titoe
Lãnh tụ yếu sinh lý
Thật ra có rất nhiều khái niệm không được giải thích rõ ràng và bị hiểu sai trầm trọng. Nationism là chủ nghĩa quốc gia chứ không phải chủ nghĩa dân tộc. Chẳng có dân tộc nào là dân tộc Việt Nam mà chỉ có quốc gia Việt Nam. Dân tộc chỉ có Kinh, Hoa, Thái, Mường, Mán, Mèo… nên nói dân tộc Việt Nam là sai khái niệm căn bản. Các khái niệm như quốc gia (nation), nhà nước (state), nhân dân (people), chủng tộc (race) đã không được định nghĩa và phân biệt rõ ràng nên việc rất nhiều người dùng sai ý nghĩa và hiểu sai dẫn đến tranh cãi liên miên, bất tận cũng là chuyện bình thường. Bài viết này nhắm vào chủ nghĩa quốc gia (nationism) và hệ lụy của nó nên không tốn nhiều thời gian để giải thích những khái niệm căn bản dễ dàng trang google được kể trên.
Trước kia, có cái gọi là Đế Chế, Đế Quốc, có các nhà nước thành bang (city-state)... nhưng chủ nghĩa quốc gia và các nhà nước quốc gia (nation-state) gần đây xuất hiện vào nửa sau thế kỷ 19. Nationalism là con đẻ của thời đại Khai Minh, nó là kết quả của việc chia tách giáo hội ra khỏi nhà nước. Nhà nước trước kia với tôn giáo (Kito giáo) là nhất thể. Khi phân tách ra như thế, các nhà Khai Minh vĩ đại đã cướp mất khỏi tay tôn giáo các loại hình dịch vụ xã hội trước đó bị độc quyền bởi tôn giáo. Ví dụ: giáo dục, in ấn, tuyên truyền, chữa bệnh,... vốn nằm trong tay giáo hội thời Trung Cổ. Khi làm việc đó, các triết gia Khai Minh cho rằng mình đã giải phóng loài người. Nhưng đáng tiếc, họ chỉ tạo ra một trạng thái chính trị mới, mà CNQG chính là kết quả.
Các luân lý của tôn giáo thời Khai Minh sơ kỳ, khi chống lại sự độc tôn của Công giáo, nó đã phát động tinh thần chủ nghĩa tư bản. Nhưng vào thời khai Minh hậu kỳ, khi các nhà Khai Minh thành công cắt được Công giáo ra khỏi nhà nước, thì các luân lý tôn giáo ban đầu này, hình thành nên các tín điều của nhà nước. Cho nên các vấn đề đạo đức học của từng tôn giáo, khi phân tích và điều tra ra, ta thấy có dấu vết của CNQG. Trong một nhà nước quốc gia hiện đại, các tôn giáo tồn tại và tranh giành nhau quyền lực chính trị, nhưng đó chỉ là bề ngoài, thực chất thì CNQG chính là cái hình thể của tôn giáo nhà nước của quốc gia đó. Tùy vào từng thời kỳ chính sách mà, vài tôn giáo có thể giữ vai trò nổi trội trong văn hóa đời sống của dân tộc đó. Như ở Việt Nam thì lúc Phật giáo, lúc Mẫu giáo, lúc Đạo giáo, lúc Nho giáo... thậm chí cùng lúc pha trộn nhau. Các thể chế tôn giáo gần khó trở thành nhà nước sau thời đại Khai Minh. Nhưng các nhà nước không hề mất đi tính tôn giáo, trái lại, thay vì thụ động dựa dẫm vào tôn giáo để tạo ra hệ tư tưởng, các nhà nước chủ động tự xây dựng tính tôn giáo cũng riêng mình. Tính tôn giáo này rất khó nhận ra.
Khi hệ tư tưởng của bộ máy nhà nước bị lung lay, cũng là lúc thời kỳ khủng hoảng hệ tư tưởng, các nhóm tôn giáo các nhóm trí thức sẽ đánh nhau để tìm cách cài đặt vào trong bộ máy nhà nước các con virus khác nhau của niềm tin và ý hệ riêng của nhóm đó. Qua đó CNQG cũng biến hình theo hệ tư tưởng của bộ máy nhà nước. Phật giáo sẽ chẳng còn là tôn giáo ở Việt Nam nếu nó không đi kèm với CNQG và sùng bái Phương Đông, Công giáo cũng đi theo con đường tương tự. Hồi giáo là 1 ví dụ gần đây, cho thấy nó càng ngày càng bị CNQG hóa. Lịch sử của các cuộc cách mạng như Nga, Anh, Pháp cũng có thể điều tra để theo dõi diễn tiến hình thành nên CNQG. Nhà nước luôn luôn cần tôn giáo, đó là lý do tại sao sau Cách mạng, các nhà cách mạng từng đánh đổ tôn giáo cũ đều có khuynh hướng du nhập các thể loại triết học, tôn giáo mới.
Chủ đề này rất dễ bị confusion. Vì ta quen gọi tên 1 tôn giáo như thể nó tồn tại độc lập khỏi nhà nước rồi. Ta không thể hình dung ra sự quan hệ nhập nhằng của tôn giáo đối với các nhóm trí thức, nhóm trí thức và nhà nước. Chỉ khi ta hình dung tách bạch rạch ròi giữa chúng, thì ta mới nhìn ra được vì sao CNQG cũng chính là tôn giáo. Nhưng tôn giáo mang tên CNQG này không chịu lệ thuộc vào bất cứ tín điều tôn giáo nào, nó hiện thân cho chính quyền và quyền lực. Các tôn giáo tranh giành sự ảnh hưởng của nhau trong một đất nước sẽ phải chấp nhận đầu hàng CNQG. Các nước hay các quốc gia phát triển lên cấp độ Đế Quốc, đều phải bằng cách nào đó, khống chế các tôn giáo và tách ly nó ra khỏi bộ máy hệ tư tưởng nhà nước. Các nước phát triển muốn trở nên một Đế Chế phải tìm mọi cách đàn áp ý thức quốc gia dân tộc. Vì nước Mỹ sẽ không còn là nước Mỹ nếu nó chỉ là một thứ mang bản sắc quốc gia dân tộc riêng biệt, nó phải đa văn hóa có tính toàn cầu.
Ý niệm về 1 quốc gia dân tộc là tất cả những người dân sống trong đất nước đó cùng chấp nhận chia sẻ những "giá trị vĩ đại" nhất theo giới trí thức ngành "sử học" và "văn hóa học" đó cung cấp. Qua đó ta thấy CNQG đi cùng chế độ độc tài của "giới trí thức" lên tất cả người dân đen. Giai cấp thống trị quốc gia đó phải phục vụ quốc gia và phục vụ giới trí thức như là tầng lớp quý tộc. Ngành Giáo dục là thần học của quốc gia đó. Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình trước giới trí thức, giới truyền thông (thực chất cũng là giới trí thức), giới doanh nghiệp (thực chất cũng là trí thức). Chủ nghĩa quốc gia hiện đại của thời đại Khai Minh là chế độ độc tài toàn trị của tầng lớp trí thức. Đây chính là kết quả của sự tách rời nhà nước khỏi "tôn giáo". Giai cấp tăng lữ, giáo sĩ nắm quyền của thời Trung Cổ đã trở thành giai cấp trí thức. Trách nhiệm giải trình của chính phủ, chính trị công khai và cạnh tranh, quyền lực phải trở thành chế độ bầu cử, bỏ phiếu... tất cả đều là đặc điểm của chế độ độc tài trí thức. Các nhà trí thức yêu cầu sự giải trình, sự đấu tranh giai cấp của giới trí thức chính là bỏ phiếu và cạnh tranh thông qua truyền thông đại chúng và mạng xã hội.
Trước kia, có cái gọi là Đế Chế, Đế Quốc, có các nhà nước thành bang (city-state)... nhưng chủ nghĩa quốc gia và các nhà nước quốc gia (nation-state) gần đây xuất hiện vào nửa sau thế kỷ 19. Nationalism là con đẻ của thời đại Khai Minh, nó là kết quả của việc chia tách giáo hội ra khỏi nhà nước. Nhà nước trước kia với tôn giáo (Kito giáo) là nhất thể. Khi phân tách ra như thế, các nhà Khai Minh vĩ đại đã cướp mất khỏi tay tôn giáo các loại hình dịch vụ xã hội trước đó bị độc quyền bởi tôn giáo. Ví dụ: giáo dục, in ấn, tuyên truyền, chữa bệnh,... vốn nằm trong tay giáo hội thời Trung Cổ. Khi làm việc đó, các triết gia Khai Minh cho rằng mình đã giải phóng loài người. Nhưng đáng tiếc, họ chỉ tạo ra một trạng thái chính trị mới, mà CNQG chính là kết quả.
Các luân lý của tôn giáo thời Khai Minh sơ kỳ, khi chống lại sự độc tôn của Công giáo, nó đã phát động tinh thần chủ nghĩa tư bản. Nhưng vào thời khai Minh hậu kỳ, khi các nhà Khai Minh thành công cắt được Công giáo ra khỏi nhà nước, thì các luân lý tôn giáo ban đầu này, hình thành nên các tín điều của nhà nước. Cho nên các vấn đề đạo đức học của từng tôn giáo, khi phân tích và điều tra ra, ta thấy có dấu vết của CNQG. Trong một nhà nước quốc gia hiện đại, các tôn giáo tồn tại và tranh giành nhau quyền lực chính trị, nhưng đó chỉ là bề ngoài, thực chất thì CNQG chính là cái hình thể của tôn giáo nhà nước của quốc gia đó. Tùy vào từng thời kỳ chính sách mà, vài tôn giáo có thể giữ vai trò nổi trội trong văn hóa đời sống của dân tộc đó. Như ở Việt Nam thì lúc Phật giáo, lúc Mẫu giáo, lúc Đạo giáo, lúc Nho giáo... thậm chí cùng lúc pha trộn nhau. Các thể chế tôn giáo gần khó trở thành nhà nước sau thời đại Khai Minh. Nhưng các nhà nước không hề mất đi tính tôn giáo, trái lại, thay vì thụ động dựa dẫm vào tôn giáo để tạo ra hệ tư tưởng, các nhà nước chủ động tự xây dựng tính tôn giáo cũng riêng mình. Tính tôn giáo này rất khó nhận ra.
Khi hệ tư tưởng của bộ máy nhà nước bị lung lay, cũng là lúc thời kỳ khủng hoảng hệ tư tưởng, các nhóm tôn giáo các nhóm trí thức sẽ đánh nhau để tìm cách cài đặt vào trong bộ máy nhà nước các con virus khác nhau của niềm tin và ý hệ riêng của nhóm đó. Qua đó CNQG cũng biến hình theo hệ tư tưởng của bộ máy nhà nước. Phật giáo sẽ chẳng còn là tôn giáo ở Việt Nam nếu nó không đi kèm với CNQG và sùng bái Phương Đông, Công giáo cũng đi theo con đường tương tự. Hồi giáo là 1 ví dụ gần đây, cho thấy nó càng ngày càng bị CNQG hóa. Lịch sử của các cuộc cách mạng như Nga, Anh, Pháp cũng có thể điều tra để theo dõi diễn tiến hình thành nên CNQG. Nhà nước luôn luôn cần tôn giáo, đó là lý do tại sao sau Cách mạng, các nhà cách mạng từng đánh đổ tôn giáo cũ đều có khuynh hướng du nhập các thể loại triết học, tôn giáo mới.
Chủ đề này rất dễ bị confusion. Vì ta quen gọi tên 1 tôn giáo như thể nó tồn tại độc lập khỏi nhà nước rồi. Ta không thể hình dung ra sự quan hệ nhập nhằng của tôn giáo đối với các nhóm trí thức, nhóm trí thức và nhà nước. Chỉ khi ta hình dung tách bạch rạch ròi giữa chúng, thì ta mới nhìn ra được vì sao CNQG cũng chính là tôn giáo. Nhưng tôn giáo mang tên CNQG này không chịu lệ thuộc vào bất cứ tín điều tôn giáo nào, nó hiện thân cho chính quyền và quyền lực. Các tôn giáo tranh giành sự ảnh hưởng của nhau trong một đất nước sẽ phải chấp nhận đầu hàng CNQG. Các nước hay các quốc gia phát triển lên cấp độ Đế Quốc, đều phải bằng cách nào đó, khống chế các tôn giáo và tách ly nó ra khỏi bộ máy hệ tư tưởng nhà nước. Các nước phát triển muốn trở nên một Đế Chế phải tìm mọi cách đàn áp ý thức quốc gia dân tộc. Vì nước Mỹ sẽ không còn là nước Mỹ nếu nó chỉ là một thứ mang bản sắc quốc gia dân tộc riêng biệt, nó phải đa văn hóa có tính toàn cầu.
Ý niệm về 1 quốc gia dân tộc là tất cả những người dân sống trong đất nước đó cùng chấp nhận chia sẻ những "giá trị vĩ đại" nhất theo giới trí thức ngành "sử học" và "văn hóa học" đó cung cấp. Qua đó ta thấy CNQG đi cùng chế độ độc tài của "giới trí thức" lên tất cả người dân đen. Giai cấp thống trị quốc gia đó phải phục vụ quốc gia và phục vụ giới trí thức như là tầng lớp quý tộc. Ngành Giáo dục là thần học của quốc gia đó. Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình trước giới trí thức, giới truyền thông (thực chất cũng là giới trí thức), giới doanh nghiệp (thực chất cũng là trí thức). Chủ nghĩa quốc gia hiện đại của thời đại Khai Minh là chế độ độc tài toàn trị của tầng lớp trí thức. Đây chính là kết quả của sự tách rời nhà nước khỏi "tôn giáo". Giai cấp tăng lữ, giáo sĩ nắm quyền của thời Trung Cổ đã trở thành giai cấp trí thức. Trách nhiệm giải trình của chính phủ, chính trị công khai và cạnh tranh, quyền lực phải trở thành chế độ bầu cử, bỏ phiếu... tất cả đều là đặc điểm của chế độ độc tài trí thức. Các nhà trí thức yêu cầu sự giải trình, sự đấu tranh giai cấp của giới trí thức chính là bỏ phiếu và cạnh tranh thông qua truyền thông đại chúng và mạng xã hội.