Ignatz
Cái nồi có lắp
Bằng sự hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ chân thành, gần gũi với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, sẽ bị thất bại thảm hại”.
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, báo VietNamNet giới thiệu loạt bài với chủ đề “Ngày 30/4 - kỷ nguyên mới”.
Các chuyên gia, nhà quân sự, chứng nhân lịch sử chia sẻ những ký ức, bài học, kinh nghiệm từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, bài học huy động sức dân, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; bài học ngoại giao, quân sự trong công cuộc kháng chiến cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đó là sự sáng tạo, kiên cường, là sức mạnh của chiến tranh nhân dân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bài học lớn trong phát huy nội lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thiếu tá, ThS Lê Minh Nam - Viện Chiến lược và lịch sử quốc phòng Việt Nam.
Ảnh trái: Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị Trung Quốc, tại sân bay Bắc Kinh, ngày 25/6/1955. Ảnh: TTXVN
Ảnh phải: Nhân dân Trung Quốc chào mừng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu, thăm hữu nghị Trung Quốc, tháng 6/1955. Ảnh: TTXVN
Trên hành trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời kiên trì tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược. Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt cho Việt Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng ******** Việt Nam), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định Liên Xô, Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ đó, Đảng xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng để cuộc kháng chiến giành thắng lợi là phải tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ trên mọi phương diện của Trung Quốc. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3/1955), Đảng nhấn mạnh định hướng “củng cố không ngừng tình đoàn kết, hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác” [1].
Thực hiện chủ trương đó, từ năm 1956-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tục dẫn đầu đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm, đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nhất là khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu.
Bằng sự hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ chân thành, gần gũi với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, sẽ bị thất bại thảm hại” [2].
Trong quá trình thực hiện sách lược đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, giữa các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm là phải giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ và phát huy cao độ sức mạnh dân tộc: “Cần làm cho các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, hiểu rõ quyết tâm chiến lược, khả năng chiến thắng và việc vận dụng sách lược của ta, do đó càng đồng tình và ủng hộ ba mặt đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao của ta, tích cực giúp đỡ ta về vật chất và phối hợp tốt với ta về mặt đấu tranh ngoại giao” [3].
Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, đề cao mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước cũng như vai trò của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân 3 nước Đông Dương. Khi các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đã xuất hiện những bất đồng, phần nào ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam luôn chủ động, tế nhị trong quan hệ với 2 nước, không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa 2 bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Chu Ân Lai thăm Việt Nam, tháng 11/1956. Ảnh: TTXVN
Đọc tiếp
vietnamnet.vn
Đề phòng tml Vietnamnet xóa bài t lưu một bản ở archive
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, báo VietNamNet giới thiệu loạt bài với chủ đề “Ngày 30/4 - kỷ nguyên mới”.
Các chuyên gia, nhà quân sự, chứng nhân lịch sử chia sẻ những ký ức, bài học, kinh nghiệm từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, bài học huy động sức dân, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; bài học ngoại giao, quân sự trong công cuộc kháng chiến cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đó là sự sáng tạo, kiên cường, là sức mạnh của chiến tranh nhân dân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bài học lớn trong phát huy nội lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thiếu tá, ThS Lê Minh Nam - Viện Chiến lược và lịch sử quốc phòng Việt Nam.

Ảnh trái: Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị Trung Quốc, tại sân bay Bắc Kinh, ngày 25/6/1955. Ảnh: TTXVN
Ảnh phải: Nhân dân Trung Quốc chào mừng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu, thăm hữu nghị Trung Quốc, tháng 6/1955. Ảnh: TTXVN
Trên hành trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời kiên trì tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược. Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt cho Việt Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng ******** Việt Nam), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định Liên Xô, Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ đó, Đảng xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng để cuộc kháng chiến giành thắng lợi là phải tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ trên mọi phương diện của Trung Quốc. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3/1955), Đảng nhấn mạnh định hướng “củng cố không ngừng tình đoàn kết, hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác” [1].
Thực hiện chủ trương đó, từ năm 1956-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tục dẫn đầu đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm, đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nhất là khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu.
Bằng sự hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ chân thành, gần gũi với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, sẽ bị thất bại thảm hại” [2].
Trong quá trình thực hiện sách lược đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, giữa các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm là phải giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ và phát huy cao độ sức mạnh dân tộc: “Cần làm cho các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, hiểu rõ quyết tâm chiến lược, khả năng chiến thắng và việc vận dụng sách lược của ta, do đó càng đồng tình và ủng hộ ba mặt đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao của ta, tích cực giúp đỡ ta về vật chất và phối hợp tốt với ta về mặt đấu tranh ngoại giao” [3].
Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, đề cao mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước cũng như vai trò của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân 3 nước Đông Dương. Khi các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đã xuất hiện những bất đồng, phần nào ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam luôn chủ động, tế nhị trong quan hệ với 2 nước, không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa 2 bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Chu Ân Lai thăm Việt Nam, tháng 11/1956. Ảnh: TTXVN
Đọc tiếp

Sự giúp đỡ của Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Bằng sự hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ chân thành, gần gũi với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, sẽ bị thất bại thảm hại”.
Đề phòng tml Vietnamnet xóa bài t lưu một bản ở archive