
Thằng Thaibev nó buộc phải dùng rất nhiều thủ thuật mới mua được SAB vì nhiều lý do.
1. Công ty mẹ của Thaibev mấy năm nay đã có xu hướng thâu tóm các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của nó, cùng với các đối thủ cùng phân khúc, mục tiêu đơn giản là duy trì vị trí thống lĩnh trong ngành.
Tất cả các ngành hàng F&B này khi tạo ra được thị phần thống lĩnh thì sẽ quyết định được giá. Khi quyết định được giá thì tạo ra biên lợi nhuận khổng lồ, chuyển toàn bộ chi phí và rủi ro vào giá bán được. Nên các rào cản như tăng thuế đều được chuyển tất cả vào giá bán. Vì xu hướng tất cả CP trên thế giới đều tìm cách đánh thuế để giảm tiêu thụ đồ uống có cồn và đồ uống có đường. Để không bị sụt giảm biên lợi nhuận thì các DN phải tìm cách tạo ra các thị trường độc quyền hoặc độc quyền nhóm. Mục đích cuối cùng là nâng biên lợi nhuận.
2. SAB nó có kênh phân phối khổng lồ mà dù đổ chừng đấy tiền cũng không xây dựng được trong 5 10 năm được. Thằng Thaibev có rất nhiều sản phẩm phía sau nó mà khi sở hữu được kênh phân phối của SAB, nó sẽ chơi trò thịt kẹp thịt được. Một tường hợp tương tự là bọn ngành hàng tiêu dùng Thái nó thâu tóm mấy chuỗi siêu thị như BIG C và Metro, hay Masan mua lại Vinmart để tạo ra One Mount Group.
<Ngoài lề là Trường hợp mua lại BIG C cũng khá đáng tiếc khi Coopmart đã được bật đèn xanh để mua lại BIG C thì một vị đại gia NH đã đi cửa sau với Diệp Dũng nhằm thâu tóm Coopmart mục đích là hơn 20 mặt tiền đất vàng ở SG, vụ này bị dừng đúng lúc nhưng hậu quả là vuột mất cơ hội thâu tóm BIG C của Coop, ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống phân phối rau quả trái cây của bà con, hết sức đáng tiếc>
3. Thằng Thaibev bằng mọi giá mua được SAB một phần để cơ cấu lại sau đó niêm yết lên sàn Sing, khi đó công ty mẹ sẽ được định giá lại theo giá trị mới của Holdings, từ đây sẽ dễ huy động vốn hơn rất nhiều. Nhưng người tính không bằng trời tính, vụ COVID khiến nó phá sản kế hoạch trong ngắn hạn. Một ví dụ tương tự ở VN, là Masan nó tạo ra các Holding như Crown X để thổi giá các công ty mẹ lên.
4. Về vấn đề dùng tiền vay để mua thì phức tạp lắm, mấy case LBO (leveraged buyout) này phải có kiến thức nền về quản lý quỹ đầu tư chút thì đọc mới hiểu được, nói thì dài lắm. Muốn làm bài tập thì đọc 2 cuốn "Mastering Private equity" dễ hiểu nhất với mấy trường hợp này.
Về vấn đề thị giá, thì khi nó quyết mua thì giá nó cao x vài lần giá thị trường là hết sức bình thường, đáng ra nó sẽ giảm ngay sau khi bị thâu tóm. Nhưng bọn IB của Hose nó nhìn thấy tỷ lệ free float thấp trong khi tỷ trong trong VN30 cao, nên nó dùng SAB với đám nhà Vin để chuyên đốn trụ, đẩy trụ mấy ngày đáo hạn HĐ tương lai VN30, tình trạng này mới được dần chấm dứt khi VN30 review nó điều chỉnh tỷ lệ, nhưng chấm dứt hẳn thì phải đến gần đây khi Hose quy định lại cách tính điểm VN30 bằng cách thêm 15' trước khi vào ATO. Nên bản chất thị giá của SAB rất méo mó, chỉ tội NĐT cá nhân không nhìn thấy tình trạng nên vướng vào dạng "value trap" này.
1. Công ty mẹ của Thaibev mấy năm nay đã có xu hướng thâu tóm các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của nó, cùng với các đối thủ cùng phân khúc, mục tiêu đơn giản là duy trì vị trí thống lĩnh trong ngành.
Tất cả các ngành hàng F&B này khi tạo ra được thị phần thống lĩnh thì sẽ quyết định được giá. Khi quyết định được giá thì tạo ra biên lợi nhuận khổng lồ, chuyển toàn bộ chi phí và rủi ro vào giá bán được. Nên các rào cản như tăng thuế đều được chuyển tất cả vào giá bán. Vì xu hướng tất cả CP trên thế giới đều tìm cách đánh thuế để giảm tiêu thụ đồ uống có cồn và đồ uống có đường. Để không bị sụt giảm biên lợi nhuận thì các DN phải tìm cách tạo ra các thị trường độc quyền hoặc độc quyền nhóm. Mục đích cuối cùng là nâng biên lợi nhuận.
2. SAB nó có kênh phân phối khổng lồ mà dù đổ chừng đấy tiền cũng không xây dựng được trong 5 10 năm được. Thằng Thaibev có rất nhiều sản phẩm phía sau nó mà khi sở hữu được kênh phân phối của SAB, nó sẽ chơi trò thịt kẹp thịt được. Một tường hợp tương tự là bọn ngành hàng tiêu dùng Thái nó thâu tóm mấy chuỗi siêu thị như BIG C và Metro, hay Masan mua lại Vinmart để tạo ra One Mount Group.
<Ngoài lề là Trường hợp mua lại BIG C cũng khá đáng tiếc khi Coopmart đã được bật đèn xanh để mua lại BIG C thì một vị đại gia NH đã đi cửa sau với Diệp Dũng nhằm thâu tóm Coopmart mục đích là hơn 20 mặt tiền đất vàng ở SG, vụ này bị dừng đúng lúc nhưng hậu quả là vuột mất cơ hội thâu tóm BIG C của Coop, ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống phân phối rau quả trái cây của bà con, hết sức đáng tiếc>
3. Thằng Thaibev bằng mọi giá mua được SAB một phần để cơ cấu lại sau đó niêm yết lên sàn Sing, khi đó công ty mẹ sẽ được định giá lại theo giá trị mới của Holdings, từ đây sẽ dễ huy động vốn hơn rất nhiều. Nhưng người tính không bằng trời tính, vụ COVID khiến nó phá sản kế hoạch trong ngắn hạn. Một ví dụ tương tự ở VN, là Masan nó tạo ra các Holding như Crown X để thổi giá các công ty mẹ lên.
4. Về vấn đề dùng tiền vay để mua thì phức tạp lắm, mấy case LBO (leveraged buyout) này phải có kiến thức nền về quản lý quỹ đầu tư chút thì đọc mới hiểu được, nói thì dài lắm. Muốn làm bài tập thì đọc 2 cuốn "Mastering Private equity" dễ hiểu nhất với mấy trường hợp này.
Về vấn đề thị giá, thì khi nó quyết mua thì giá nó cao x vài lần giá thị trường là hết sức bình thường, đáng ra nó sẽ giảm ngay sau khi bị thâu tóm. Nhưng bọn IB của Hose nó nhìn thấy tỷ lệ free float thấp trong khi tỷ trong trong VN30 cao, nên nó dùng SAB với đám nhà Vin để chuyên đốn trụ, đẩy trụ mấy ngày đáo hạn HĐ tương lai VN30, tình trạng này mới được dần chấm dứt khi VN30 review nó điều chỉnh tỷ lệ, nhưng chấm dứt hẳn thì phải đến gần đây khi Hose quy định lại cách tính điểm VN30 bằng cách thêm 15' trước khi vào ATO. Nên bản chất thị giá của SAB rất méo mó, chỉ tội NĐT cá nhân không nhìn thấy tình trạng nên vướng vào dạng "value trap" này.