mục đích sống và những nội dung vô bổ lại thường thu hút sự chú ý. Trong khi đó, những người làm nội dung có giá trị, đúng đắn thì bị chìm nghỉm.

Ông Nam nêu ý kiến, đã đến lúc chúng ta phải thưởng, phạt rõ ràng hơn, cần có nghiên cứu thay đổi, quản lý mạng xã hội. Những ai có nội dung tốt, định hướng tích cực cần thưởng "like", tích xanh, tăng tương tác, từ đó các em không bị áp lực lượt xem mà suy nghĩ làm gì tạo giá trị cho cộng đồng.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Dương Liễu (Hà Nội) đưa ra giải pháp, ở các trường, các thầy cô vẫn thường sử dụng các giờ chào cờ, các tiết hoạt động trải nghiệm, các giờ sinh hoạt lớp để trao đổi, định hướng cho học sinh. Trường cô đã từng mời chuyên gia đến, nói chuyện cho học sinh nghe về một số vấn đề, như: Sử dụng Facebook như thế nào cho hiệu quả.

“Tôi đánh giá, có thể những chương trình như thế, hay các giờ sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm không thể định hướng hoặc thay đổi tất cả, nhưng ít nhất cũng giúp học sinh hiểu được việc câu view để nổi tiếng khác với việc nổi tiếng bằng năng lực của bản thân”- cô Dung nêu quan điểm.

Cô Nguyễn Thu Vân cho rằng, sự kết hợp giữa giáo dục, gia đình và truyền thông là then chốt. Nhà trường cần lồng ghép kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông số, kỹ năng phản biện, để trẻ sống thật chứ không hề ảo.

Ngoài ra, giáo viên này cho rằng, mỗi gia đình cần là nơi an toàn nhất để con trẻ chia sẻ, lắng nghe và được là chính mình chứ giá trị không phải chỉ là sự nổi tiếng hay mua vui trong vài ngày theo phong trào mà không màng đến sự nguy hiểm cho bản thân.
 

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao trước nhiều clip trên mạng xã hội được thực hiện trong hoàn cảnh không phù hợp, thậm chí đã có người thiệt mạng. Nhiều giáo viên, nhà tâm lý cho rằng, giới trẻ cần biết bảo vệ bản thân, đừng để cuộc đời mình bị điều khiển bởi một nút 'like' – yêu thích.​


Hình ảnh được cắt từ clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh các nam sinh thực hiện ý tưởng của mình

Hình ảnh được cắt từ clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh các nam sinh thực hiện ý tưởng của mình

Đáng thương hay đáng trách?

Mấy ngày qua, dân mạng bất ngờ trước thông tin một nhóm nam sinh rủ nhau nhảy xuống hồ nước ở huyện Thạch Thất để quay clip về việc cứu người tự tử nhưng bị đuối nước, khiến 2 người thiệt mạng.

Đại diện một trường đại học tại Hà Nội xác nhận 3 sinh viên bị đuối nước tại đập Quán Trăn (xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là sinh viên của nhà trường.

Trong số này, 2 nam sinh đã tử vong, một người đang trong bệnh viện theo dõi sức khỏe; nam sinh đứng quay clip đang được hỗ trợ ổn định tâm lý.

Được biết, các nạn nhân đều là sinh viên năm nhất, tự lên ý tưởng và rủ nhau đi quay một clip về việc cứu người tự tử, để truyền thông điệp.

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một người được cứu, hai nam sinh còn lại không qua khỏi.

Trước đó, một vụ việc khác để lại hậu quả nặng nề không kém, một nam thanh niên tử vong khi leo lên mái nhà để quay clip đăng TikTok tại Lào Cai.

Hoặc trên mạng đầy rẫy những thông tin người ngang nhiên chiếm dụng lòng đường để quay clip tập yoga "câu view", "sống ảo", hình thành một trào lưu nguy hiểm. Những vụ việc đau lòng này đã xảy ra là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ.

Cô Nguyễn Thu Vân, giáo viên dạy môn Ngữ văn (Hà Nội) cảm thấy xót xa và đau lòng khi xem clip. Đây là một hành động đáng tiếc mà bạn trẻ đã không biết bảo vệ mình khi giá trị bản thân bị đánh đổi bằng một đoạn video.

“Tôi nghĩ rằng, vụ việc này là do các em không được huấn luyện để hiểu về rủi ro, không được cảnh báo đầy đủ và đặc biệt là không được dạy về giá trị thật của một con người. Các em đã bất chấp hậu quả mà không lường được hệ lụy sau đó"- cô Vân chia sẻ.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Dương Liễu (Hà Nội) cho hay, đúng là hiện nay có việc một số bạn trẻ thích sống ảo, câu view, nhưng số đó không nhiều. Tuy nhiên, việc một số học sinh, sinh viên thích được làm người nổi tiếng, bất chấp những hành động liều lĩnh, dại dột, thậm chí bất chấp để thể hiện bản thân nhưng để mình rủi ro thì quả thật là điều đáng trách.

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đưa ra sự thật, hiện nay các bạn có đam mê tạo "trend", sự kiện để cho mọi người phải trầm trồ trên mạng.

“Ở tuổi này, các bạn chưa trưởng thành về mặt xã hội và muốn khẳng định, công nhận bản thân, gây chú ý. Nhưng dù làm gì cũng đừng ảnh hưởng đến tương lai, thậm chí tính mạng của mình và các bạn”- ông Nam nói.

Chuyên gia lo ngại giới trẻ ngày nay dường như mất đi mục đích sống

PGS.TS Trần Thành Nam quan ngại, việc giới trẻ ngày nay dường như mất đi mục đích sống và những nội dung vô bổ lại thường thu hút sự chú ý. Trong khi đó, những người làm nội dung có giá trị, đúng đắn thì bị chìm nghỉm.

Ông Nam nêu ý kiến, đã đến lúc chúng ta phải thưởng, phạt rõ ràng hơn, cần có nghiên cứu thay đổi, quản lý mạng xã hội. Những ai có nội dung tốt, định hướng tích cực cần thưởng "like", tích xanh, tăng tương tác, từ đó các em không bị áp lực lượt xem mà suy nghĩ làm gì tạo giá trị cho cộng đồng.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Dương Liễu (Hà Nội) đưa ra giải pháp, ở các trường, các thầy cô vẫn thường sử dụng các giờ chào cờ, các tiết hoạt động trải nghiệm, các giờ sinh hoạt lớp để trao đổi, định hướng cho học sinh. Trường cô đã từng mời chuyên gia đến, nói chuyện cho học sinh nghe về một số vấn đề, như: Sử dụng Facebook như thế nào cho hiệu quả.

“Tôi đánh giá, có thể những chương trình như thế, hay các giờ sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm không thể định hướng hoặc thay đổi tất cả, nhưng ít nhất cũng giúp học sinh hiểu được việc câu view để nổi tiếng khác với việc nổi tiếng bằng năng lực của bản thân”- cô Dung nêu quan điểm.

Cô Nguyễn Thu Vân cho rằng, sự kết hợp giữa giáo dục, gia đình và truyền thông là then chốt. Nhà trường cần lồng ghép kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông số, kỹ năng phản biện, để trẻ sống thật chứ không hề ảo.

Ngoài ra, giáo viên này cho rằng, mỗi gia đình cần là nơi an toàn nhất để con trẻ chia sẻ, lắng nghe và được là chính mình chứ giá trị không phải chỉ là sự nổi tiếng hay mua vui trong vài ngày theo phong trào mà không màng đến sự nguy hiểm cho bản thân.
Sống thiệt, ướt át là thật mà báo chí cứ bảo sống giả, sống ảo.

 

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao trước nhiều clip trên mạng xã hội được thực hiện trong hoàn cảnh không phù hợp, thậm chí đã có người thiệt mạng. Nhiều giáo viên, nhà tâm lý cho rằng, giới trẻ cần biết bảo vệ bản thân, đừng để cuộc đời mình bị điều khiển bởi một nút 'like' – yêu thích.​


Hình ảnh được cắt từ clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh các nam sinh thực hiện ý tưởng của mình

Hình ảnh được cắt từ clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh các nam sinh thực hiện ý tưởng của mình

Đáng thương hay đáng trách?

Mấy ngày qua, dân mạng bất ngờ trước thông tin một nhóm nam sinh rủ nhau nhảy xuống hồ nước ở huyện Thạch Thất để quay clip về việc cứu người tự tử nhưng bị đuối nước, khiến 2 người thiệt mạng.

Đại diện một trường đại học tại Hà Nội xác nhận 3 sinh viên bị đuối nước tại đập Quán Trăn (xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là sinh viên của nhà trường.

Trong số này, 2 nam sinh đã tử vong, một người đang trong bệnh viện theo dõi sức khỏe; nam sinh đứng quay clip đang được hỗ trợ ổn định tâm lý.

Được biết, các nạn nhân đều là sinh viên năm nhất, tự lên ý tưởng và rủ nhau đi quay một clip về việc cứu người tự tử, để truyền thông điệp.

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một người được cứu, hai nam sinh còn lại không qua khỏi.

Trước đó, một vụ việc khác để lại hậu quả nặng nề không kém, một nam thanh niên tử vong khi leo lên mái nhà để quay clip đăng TikTok tại Lào Cai.

Hoặc trên mạng đầy rẫy những thông tin người ngang nhiên chiếm dụng lòng đường để quay clip tập yoga "câu view", "sống ảo", hình thành một trào lưu nguy hiểm. Những vụ việc đau lòng này đã xảy ra là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ.

Cô Nguyễn Thu Vân, giáo viên dạy môn Ngữ văn (Hà Nội) cảm thấy xót xa và đau lòng khi xem clip. Đây là một hành động đáng tiếc mà bạn trẻ đã không biết bảo vệ mình khi giá trị bản thân bị đánh đổi bằng một đoạn video.

“Tôi nghĩ rằng, vụ việc này là do các em không được huấn luyện để hiểu về rủi ro, không được cảnh báo đầy đủ và đặc biệt là không được dạy về giá trị thật của một con người. Các em đã bất chấp hậu quả mà không lường được hệ lụy sau đó"- cô Vân chia sẻ.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Dương Liễu (Hà Nội) cho hay, đúng là hiện nay có việc một số bạn trẻ thích sống ảo, câu view, nhưng số đó không nhiều. Tuy nhiên, việc một số học sinh, sinh viên thích được làm người nổi tiếng, bất chấp những hành động liều lĩnh, dại dột, thậm chí bất chấp để thể hiện bản thân nhưng để mình rủi ro thì quả thật là điều đáng trách.

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đưa ra sự thật, hiện nay các bạn có đam mê tạo "trend", sự kiện để cho mọi người phải trầm trồ trên mạng.

“Ở tuổi này, các bạn chưa trưởng thành về mặt xã hội và muốn khẳng định, công nhận bản thân, gây chú ý. Nhưng dù làm gì cũng đừng ảnh hưởng đến tương lai, thậm chí tính mạng của mình và các bạn”- ông Nam nói.

Chuyên gia lo ngại giới trẻ ngày nay dường như mất đi mục đích sống

PGS.TS Trần Thành Nam quan ngại, việc giới trẻ ngày nay dường như mất đi mục đích sống và những nội dung vô bổ lại thường thu hút sự chú ý. Trong khi đó, những người làm nội dung có giá trị, đúng đắn thì bị chìm nghỉm.

Ông Nam nêu ý kiến, đã đến lúc chúng ta phải thưởng, phạt rõ ràng hơn, cần có nghiên cứu thay đổi, quản lý mạng xã hội. Những ai có nội dung tốt, định hướng tích cực cần thưởng "like", tích xanh, tăng tương tác, từ đó các em không bị áp lực lượt xem mà suy nghĩ làm gì tạo giá trị cho cộng đồng.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Dương Liễu (Hà Nội) đưa ra giải pháp, ở các trường, các thầy cô vẫn thường sử dụng các giờ chào cờ, các tiết hoạt động trải nghiệm, các giờ sinh hoạt lớp để trao đổi, định hướng cho học sinh. Trường cô đã từng mời chuyên gia đến, nói chuyện cho học sinh nghe về một số vấn đề, như: Sử dụng Facebook như thế nào cho hiệu quả.

“Tôi đánh giá, có thể những chương trình như thế, hay các giờ sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm không thể định hướng hoặc thay đổi tất cả, nhưng ít nhất cũng giúp học sinh hiểu được việc câu view để nổi tiếng khác với việc nổi tiếng bằng năng lực của bản thân”- cô Dung nêu quan điểm.

Cô Nguyễn Thu Vân cho rằng, sự kết hợp giữa giáo dục, gia đình và truyền thông là then chốt. Nhà trường cần lồng ghép kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông số, kỹ năng phản biện, để trẻ sống thật chứ không hề ảo.

Ngoài ra, giáo viên này cho rằng, mỗi gia đình cần là nơi an toàn nhất để con trẻ chia sẻ, lắng nghe và được là chính mình chứ giá trị không phải chỉ là sự nổi tiếng hay mua vui trong vài ngày theo phong trào mà không màng đến sự nguy hiểm cho bản thân.
dăm ba cái like ảo vớ va vớ vẩn, thời gian đấy đi kiếm tiền mua đồ về chơi cho phê thật có phải sướng đời ko
 

Có thể bạn quan tâm

Top