Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dài gần 111 km, gồm hai đoạn: Cần Thơ – Hậu Giang dài gần 38 km và Hậu Giang – Cà Mau dài hơn 73 km. Tuyến đường đi qua TP Cần Thơ cùng các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Công trình được khởi công ngày 1/1/2023, với tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng. Đến nay, khối lượng thi công toàn dự án đã đạt 66%, chậm khoảng 4% so với kế hoạch. Tuyến khi hoàn thành sẽ góp phần hình thành trục cao tốc Bắc – Nam, kéo dài từ Cao Bằng đến Cà Mau.
Thủ tướng đội nón giữa nắng gắt kiểm tra cùng chủ thầu ông Vương Đình Lan tại hiện trường.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long từ 2026-2030. Ảnh: Nhật Bắc
Thị sát dự án ở Cà Mau, Thủ tướng ghi nhận sự vào cuộc tích cực, tinh thần làm việc trách nhiệm cao của các bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn, kỹ sư, công nhân trực tiếp làm việc tại các công trường. "Chậm nhất đến ngày 19/12 phải khánh thành cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, nếu đoạn nào xong sớm có thể khánh thành trước", Thủ tướng yêu cầu.
Về tuyến cao tốc TP Cà Mau - Đất Mũi, ông đề nghị tách giải phóng mặt bằng ra làm riêng, Trung ương sẽ hỗ trợ 50%, phần còn lại ngân sách tỉnh Cà Mau. Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị các bước để làm nhanh dự án này, chỗ nào nền đất yếu sẽ bắc cầu cạn. Tuyến hoàn thành sẽ tạo ra diện mạo mới cho Cà Mau.
Đoạn cao tốc Hậu Giang - Cà Mau dài hơn 73 km, vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng. Ảnh: An Bình
Liên quan trạm dừng nghỉ trên cao tốc, Thủ tướng yêu cầu quy hoạch khoảng 10 ha trên tuyến để làm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thi công. "Trong xây dựng có 3 điều rất quan trọng, một là tiến độ, hai là chất lượng và ba là không đội giá", Thủ tướng nói, nhấn mạnh trong 5 năm tới ít nhất Đồng bằng sông Cửu Long phải hoàn thành 600 km cao tốc.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao bộ, ngành phải thiết kế đường sắt tốc độ cao từ TP HCM đi Cần Thơ. Song song đó, các đơn vị phải triển khai các cảng thủy nội địa, để tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long hệ thống logistics thuận lợi, nâng cao giá trị sản phẩm của bà con nông dân.
Công trình được khởi công ngày 1/1/2023, với tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng. Đến nay, khối lượng thi công toàn dự án đã đạt 66%, chậm khoảng 4% so với kế hoạch. Tuyến khi hoàn thành sẽ góp phần hình thành trục cao tốc Bắc – Nam, kéo dài từ Cao Bằng đến Cà Mau.

Thủ tướng đội nón giữa nắng gắt kiểm tra cùng chủ thầu ông Vương Đình Lan tại hiện trường.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long từ 2026-2030. Ảnh: Nhật Bắc
Thị sát dự án ở Cà Mau, Thủ tướng ghi nhận sự vào cuộc tích cực, tinh thần làm việc trách nhiệm cao của các bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn, kỹ sư, công nhân trực tiếp làm việc tại các công trường. "Chậm nhất đến ngày 19/12 phải khánh thành cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, nếu đoạn nào xong sớm có thể khánh thành trước", Thủ tướng yêu cầu.
Về tuyến cao tốc TP Cà Mau - Đất Mũi, ông đề nghị tách giải phóng mặt bằng ra làm riêng, Trung ương sẽ hỗ trợ 50%, phần còn lại ngân sách tỉnh Cà Mau. Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị các bước để làm nhanh dự án này, chỗ nào nền đất yếu sẽ bắc cầu cạn. Tuyến hoàn thành sẽ tạo ra diện mạo mới cho Cà Mau.

Đoạn cao tốc Hậu Giang - Cà Mau dài hơn 73 km, vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng. Ảnh: An Bình
Liên quan trạm dừng nghỉ trên cao tốc, Thủ tướng yêu cầu quy hoạch khoảng 10 ha trên tuyến để làm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thi công. "Trong xây dựng có 3 điều rất quan trọng, một là tiến độ, hai là chất lượng và ba là không đội giá", Thủ tướng nói, nhấn mạnh trong 5 năm tới ít nhất Đồng bằng sông Cửu Long phải hoàn thành 600 km cao tốc.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao bộ, ngành phải thiết kế đường sắt tốc độ cao từ TP HCM đi Cần Thơ. Song song đó, các đơn vị phải triển khai các cảng thủy nội địa, để tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long hệ thống logistics thuận lợi, nâng cao giá trị sản phẩm của bà con nông dân.
Sửa lần cuối: