Lenhhoxung82
Thanh niên Ngõ chợ
Ô HAY – VINFAST ĐÂU RỒI?…
Vinfast niềm tự hào “Việt”, tưng bừng khai trương rồi âm thầm đóng cửa!
Hôm nay, nếu bạn còn thấy một chiếc VinFast lướt trên đường cao tốc xứ Hoa Kỳ, xin hãy lột mũ chào cho tài xế: họ hoặc rất can đảm, hoặc… đang chạy thử để rao bán gấp trên Facebook Marketplace. Bởi lẽ, thương hiệu VinFast – từng là biểu tượng đối đầu Tesla – đã và đang… đâm trực diện vào bức tường thực tế.
Từ siêu dự đến siêu xịt
Năm 2022, VinFast tuyên bố đầu tư 4 tỷ USD để xây nhà máy tại North Carolina, hứa tạo ra hơn 7.500 việc làm. Tổng thống Joe Biden đích thân đề cập, ca ngợi VinFast như một điểm sáng trong chiến lược công nghiệp xanh.
Nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm, dự án bị tạm dừng, nhà máy chưa đổ được móng, lễ khánh thành bị lùi tới năm… 2028. Chính quyền bang thì đã trưng thu đất, dân địa phương phải dọn nhà, còn VinFast thì… lặn mất tăm. Báo Mỹ mô tả: “Công trình trị giá 4 tỷ đô đang là một đồng cỏ.”
Hàng Tàu đội lốt Việt
VinFast – cái tên nghe như viết tắt của “Việt Nam Fast-forward” – thực chất là một mô hình SKD trá hình: mua linh kiện Tàu, ráp ở Hải Phòng, rồi dán nhãn Made in Vietnam đem đi xuất khẩu. Một kiểu “xào hàng” công nghiệp mang tinh thần… xôi thịt thời toàn cầu hóa.
• Pin: của CATL – ông trùm pin xe điện Trung Quốc.
• Bộ điều khiển, mô-tơ, inverter: toàn hàng Quảng Đông.
• Cảm biến, camera, màn hình trung tâm: OEM từ các nhà máy ở Thâm Quyến, thay tem đổi vỏ rồi xuất khẩu.
Chỉ cần dán logo chữ V lên đầu xe, là có ngay một sản phẩm “quốc hồn quốc túy”, đi kèm khẩu hiệu: “Niềm tự hào dân tộc lăn bánh.” Nhưng mở nắp capo ra thì thấy bên trong đang… hát quốc ca Trung Hoa.
Không ít khách hàng Mỹ mua nhầm xe VinFast rồi vỡ mộng khi tra cứu mã linh kiện trên hệ thống: Toàn bộ là hàng Trung Quốc đội lốt. Một anh kỹ sư ở Houston kể: “Tôi tháo cái bảng mạch điều khiển ra, thấy nguyên dãy ký hiệu chữ Hán – tưởng mua xe Việt, ai ngờ trúng hàng Tứ Xuyên.”
Người ta gọi đó là “hàng Việt chất lượng cao.” Thật ra là:
Hàng Tàu chất lượng thường, đóng gói tại Việt Nam, định giá kiểu Mỹ, và… trôi nổi trong luật thuế quốc tế.
Đúng nghĩa “treo đầu dê, bán thịt chó điện.” Mà lại là chó nhập khẩu.
Trump đánh thuế Tàu – Việt cũng dính đòn
Dưới thời Tổng thống Donald J. Trump, Mỹ đã áp thuế 25–145% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và trong năm 2025, Việt Nam cũng bị liệt vào danh sách “lẩn tránh nguồn gốc” với mức thuế tương hỗ lên tới 46%.
Hàng hóa gắn mác “Made in Vietnam” nhưng lệ thuộc vào linh kiện Tàu như VinFast VF8 đều bị soi chiếu, định giá lại, đánh thuế như hàng Trung Quốc trá hình. VinFast vì thế chịu thêm đòn kép: giá thành đội lên, chi phí vận hành đội lên, khả năng cạnh tranh… đội nón ra đi.
Showroom đóng cửa, hậu mãi tan hoang
VinFast đã lặng lẽ đóng toàn bộ hệ thống showroom do chính công ty điều hành tại bang California – nơi từng được chọn làm “đầu cầu chinh phục thị trường Mỹ.” Ngày khai trương, truyền thông rộn ràng, băng khánh thành được cắt, quan chức vỗ tay, người Việt chụp hình selfie. Nhưng ngày dọn dẹp thì… không một tiếng trống, không một thông cáo báo chí – chỉ có bảo vệ gỡ bảng, và bãi xe trống hoác như chưa từng có giấc mơ nào ở đó.
Lý do công bố: “tối ưu chi phí.” Lý do thực tế: ế ẩm, khiếu nại dồn dập, sản phẩm bị trả về, nhân viên bỏ việc, và chi phí vận hành cao hơn cả doanh thu. Các buổi lái thử vắng bóng khách, nhân viên tư vấn chuyển nghề, kho xe tồn như nghĩa địa không bia mộ.
Sau khi showroom đóng cửa, VinFast tuyên bố chuyển sang mô hình đại lý nhượng quyền. Nghe thì có vẻ linh hoạt, thực chất là “lấy chợ thay nhà,” ai chịu bán thì bán, ai ôm hàng thì tự chịu. Nhưng số lượng đại lý chỉ đếm trên đầu ngón tay, phân bố rải rác, không phủ nổi bản đồ nước Mỹ.
• Khách ở Texas muốn bảo hành? Bay sang California hoặc gọi về tổng đài Việt Nam.
• Khách ở Florida muốn thay pin? Chờ vài tháng linh kiện “đi đường biển.”
• Khách ở Illinois hỏi về trung tâm kỹ thuật? Đại lý gần nhất cách 1.200 dặm.
Nhiều chủ xe Việt kiều than thở như vừa bước ra từ vở hài kịch chính sách:
“Xe mua chưa kịp đổi biển, mà hãng đã đổi mô hình kinh doanh.”
“Mua VinFast như cưới vợ chưa cưới xong đã chuyển hộ khẩu.”
Còn chuyện bán lại? Đừng mơ hoàn vốn. Trên các nền tảng như Carvana, Autotrader, CarMax… VinFast gần như bị loại khỏi danh mục. Nếu có, thì mức giá rớt không phanh: chiếc VF8 từng bán 50.000 USD, nay chỉ còn 13.000 mà vẫn không ai dám mua.
Tóm lại: muốn bảo hành thì không ai nhận, muốn sửa thì phải mày mò, muốn thoát thì chẳng có cửa. Một khách hàng kết luận chua chát: “Xe chưa kịp tróc sơn, niềm tin đã… tróc vảy.”
Bảo hiểm cũng chạy mất dép
Hàng loạt hãng bảo hiểm lớn như Progressive, Allstate, State Farm từ chối bán bảo hiểm cho VinFast, hoặc chỉ bán với mức phí cực cao. Lý do:
• Thiếu dữ liệu an toàn.
• Phụ tùng thay thế khó tìm.
• Không có lịch sử tin cậy.
• Chi phí sửa chữa đắt hơn giá xe.
Một chủ xe VF8 tại San Jose chia sẻ: “Mua xe xong 3 tháng vẫn chưa đăng ký được bảo hiểm. Bên bán bảo hiểm hỏi ngược lại: ‘VinFast là hãng gì vậy?’”
Tai nạn chết người, điều tra liên bang
Tháng 4/2024, một vụ tai nạn nghiêm trọng tại Pleasanton, California khiến 4 người chết trên một chiếc VinFast VF8. Xe đâm vào cột điện rồi bốc cháy. Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) mở cuộc điều tra kỹ thuật, nghi lỗi hệ thống giữ làn gây mất lái.
Tính đến giữa năm 2024, VinFast đã tiến hành nhiều đợt thu hồi tại Mỹ và Việt Nam, bao gồm:
• 999 chiếc VF8 City Edition thu hồi vì lỗi phần mềm.
• Gần 6.000 chiếc VF5 tại Việt Nam thu hồi vì lỗi đèn pha.
Phía sau tay lái: một cỗ máy rửa tiền
Phạm Nhật Vượng – người được báo chí quốc doanh tung hô là “Elon Musk châu Á,” thực chất chỉ là một nhân vật đóng vai doanh nhân trong vở kịch kinh tế do Đảng đạo diễn. Nếu Elon Musk làm xe để bán cho thị trường, thì ông Vượng làm xe để… trình diễn cho chế độ. Khác biệt căn bản nằm ở mục tiêu: một bên kiếm lợi nhuận, một bên rửa lợi ích nhóm.
VinGroup không đi lên từ thị trường, mà đi tắt qua hậu trường chính trị. Thành công của Vượng không nằm ở sản phẩm, mà nằm ở mối quan hệ:
• Đất vàng được cấp bằng công văn, không cần đấu thầu, miễn giải phóng mặt bằng vì “phát triển chiến lược.”
• Ngân sách nhà nước rót vào thông qua ưu đãi tín dụng, đầu tư công, chính sách đặc thù, rồi gọi đó là “tư nhân hóa.”
• Dự án thua lỗ vẫn được coi là “tầm nhìn dài hạn” và không ai dám kiểm toán vì dính đến “bí mật cấp cao.”
VinFast – lỗ hàng chục nghìn tỷ – vẫn sống khỏe. Không phải vì bán được xe, mà vì đóng vai… máy giặt công nghệ cao cho tiền tham nhũng. Từ các công trình đội vốn, dự án ODA rút ruột, ngân sách thất thoát – dòng tiền bẩn được gom lại, đổ vào VinFast, biến hóa thành “vốn góp”, “tài sản đầu tư”, rồi hợp thức hóa bằng báo cáo tài chính được kiểm toán “đúng quy trình.”
Nói cho dễ hiểu: VinFast không cần khách hàng, họ chỉ cần hóa đơn. Không cần xe chạy tốt, chỉ cần “chạy số” để hợp thức hóa khoản rút.
Trong cơn mê xe điện, người ta quên mất: đằng sau tay lái ấy, không phải là động cơ – mà là một hệ thống bơm hút quyền lực, chạy bằng… xăng tham nhũng.
Ồ VinFast kìa – đâu đâu rồi?
Từ showroom rực rỡ ở Los Angeles đến lô xe nằm bụi ở hải cảng Hải Phòng, VinFast đang dần hiện nguyên hình: một sản phẩm PR chính trị khoác áo dân tộc, bán mộng viễn vông cho người ngây thơ.
Xe điện không pin, bảo hành mờ mịt, linh kiện Trung Quốc, thuế nhập khẩu cao, giá trị bán lại rớt như chứng khoán FLC. VinFast chưa chết, nhưng sống lay lắt như một thương hiệu tự sát chậm. Thứ duy nhất còn bốc là… khói.
Ngày xưa, người ta hô vang: “Ồ VinFast kìa!”
Hôm nay, chỉ còn lại một tiếng thở dài: “Ô hay – đâu rồi?”
LÊ THANH TÙNG - Quan sát từ Washington DC
Vinfast niềm tự hào “Việt”, tưng bừng khai trương rồi âm thầm đóng cửa!
Hôm nay, nếu bạn còn thấy một chiếc VinFast lướt trên đường cao tốc xứ Hoa Kỳ, xin hãy lột mũ chào cho tài xế: họ hoặc rất can đảm, hoặc… đang chạy thử để rao bán gấp trên Facebook Marketplace. Bởi lẽ, thương hiệu VinFast – từng là biểu tượng đối đầu Tesla – đã và đang… đâm trực diện vào bức tường thực tế.
Từ siêu dự đến siêu xịt
Năm 2022, VinFast tuyên bố đầu tư 4 tỷ USD để xây nhà máy tại North Carolina, hứa tạo ra hơn 7.500 việc làm. Tổng thống Joe Biden đích thân đề cập, ca ngợi VinFast như một điểm sáng trong chiến lược công nghiệp xanh.
Nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm, dự án bị tạm dừng, nhà máy chưa đổ được móng, lễ khánh thành bị lùi tới năm… 2028. Chính quyền bang thì đã trưng thu đất, dân địa phương phải dọn nhà, còn VinFast thì… lặn mất tăm. Báo Mỹ mô tả: “Công trình trị giá 4 tỷ đô đang là một đồng cỏ.”
Hàng Tàu đội lốt Việt
VinFast – cái tên nghe như viết tắt của “Việt Nam Fast-forward” – thực chất là một mô hình SKD trá hình: mua linh kiện Tàu, ráp ở Hải Phòng, rồi dán nhãn Made in Vietnam đem đi xuất khẩu. Một kiểu “xào hàng” công nghiệp mang tinh thần… xôi thịt thời toàn cầu hóa.
• Pin: của CATL – ông trùm pin xe điện Trung Quốc.
• Bộ điều khiển, mô-tơ, inverter: toàn hàng Quảng Đông.
• Cảm biến, camera, màn hình trung tâm: OEM từ các nhà máy ở Thâm Quyến, thay tem đổi vỏ rồi xuất khẩu.
Chỉ cần dán logo chữ V lên đầu xe, là có ngay một sản phẩm “quốc hồn quốc túy”, đi kèm khẩu hiệu: “Niềm tự hào dân tộc lăn bánh.” Nhưng mở nắp capo ra thì thấy bên trong đang… hát quốc ca Trung Hoa.
Không ít khách hàng Mỹ mua nhầm xe VinFast rồi vỡ mộng khi tra cứu mã linh kiện trên hệ thống: Toàn bộ là hàng Trung Quốc đội lốt. Một anh kỹ sư ở Houston kể: “Tôi tháo cái bảng mạch điều khiển ra, thấy nguyên dãy ký hiệu chữ Hán – tưởng mua xe Việt, ai ngờ trúng hàng Tứ Xuyên.”
Người ta gọi đó là “hàng Việt chất lượng cao.” Thật ra là:
Hàng Tàu chất lượng thường, đóng gói tại Việt Nam, định giá kiểu Mỹ, và… trôi nổi trong luật thuế quốc tế.
Đúng nghĩa “treo đầu dê, bán thịt chó điện.” Mà lại là chó nhập khẩu.
Trump đánh thuế Tàu – Việt cũng dính đòn
Dưới thời Tổng thống Donald J. Trump, Mỹ đã áp thuế 25–145% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và trong năm 2025, Việt Nam cũng bị liệt vào danh sách “lẩn tránh nguồn gốc” với mức thuế tương hỗ lên tới 46%.
Hàng hóa gắn mác “Made in Vietnam” nhưng lệ thuộc vào linh kiện Tàu như VinFast VF8 đều bị soi chiếu, định giá lại, đánh thuế như hàng Trung Quốc trá hình. VinFast vì thế chịu thêm đòn kép: giá thành đội lên, chi phí vận hành đội lên, khả năng cạnh tranh… đội nón ra đi.
Showroom đóng cửa, hậu mãi tan hoang
VinFast đã lặng lẽ đóng toàn bộ hệ thống showroom do chính công ty điều hành tại bang California – nơi từng được chọn làm “đầu cầu chinh phục thị trường Mỹ.” Ngày khai trương, truyền thông rộn ràng, băng khánh thành được cắt, quan chức vỗ tay, người Việt chụp hình selfie. Nhưng ngày dọn dẹp thì… không một tiếng trống, không một thông cáo báo chí – chỉ có bảo vệ gỡ bảng, và bãi xe trống hoác như chưa từng có giấc mơ nào ở đó.
Lý do công bố: “tối ưu chi phí.” Lý do thực tế: ế ẩm, khiếu nại dồn dập, sản phẩm bị trả về, nhân viên bỏ việc, và chi phí vận hành cao hơn cả doanh thu. Các buổi lái thử vắng bóng khách, nhân viên tư vấn chuyển nghề, kho xe tồn như nghĩa địa không bia mộ.
Sau khi showroom đóng cửa, VinFast tuyên bố chuyển sang mô hình đại lý nhượng quyền. Nghe thì có vẻ linh hoạt, thực chất là “lấy chợ thay nhà,” ai chịu bán thì bán, ai ôm hàng thì tự chịu. Nhưng số lượng đại lý chỉ đếm trên đầu ngón tay, phân bố rải rác, không phủ nổi bản đồ nước Mỹ.
• Khách ở Texas muốn bảo hành? Bay sang California hoặc gọi về tổng đài Việt Nam.
• Khách ở Florida muốn thay pin? Chờ vài tháng linh kiện “đi đường biển.”
• Khách ở Illinois hỏi về trung tâm kỹ thuật? Đại lý gần nhất cách 1.200 dặm.
Nhiều chủ xe Việt kiều than thở như vừa bước ra từ vở hài kịch chính sách:
“Xe mua chưa kịp đổi biển, mà hãng đã đổi mô hình kinh doanh.”
“Mua VinFast như cưới vợ chưa cưới xong đã chuyển hộ khẩu.”
Còn chuyện bán lại? Đừng mơ hoàn vốn. Trên các nền tảng như Carvana, Autotrader, CarMax… VinFast gần như bị loại khỏi danh mục. Nếu có, thì mức giá rớt không phanh: chiếc VF8 từng bán 50.000 USD, nay chỉ còn 13.000 mà vẫn không ai dám mua.
Tóm lại: muốn bảo hành thì không ai nhận, muốn sửa thì phải mày mò, muốn thoát thì chẳng có cửa. Một khách hàng kết luận chua chát: “Xe chưa kịp tróc sơn, niềm tin đã… tróc vảy.”
Bảo hiểm cũng chạy mất dép
Hàng loạt hãng bảo hiểm lớn như Progressive, Allstate, State Farm từ chối bán bảo hiểm cho VinFast, hoặc chỉ bán với mức phí cực cao. Lý do:
• Thiếu dữ liệu an toàn.
• Phụ tùng thay thế khó tìm.
• Không có lịch sử tin cậy.
• Chi phí sửa chữa đắt hơn giá xe.
Một chủ xe VF8 tại San Jose chia sẻ: “Mua xe xong 3 tháng vẫn chưa đăng ký được bảo hiểm. Bên bán bảo hiểm hỏi ngược lại: ‘VinFast là hãng gì vậy?’”
Tai nạn chết người, điều tra liên bang
Tháng 4/2024, một vụ tai nạn nghiêm trọng tại Pleasanton, California khiến 4 người chết trên một chiếc VinFast VF8. Xe đâm vào cột điện rồi bốc cháy. Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) mở cuộc điều tra kỹ thuật, nghi lỗi hệ thống giữ làn gây mất lái.
Tính đến giữa năm 2024, VinFast đã tiến hành nhiều đợt thu hồi tại Mỹ và Việt Nam, bao gồm:
• 999 chiếc VF8 City Edition thu hồi vì lỗi phần mềm.
• Gần 6.000 chiếc VF5 tại Việt Nam thu hồi vì lỗi đèn pha.
Phía sau tay lái: một cỗ máy rửa tiền
Phạm Nhật Vượng – người được báo chí quốc doanh tung hô là “Elon Musk châu Á,” thực chất chỉ là một nhân vật đóng vai doanh nhân trong vở kịch kinh tế do Đảng đạo diễn. Nếu Elon Musk làm xe để bán cho thị trường, thì ông Vượng làm xe để… trình diễn cho chế độ. Khác biệt căn bản nằm ở mục tiêu: một bên kiếm lợi nhuận, một bên rửa lợi ích nhóm.
VinGroup không đi lên từ thị trường, mà đi tắt qua hậu trường chính trị. Thành công của Vượng không nằm ở sản phẩm, mà nằm ở mối quan hệ:
• Đất vàng được cấp bằng công văn, không cần đấu thầu, miễn giải phóng mặt bằng vì “phát triển chiến lược.”
• Ngân sách nhà nước rót vào thông qua ưu đãi tín dụng, đầu tư công, chính sách đặc thù, rồi gọi đó là “tư nhân hóa.”
• Dự án thua lỗ vẫn được coi là “tầm nhìn dài hạn” và không ai dám kiểm toán vì dính đến “bí mật cấp cao.”
VinFast – lỗ hàng chục nghìn tỷ – vẫn sống khỏe. Không phải vì bán được xe, mà vì đóng vai… máy giặt công nghệ cao cho tiền tham nhũng. Từ các công trình đội vốn, dự án ODA rút ruột, ngân sách thất thoát – dòng tiền bẩn được gom lại, đổ vào VinFast, biến hóa thành “vốn góp”, “tài sản đầu tư”, rồi hợp thức hóa bằng báo cáo tài chính được kiểm toán “đúng quy trình.”
Nói cho dễ hiểu: VinFast không cần khách hàng, họ chỉ cần hóa đơn. Không cần xe chạy tốt, chỉ cần “chạy số” để hợp thức hóa khoản rút.
Trong cơn mê xe điện, người ta quên mất: đằng sau tay lái ấy, không phải là động cơ – mà là một hệ thống bơm hút quyền lực, chạy bằng… xăng tham nhũng.
Ồ VinFast kìa – đâu đâu rồi?
Từ showroom rực rỡ ở Los Angeles đến lô xe nằm bụi ở hải cảng Hải Phòng, VinFast đang dần hiện nguyên hình: một sản phẩm PR chính trị khoác áo dân tộc, bán mộng viễn vông cho người ngây thơ.
Xe điện không pin, bảo hành mờ mịt, linh kiện Trung Quốc, thuế nhập khẩu cao, giá trị bán lại rớt như chứng khoán FLC. VinFast chưa chết, nhưng sống lay lắt như một thương hiệu tự sát chậm. Thứ duy nhất còn bốc là… khói.
Ngày xưa, người ta hô vang: “Ồ VinFast kìa!”
Hôm nay, chỉ còn lại một tiếng thở dài: “Ô hay – đâu rồi?”
LÊ THANH TÙNG - Quan sát từ Washington DC