Đèo Cả đang thi công những dự án nào? |
Đầu năm 2023 đến nay, CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán: HHV) trúng thầu nhiều gói thầu thi công xây lắp với tổng giá trị hợp đồng hơn 17.000 tỷ đồng. Hiện nay HHV đang triển khai thi công 5 dự án lớn trải dài khắp cả nước.Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
Đầu năm 2023, liên danh HHV trúng các gói thầu thi công xây lắp dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn với tổng giá trị hợp đồng hơn 14.700 tỉ đồng.
Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn có chiều dài 88km, trong đó đoạn đi qua Quảng Ngãi dài 60,3km và đoạn đi qua Bình Định dài 27,7km. Trên tuyến có 3 hầm xuyên núi với chiều dài mỗi hầm lần lượt là 610m, 698m và 3.200m. Sau khi hoàn thành, hầm số 3 sẽ trở thành hầm có chiều dài lớn thứ 3 cả nước, sau hầm Hải Vân và hầm Đèo Cả.
Dự án Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu
Dự án Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu có tổng mức đầu tư hơn 1.203 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025. Điểm đầu dự án khớp nối với tuyến đường ngoài cảng Liên Chiểu, điểm cuối giao khác mức với tuyến tránh nam Hải Vân – Túy Loan.
Gói thầu do liên danh HHV thực hiện với giá trị thi công xây lắp hơn 957 tỉ đồng. Có chiều dài gần 3km, gồm các hạng mục xây dựng các cầu vượt khác mức tại nút giao đầu tuyến với đường sắt Bắc – Nam và đường Nguyễn Văn Cừ (quốc lộ 1A), cầu vượt tại nút giao cuối tuyến với đường tránh Hải Vân – Túy Loan, hầm chui đường vào Suối Lương, hầm chui đường nội bộ Khu Công nghiệp Liên Chiểu…
Dự án đường ven biển Bình Định
Dự án đường ven biển Bình Định đoạn Cát Tiến – Diêm Vân có chiều dài toàn tuyến khoảng 13,6km. Thời gian thi công hơn 2 năm, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2024. Đây là một trong những công trình giao thông có quy mô lớn, có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định.
Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa huyện Phù Cát, huyện Tuy Phước với thành phố Quy Nhơn và Cảng Quy Nhơn.
Cao tốc Cam Lâm Vĩnh Hảo
Dự án cao tốc Cam Lâm Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư gần 9.500 tỷ đồng, với chiều dài hơn 78km. Giá trị các hợp đồng thi công còn phải thực hiện của HHV tại dự án này gần 900 tỷ đồng. Hiện HHV đang đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành dự án đưa vào vận hành trước 30/4/2024.
Dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn
Dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn có tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư. Liên danh HHV, Công ty DCC là đơn vị trúng thầu thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Nổi danh với việc là nhà đầu tư tại hàng loạt các dự án BOT lớn, trong các năm gần đây HHV liên tục đẩy mạnh hoạt động thi công xây lắp và quản lý vận hành cho các dự án hạ tầng.
Mới đây, HHV đã công bố thông tin về phương án chi tiết chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu, việc huy động thêm vốn chủ yếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công của Công ty trong giai đoạn tới.
Giá chào bán cổ phiếu HHV cho cổ đông hiện hữu dự kiến là 10.000 đồng/cổ phần, tương đương giá trị chiết khấu hơn 38% so với thị giá. Theo Công ty cho biết, việc phát hành cho cổ đông hiện hữu theo mệnh giá là một ưu đãi cho các cổ đông nhằm thúc đẩy sự đồng hành, gắn bó lâu dài giữa cổ đông và doanh nghiệp.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/09/2023, giá cổ phiếu HHV đóng cửa ở mức 16.200 đồng/cổ phiếu, tăng 3,8% so với phiên liền trước. Khối lượng giao dịch hơn 9,8 triệu cổ phiếu.
Nợ phải trả vượt 1,1 tỉ USD, khả năng trả nợ yếu?
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả Đèo Cả còn 28.045 tỉ đồng (hơn 1,1 tỉ USD), tăng hơn 700 tỉ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, phần lớn là nợ vay tài chính khi lên đến 20.283 tỉ đồng.
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Đèo Cả, năm 2023, doanh nghiệp này đã phải chi 1.161 tỉ đồng chi phí lãi vay, tăng mạnh so với con số 828 tỉ đồng năm trước đó. Tương ứng, mỗi ngày, Đèo Cả đang phải dành hơn 3,1 tỉ đồng để trả chi phí lãi vay.
Một điểm đáng chú ý khác trong bức tranh tài chính Đèo Cả là tính đến ngày 31.12.2022, nợ ngắn hạn công ty này đạt 2.876 tỉ đồng, cao hơn 1.704 tỉ đồng so với tài sản ngắn hạn (1.172 tỉ đồng). Đồng nghĩa với hệ số khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) tại Đèo Cả là 0,40.
Theo lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số càng gần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản
Hồ Minh Hoàng và Hồ Nghĩa Dũng
Hồ Nghĩa Dũng (sinh năm 1950) là một nhà chính trị Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, IX và X, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011. Ông được Quốc hội khóa XII phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Hồ Nghĩa Dũng, sau khi nghỉ hưu 8 tháng với chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đã tham gia Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả, một công ty do ông chỉ định làm nhà đầu tư của dự án xây hầm đường bộ Đèo Cả (một dự án cũng do chính ông ký phê chuẩn khi tại nhiệm). Cựu Phó trưởng Ban tổ chức trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, coi việc ông Hồ Nghĩa Dũng nhận trách nhiệm tại công ty Đèo Cả không phải là chuyện tình cờ mà là có chuẩn bị trước và gọi đây là "hành động lót ổ", đồng thời là "một tiền lệ xấu". |
|