Tết xưa ở miền nam trước 1975

Tiếng trống lân giòn giã mở màn cho phiên chợ Tết Nam Bộ rực rỡ sắc màu. Nếu cái Tết của người miền Bắc, miền Trung là sự sum vầy ấm cúng của từng gia đình, thì Tết phương Nam lại là sự náo nhiệt, đông vui của cả xóm làng. Mọi người cùng tụ họp ở không gian công cộng, tham gia các trò chơi dân gian như lô tô, ca vọng cổ, lắc bầu cua, không khí rộn ràng, hào sảng đậm chất miền sông nước.

media.moitruong.net.vn-2022-02-_tet-nam-bo.jpg


Tết Nguyên đán là dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ, sum họp

Nhưng từ độ giữa tháng Chạp, cơn gió chướng đã đi qua, không khí cũng ấm dần lên và cũng là lúc nhiều nhà bắt đầu gieo hoa vạn thọ, hoa cúc để khi Tết đến, có những bông hoa do tự tay mình trồng cắm lên bàn thờ tổ tiên, hay có mấy chậu cúc vạn thọ để quanh nhà cho có không khí Xuân ấm áp. Những ngày này chợ dưa, chợ hoa là đông vui và nhộn nhịp nhất. Các bà, các chị đi mua sắm để trang hoàng lại nhà cửa, mua đồ làm bánh mứt. Chợ hoa, chợ dưa hấu bán đến chiều ngày cuối của năm. Ai cũng mua một cặp dưa mang về để lên bàn thờ gia tiên cho phải lễ. Có gia đình chuẩn bị chu đáo đến nỗi phải đi chợ mấy bận mới sắm đủ cho ba ngày Tết. Những ngày này, ra chợ ai cũng cười nói rôm rả, có lẽ vì là không khí Tết nên tâm hồn con người cũng rộng mở hơn, bớt đi mệt nhọc ngày thường.

Người dân Nam Bộ dầm mưa dãi nắng ruộng đồng, chài lưới suốt tháng ngày, chỉ có Tết là dịp nghỉ ngơi, hội hè. Lúa gặt đập phơi phóng quây bồ vừa dứt, rằm tháng Chạp nhặt lá mai xong, thiên hạ lao xao chuẩn bị đưa ông Táo về Trời.

Chẳng hiểu sao thèo lèo bao giờ cũng phải có. Những thanh kẹo đậu phộng, mè đen, cốm, mứt cứt chim hình chữ nhật xinh xinh trộn chung như báo tiết Xuân sang.

Sau ông Công, ông Táo, nhà nhà lo dọn dẹp, quét vôi, phơi lá chuối, làm kiệu, mứt, củ cải ngâm nước mắm. Đêm 25, chợ đêm đã vô mùa. Dưới ánh đèn, từng đống dưa hấu xanh thẳm ngồn ngộn, người bán che rạp quây quầy mứt bí, dừa, khoai lang, hạt sen, me, chà là, hạt dưa…

Hàng đường, đậu, nếp, thịt heo, đồ khô, bao lì xì, vải, quần áo nhộn nhịp. Kẻ bán người mua lao xao, háo hức. Con nít bu kín các xe bong bóng, kẹo kéo.

Hàng dừa tươi, đu đủ non, sung chùm, quýt, thơm, mãng cầu, xoài cũng bị vây chặt, ai cũng cố lựa cho bằng được trái đẹp, trái tươi chưng mâm ngũ quả – “Cầu dừa đủ xoài sung”.

Nhiệm vụ long trọng của đàn ông trai tráng sáng 30 là dựng nêu. Trong ranh tre sát nhà, phải chọn cây mập, thẳng, dáng thon từ gốc tới ngọn, cao gần ba sào. Róc tre, đào lỗ thì dễ.

media.moitruong.net.vn-2022-02-_tet-nam-bo-1.jpg


Gói bánh tét là nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Thời tiết trong Nam luôn luôn có tiếng là khoan hậu: nóng đều đều, tuy không cho phép nhà giàu mượn dịp tra mãi bộ đồ dạ ấm đắt tiền, nhưng sức nóng mặt trời trong Nam không bao giờ đến cháy da phỏng trán, và ấm áp dễ chịu quanh năm. Tự cổ chí kim, chưa nghe có nạn chết rét vì thiếu y phục, hoặc chết đói vì thiếu cơm. Bẻ cây cần trúc tạm, ra ruộng đứng nhắp chơi cũng có cá tươi kho đầy mẻ, đến ăn không hết. Còn nói chi làm siêng ra đồng quơ bậy bạ cũng đủ nấu nồi canh rau nhẹ lòng.

Quy Hoàng: NHỚ TẾT SÀI GÒN XƯA – T.Vấn và Bạn Hữu


Thiết tưởng miền Nam từ Đồng nai đến vùng Cà Mau, trước đây, trước khi bị nạn tranh giành cấu xé như nay, quả là một Phật địa, cảnh thiên đường, cảnh cực lạc giữa chốn trần gian. Thuở ấy trong Nam lúa thóc đầy đồng, cá tôm đầy dẫy, có đâu như ngày nay tuy đồng sống chung trên ruộng vườn mầu mỡ, mà phải ăn gạo viện trợ và ăn thịt heo ướp lạnh chở từ phương xa đem lại. Còn đâu cái cảnh cũ, tôm tép ăn không hết đến phải phơi làm “phân tôm” xa xỉ để dành bón trái dưa hấu ngọt lịm của bãi biển Bạc Liêu hay dưa đất giồng Xoài Cả Nả (Sóc Trăng)? Ngày xưa dân Miền Nam không bao giờ thiếu ăn, không cần nhờ nhõi nước ngoài và hưởng nhiều Tết thú vị. Ngày nay Tết không cánh đã bay về đâu mất dạng và mỗi lần gió xuân phất mặt, dường như đã làm cho mình thêm tê tái cõi lòng.

Mấy chục năm về trước, Miền nam gồm toàn người củi lụt làm ăn, đầu tắt mặt tối, quanh năm chơn lấm tay bùn, lặn lội eo sèo trong sình lầy nước thúi, chỉ có mỗi lần Tết đến mới có dịp nhớ đến ngôi nhà đang ở và ra công quyét tước dọn dẹp từ trên trang thờ đến bếp núc ông Táo ông Vôi, một năm chỉ có một lần ấy mà thôi.

Tết người Bắc ở SàiGòn xưa | OVV


Nhà nào có vườn có sân thì đốn tre trồng nêu để nhắc lại cổ tục chầu xưa, nhà nào ở chợ búa phố xá hẹp hòi thì cũng treo cờ trước cửa cho gió bay mấp máy thấy đủ vui mắt, nhưng nhà nhà bất luận sang hèn, dẫu ọp ẹp bằng tre lợp lá chằm lá khíu, cũng có đôi liễn mới dán đỏ cột và trên bàn thờ tổ tiên sao sao cũng có lộc bình, quả tử, nhứt là phải có bộ lư đồng và cặp chưn đèn thau o bế chùi bóng nhoáng rất nên thơ. Nhớ đến phong tục chùi lư mà tiếc hối buổi xuân thời: lúc nào còn bé thơ, mãi sợ nạn chùi lư vì mỏi tay thêm mất dịp đi xin bánh và đi lượm pháo tịt ngòi. Nay đã khôn già thì người lớn đã khuất hết, tiếc cho mình nay không còn cha mẹ để được bắt chùi lư! Phong tục dán liễn Tết nay đã lui lần vào dĩ vãng.

Gẫm lại xưa các nhà làm ăn vừa phát, vẫn nhà gỗ cột tre cột cây tạp nên ba bữa Xuân phải nhờ đôi liễn đỏ che cho cột gỗ bớt xấu xí và cũng vừa để khoe trong nhà còn hiếm kẻ độc thơ nhân:

Thiên tăng tuế nguyệt, nhơn tăng thọ,
Đức mãn càn khôn, phước mãn môn.
 
Top