NỘI CHIẾN VN TẠI HONGKONG THẬP NIÊN 80
I. HƯƠNG CẢNG - ĐIỂM ĐẾN CỦA NGƯỜI TỊ NẠN
Tất nhiên, tị nạn thì phải là do biến cố 1975, ở đây ko bàn chánh trị chánh em, chỉ là nói về sự việc thôi. Ngày 4.5.1975 một con tàu Đan Mạch của hãng Maersk (cái hãng mà lâu lâu các bạn thấy trên mấy thùng container chạy đầy ngoài đường đó) chở theo 3 473 người Việt (trong đó chủ yếu là những Hoa Kiều ở Chợ Lớn) cập bến Hương Cảng, những người này là những Hoa Kiều có tiền ở VNCH và vượt biển ngay trước khi Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4. Chính phủ Hương Cảng coi họ là những người “nhập cư bất hợp pháp” nhưng chấp nhận cho họ “tạm trú”. Đây là đánh dấu cho sự khởi đầu của làn sóng người Việt di cư tị nạn tới Hương Cảng.
Sự việc trên thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế và sau đó là LHQ. Về phía Hồng Kông, vì là đợt người đầu tiên nên họ đối xử với những "thuyền nhân" này rất tốt. Ba trại tị nạn đầu tiên được lập ra để người Việt trú tạm là trại Tây Cống - Sai Kung, Phấn Lãnh - Fan Ling và Thạch Cương - Shek Kong. Hồng Kông khi đó vẫn là đất thuộc Ăng lê nên họ hào hiệp rất.
Ngày 9 tháng 5, toàn quyền HK tới thăm cả 3 trại trên, ngày 18 tháng 5 đã có 103 người Việt chuyển đi Guam rồi từ đó sẽ sang Huê Kỳ, ngày 22 tháng 5 thêm 15 người nữa được Pháp đồng ý tiếp nhận. Đếch hiểu có sự ngẫu nhiên nào ở đây không, mà những người được đi đợt đầu này toàn là những người ... giàu nhất, bọn thối mồm còn đồn rằng phải bỏ cả chục "cây" cho một suất đi đầu tiên như thế...
Một tàu đã đi trót lọt thì sẽ có thêm nhiều tàu khác. Từ năm 1975 - 1979, số tàu đến Hồng Kông ngày càng tăng, số người từ đó cũng tăng dần, ngày 11 tháng 9 năm 1979 theo số liệu của nhà chức trách đã có 68.695 người Việt tị nạn đến HK (con số thực tế có lẽ còn cao hơn, vì người Việt đến nơi, vào trại tị nạn còn trốn ra ngoài cả một cơ số).
Đến đầu thập niên 90, con số người Việt tị nạn đã lên đến suýt soát 250.000. Đặc biệt là sau năm 1978, với chủ trướng đánh tư sản ở miền nam và trục xuất hoa kiều ở cả hai miền Nam Bắc, Hồng Kông càng phải đón tiếp nhiều lượt người tị nạn hơn.
Đành rằng ngoài Hồng Kông thì các nước Đông Nam Á như Philippin, Thái, Mã đều có trại tị nạn cho thuyền nhân, nhưng Hồng Kông là đất của Anh, chế độ cho người tị nạn khá tốt: Trên 21 tuổi bất kể nam nữ được phát 3 điếu thuốc/ngày, sáng có bánh mì, sữa tươi, ăn ngày 3 bữa, được phát cả cam tráng miệng, mùng mền quần áo được phát free, có tivi cho xem phim bộ HK hàng ngày...
2. NGƯỜI BẮC TỴ NẠN ĂN THEO NGƯỜI NAM
Từ khoảng giữa thập niên 80, ở các tỉnh ven biển phía bắc mà nhiều nhất là ở Hải phòng, Quảng Ninh bà con bắt đầu rỉ tai nhau … vượt biên. Một phần là vì kinh tế VN khi ấy vã quá, toàn dân đều theo chế độ bao cấp, ăn không đủ ăn, mặc không đủ mặc. Trong khi anh em ngồi trại tị nạn HK thì béo tốt, trơn da đỏ lông, thế là bà con rỉ tai nhau cùng vượt biên. Ở phía bắc, người ta sẽ đi con đường ngắn nhất là ra vịnh bắc bộ, đi tiếp ra phao số 0, từ đó ra hải phận quốc tế rồi ngược lên phía bắc, đi qua eo biển Quỳnh Châu giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam rồi từ đó cập cảng HK.
NHỮNG CUỘC NỘI CHIẾN Ý THỨC HỆ TRONG TRẠI TỊ NẠN
Dĩ nhiên, những người Việt đến HK đầu tiên là người miền nam và dân Hoa Kiều, dân Hoa Kiều Chợ Lớn nói tiếng Quảng Đông như người HK bản xứ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, dễ dàng kiếm được việc làm và giấy căn cước mới nên say good bye với trại tập trung rất sớm.
Chỉ còn người Việt, những người của Chế độ cũ, những người này được Cao Ủy LHQ về người tị nạn gọi lên phỏng vấn xem có phải tị nạn chính trị thật hay không và tìm một nước thứ 3 sẽ nhận họ đi định cư rồi cho đi, trong thời gian chờ thì xin mời về trại ngồi tiếp. Thế rồi người tị nạn ngày một đông, mà tánh người Việt mình lạ, ngồi chung với nhau y như rằng có chuyện.
Những xung đột đầu tiên giữa người Việt với nhau là giữa dân hai miền Nam – Bắc, mà nói thẳng ra là xung đột … ý thức hệ, dân nam bỏ xứ sẵn sàng chửi ******** thì ngược lại dân bắc tuy cũng vượt biên nhưng vẫn tôn kính lãnh tụ và bảo vệ chế độ, thế là đánh nhau to.
- Ngày 3/2/1992, trùng thời điểm giao thừa âm lịch, lúc 11 giờ tối. Trại Thạch Cương đã xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa hai phe miền Nam và miền Bắc. Nguyên nhân là sự khác biệt về ý thức hệ, hai bên đã nhục mạ lãnh tụ đất nước của nhau dẫn việc hai bên “nói chuyện” với nhau bằng giáo, mác, dao, kiếm, bom xăng… hê, mà giáo mác, kiếm đồ đâu ra? – Giáo mác là ống típ, thanh giường vát nhọn một đầu, dao kiếm là thanh sắt đập dập mài bén, phi đao là cọc nhọn cắm lều, nhiều người lấy cả nắp thùng rác làm khiên, trong khi chị em phụ nữ đập bể các nắp ống cống bằng gang để làm … lựu đạn ném sang bên kia trợ chiến cho các anh.
Cảnh sát Hương Cảng hôm đó còn ở nhà cúng giao thừa nên mãi tới sáng hôm sau mới huy động đủ lực lượng để vào bên trong trại và kiểm soát được tình hình. Từ 11 giờ tối tới 6 giờ sáng là cuộc chém giết đẫm máu giữa người Việt với người Việt. Kết quả là phe miền Bắc đã đánh bại phe miền Nam và tiến hành san thành bình địa, đốt trụi khu nhà miền Nam. Hậu quả khủng khiếp là 130 người bị thương, 24 người thiệt mạng.
Đây là xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử hình sự Hương Cảng từ trước tới nay, xã hội đen xử nhau cũng không quy mô bằng. 170 người bị xét xử trong đó có 18 người bị kết tội “giết người” và một số bị cáo vẫn còn bị giam giữ trong các nhà tù Hương Cảng cho tới nay. Trại Thạch Cương sau đó đã bị phá hủy, người tị nạn bị di dời qua các trại khác
Đm dân tộc này mạt vận vãi lz, ng việt tại nhật có 1 câu ns cực kỳ nổi tiếng: 2 thứ đáng sợ nhất ở nhật là đồng hương vn và cảnh sát nhật
I. HƯƠNG CẢNG - ĐIỂM ĐẾN CỦA NGƯỜI TỊ NẠN
Tất nhiên, tị nạn thì phải là do biến cố 1975, ở đây ko bàn chánh trị chánh em, chỉ là nói về sự việc thôi. Ngày 4.5.1975 một con tàu Đan Mạch của hãng Maersk (cái hãng mà lâu lâu các bạn thấy trên mấy thùng container chạy đầy ngoài đường đó) chở theo 3 473 người Việt (trong đó chủ yếu là những Hoa Kiều ở Chợ Lớn) cập bến Hương Cảng, những người này là những Hoa Kiều có tiền ở VNCH và vượt biển ngay trước khi Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4. Chính phủ Hương Cảng coi họ là những người “nhập cư bất hợp pháp” nhưng chấp nhận cho họ “tạm trú”. Đây là đánh dấu cho sự khởi đầu của làn sóng người Việt di cư tị nạn tới Hương Cảng.
Sự việc trên thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế và sau đó là LHQ. Về phía Hồng Kông, vì là đợt người đầu tiên nên họ đối xử với những "thuyền nhân" này rất tốt. Ba trại tị nạn đầu tiên được lập ra để người Việt trú tạm là trại Tây Cống - Sai Kung, Phấn Lãnh - Fan Ling và Thạch Cương - Shek Kong. Hồng Kông khi đó vẫn là đất thuộc Ăng lê nên họ hào hiệp rất.
Ngày 9 tháng 5, toàn quyền HK tới thăm cả 3 trại trên, ngày 18 tháng 5 đã có 103 người Việt chuyển đi Guam rồi từ đó sẽ sang Huê Kỳ, ngày 22 tháng 5 thêm 15 người nữa được Pháp đồng ý tiếp nhận. Đếch hiểu có sự ngẫu nhiên nào ở đây không, mà những người được đi đợt đầu này toàn là những người ... giàu nhất, bọn thối mồm còn đồn rằng phải bỏ cả chục "cây" cho một suất đi đầu tiên như thế...
Một tàu đã đi trót lọt thì sẽ có thêm nhiều tàu khác. Từ năm 1975 - 1979, số tàu đến Hồng Kông ngày càng tăng, số người từ đó cũng tăng dần, ngày 11 tháng 9 năm 1979 theo số liệu của nhà chức trách đã có 68.695 người Việt tị nạn đến HK (con số thực tế có lẽ còn cao hơn, vì người Việt đến nơi, vào trại tị nạn còn trốn ra ngoài cả một cơ số).
Đến đầu thập niên 90, con số người Việt tị nạn đã lên đến suýt soát 250.000. Đặc biệt là sau năm 1978, với chủ trướng đánh tư sản ở miền nam và trục xuất hoa kiều ở cả hai miền Nam Bắc, Hồng Kông càng phải đón tiếp nhiều lượt người tị nạn hơn.
Đành rằng ngoài Hồng Kông thì các nước Đông Nam Á như Philippin, Thái, Mã đều có trại tị nạn cho thuyền nhân, nhưng Hồng Kông là đất của Anh, chế độ cho người tị nạn khá tốt: Trên 21 tuổi bất kể nam nữ được phát 3 điếu thuốc/ngày, sáng có bánh mì, sữa tươi, ăn ngày 3 bữa, được phát cả cam tráng miệng, mùng mền quần áo được phát free, có tivi cho xem phim bộ HK hàng ngày...
2. NGƯỜI BẮC TỴ NẠN ĂN THEO NGƯỜI NAM
Từ khoảng giữa thập niên 80, ở các tỉnh ven biển phía bắc mà nhiều nhất là ở Hải phòng, Quảng Ninh bà con bắt đầu rỉ tai nhau … vượt biên. Một phần là vì kinh tế VN khi ấy vã quá, toàn dân đều theo chế độ bao cấp, ăn không đủ ăn, mặc không đủ mặc. Trong khi anh em ngồi trại tị nạn HK thì béo tốt, trơn da đỏ lông, thế là bà con rỉ tai nhau cùng vượt biên. Ở phía bắc, người ta sẽ đi con đường ngắn nhất là ra vịnh bắc bộ, đi tiếp ra phao số 0, từ đó ra hải phận quốc tế rồi ngược lên phía bắc, đi qua eo biển Quỳnh Châu giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam rồi từ đó cập cảng HK.
NHỮNG CUỘC NỘI CHIẾN Ý THỨC HỆ TRONG TRẠI TỊ NẠN
Dĩ nhiên, những người Việt đến HK đầu tiên là người miền nam và dân Hoa Kiều, dân Hoa Kiều Chợ Lớn nói tiếng Quảng Đông như người HK bản xứ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, dễ dàng kiếm được việc làm và giấy căn cước mới nên say good bye với trại tập trung rất sớm.
Chỉ còn người Việt, những người của Chế độ cũ, những người này được Cao Ủy LHQ về người tị nạn gọi lên phỏng vấn xem có phải tị nạn chính trị thật hay không và tìm một nước thứ 3 sẽ nhận họ đi định cư rồi cho đi, trong thời gian chờ thì xin mời về trại ngồi tiếp. Thế rồi người tị nạn ngày một đông, mà tánh người Việt mình lạ, ngồi chung với nhau y như rằng có chuyện.
Những xung đột đầu tiên giữa người Việt với nhau là giữa dân hai miền Nam – Bắc, mà nói thẳng ra là xung đột … ý thức hệ, dân nam bỏ xứ sẵn sàng chửi ******** thì ngược lại dân bắc tuy cũng vượt biên nhưng vẫn tôn kính lãnh tụ và bảo vệ chế độ, thế là đánh nhau to.
- Ngày 3/2/1992, trùng thời điểm giao thừa âm lịch, lúc 11 giờ tối. Trại Thạch Cương đã xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa hai phe miền Nam và miền Bắc. Nguyên nhân là sự khác biệt về ý thức hệ, hai bên đã nhục mạ lãnh tụ đất nước của nhau dẫn việc hai bên “nói chuyện” với nhau bằng giáo, mác, dao, kiếm, bom xăng… hê, mà giáo mác, kiếm đồ đâu ra? – Giáo mác là ống típ, thanh giường vát nhọn một đầu, dao kiếm là thanh sắt đập dập mài bén, phi đao là cọc nhọn cắm lều, nhiều người lấy cả nắp thùng rác làm khiên, trong khi chị em phụ nữ đập bể các nắp ống cống bằng gang để làm … lựu đạn ném sang bên kia trợ chiến cho các anh.
Cảnh sát Hương Cảng hôm đó còn ở nhà cúng giao thừa nên mãi tới sáng hôm sau mới huy động đủ lực lượng để vào bên trong trại và kiểm soát được tình hình. Từ 11 giờ tối tới 6 giờ sáng là cuộc chém giết đẫm máu giữa người Việt với người Việt. Kết quả là phe miền Bắc đã đánh bại phe miền Nam và tiến hành san thành bình địa, đốt trụi khu nhà miền Nam. Hậu quả khủng khiếp là 130 người bị thương, 24 người thiệt mạng.
Đây là xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử hình sự Hương Cảng từ trước tới nay, xã hội đen xử nhau cũng không quy mô bằng. 170 người bị xét xử trong đó có 18 người bị kết tội “giết người” và một số bị cáo vẫn còn bị giam giữ trong các nhà tù Hương Cảng cho tới nay. Trại Thạch Cương sau đó đã bị phá hủy, người tị nạn bị di dời qua các trại khác
Đm dân tộc này mạt vận vãi lz, ng việt tại nhật có 1 câu ns cực kỳ nổi tiếng: 2 thứ đáng sợ nhất ở nhật là đồng hương vn và cảnh sát nhật