Thấy Mỹ gào thét trong vô vọng, Trung Quốc cấp phép xuất khẩu trở lại nam châm đất hiếm

saigonthang12

Trẩu tre
Sau một tháng siết chặt, Trung Quốc bắt đầu phê duyệt các giấy phép xuất khẩu đầu tiên với nam châm đất hiếm - vật liệu quan trọng trong nhiều ngành.

Reuters trích nguồn tin từ hãng xe Volkswagen và doanh nghiệp trong lĩnh vực đất hiếm cho biết giới chức Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu cho ít nhất 4 hãng nam châm đất hiếm. Trong đó có cả nhà cung cấp cho Volkswagen. Đây là những giấy phép đầu tiên được cấp sau khi Bắc Kinh siết xuất khẩu tháng trước, cho thấy dòng chảy các vật liệu quan trọng vẫn được lưu thông.

Baotou Tianhe Magnetics - hãng sản xuất nam châm đất hiếm dùng trong động cơ xe điện và xe lai xăng - điện, đã nhận được giấy phép xuất khẩu cho Volkswagen vào cuối tháng 4, ba nguồn tin của Reuters cho biết. Volkswagen đã liên hệ với Bắc Kinh để được hỗ trợ trong quá trình này.

"Chúng tôi vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với các nhà cung cấp và nhận được thông tin rằng một số doanh nghiệp cung cấp nam châm cho Volkswagen đã được Chính phủ Trung Quốc cấp phép xuất khẩu", Volkswagen trả lời Reuters, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Một công ty khác là Zhongke Sanhuan được cho là đã nhận ít nhất một giấy phép. Baotou INST Magnetic và Earth-Panda Advanced Magnetic Material cũng đã được cấp ít nhất một giấy phép, nguồn tin của Reuters cho biết.

Giấy phép xuất khẩu được cấp theo từng khách hàng. Hiện chưa rõ liệu toàn bộ khách hàng của 4 công ty trên đã được Bắc Kinh phê duyệt hay chưa. Một nguồn tin khác tiết lộ giấy phép chỉ được cấp cho các nhà cung cấp phục vụ khách hàng tại châu Âu và Việt Nam.

Các giấy phép này được duyệt trước khi Mỹ - Trung Quốc công bố thỏa thuận thương mại hôm 12/5. Hiện tại, giới chuyên gia cho rằng khách hàng Mỹ có thể được phê duyệt giấy phép dễ dàng hơn.

Tháng trước, Trung Quốc thông báo siết xuất khẩu với 7 nguyên tố đất hiếm và vật liệu liên quan, trong đó có nam châm đất hiếm, nhằm đáp trả thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, việc nước này cấp phép chỉ chưa đầy một tháng sau khiến nhiều người bất ngờ, vì họ từng dự đoán quá trình này kéo dài.

Trung Quốc hiện đóng góp 90% nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Đây là vật liệu được sử dụng trong năng lượng sạch, quốc phòng và sản xuất ôtô. Các doanh nghiệp gần như không có nguồn cung nào khác thay thế.

Volkswagen và nhiều tập đoàn lớn của phương Tây đã nỗ lực vận động hành lang để nhà cung cấp có giấy phép xuất khẩu. Tháng trước, Elon Musk cũng cho biết hãng xe điện Tesla đang đàm phán với Bắc Kinh về giấy phép xuất khẩu vật liệu này cho việc sản xuất robot hình người Optimus
 
Ông Trump rén ngay, ban cố vấn có giỏi, thì cũng không biết hết mọi chuyện.
Đến lúc nó cấm ngay mặt hàng thiết yếu, khác gì đánh trúng huyệt đạo, quệ luôn.
Để sản xuất được món này, thì Mỹ phải mất vài năm chuẩn bị, lúc đấy thì kinh tế tan nát cmnr. Mà ông Trump cũng chỉ còn hơn 3 năm nhiệm kỳ, đành bó tay thôi.
Giờ dĩ hòa vi quý, anh quý tôi tôi quý anh...
 
Ông Trump rén ngay, ban cố vấn có giỏi, thì cũng không biết hết mọi chuyện.
Đến lúc nó cấm ngay mặt hàng thiết yếu, khác gì đánh trúng huyệt đạo, quệ luôn.
Để sản xuất được món này, thì Mỹ phải mất vài năm chuẩn bị, lúc đấy thì kinh tế tan nát cmnr. Mà ông Trump cũng chỉ còn hơn 3 năm nhiệm kỳ, đành bó tay thôi.
Giờ dĩ hòa vi quý, anh quý tôi tôi quý anh...
Cố vấn toàn tụi lái market chứ có phải thuần chính trị đéo đâu 😂😂😂😂
 
Lo hộ quá vậy bạn 😀 thích cấm thì cứ việc rồi sau đó giữ lại mà thay cơm 😀
Mỹ đã có deal với UKR có nguồn đất hiếm, và đặc biệt tân tổng Syria đã mời Mỹ vào khai khác toàn bộ tài nguyên bao gồm dầu mỏ đất hiếm... Để đổi lấy bỏ cấm vận, tái thiết đất nước giống như thỏa thuận của UKR 😀
Cái tin này cực kì quan trọng, vì sau khi Nga mất sân sau thì Syria quyết theo Mỹ, một khi Mỹ vào thì Trung+ đéo có cửa nhảy vào ảnh hưởng, Mỹ khai thác dầu cung cấp cho EU -> putin khóc tiếng chó, nên mới nhanh chóng lên tiếng đàm phán, còn trung+ đào đất ăn thay cơm 😀 nên cái trò dùng đất hiếm đéo được mà phải quỳ gối xin miếng bánh 🍰

TAY BUÔN GỘC TỔNG THỐNG TRUMP ĐI MỘT CHUYẾN HỐT VÀI NGHÌN TỈ VỀ CHO NƯỚC MỸ. MỘT CHUYẾN ĐI MÀ KIẾM TIỀN BẰNG 3 ĐỜI TỔNG THỐNG DÂN CHỦ.

Tổng thống Trump mở cửa Syria, chuẩn bị đem về hàng trăm tỷ đô la cho nước Mỹ

Trong chuyến công du Trung Đông đang thu hút sự chú ý toàn cầu, Tổng thống Donald Trump đã có bước đi chiến lược mang tầm quốc tế: xem xét tháo dỡ toàn bộ các lệnh cấm vận đối với chính phủ mới của Syria để đổi lấy một thỏa thuận khai thác tài nguyên khoáng sản quy mô lớn với Hoa Kỳ.

Theo báo The Times, Tổng thống Syria Ahmed al-Sharaa đã chủ động đề nghị một hiệp ước khoáng sản theo mô hình hợp tác với Ukraine trước đây, nhưng lần này lớn hơn nhiều, cho phép Mỹ tiếp cận các mỏ dầu, khí đốt và khoáng sản đất hiếm tại Syria, đổi lại Washington sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt kéo dài hơn mười năm và tái lập quan hệ ngoại giao – kinh tế đầy đủ.

Tổng thống Trump, người đang dẫn đầu chính sách “làm nước Mỹ giàu mạnh trở lại”, đã phát biểu trước báo giới tại Riyadh:
“Đây là cơ hội để chấm dứt chiến tranh, tái thiết Syria và, quan trọng hơn hết, mang lợi nhuận khổng lồ trở về cho người dân Mỹ.”

Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Syria có thể sở hữu hơn 3,3 tỷ thùng dầu thô, trên 80 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, cùng với hàng loạt khoáng sản chiến lược như phosphate, sắt, mangan, đá quý, đá vôi và đất hiếm, nguồn nguyên liệu then chốt cho công nghệ cao và quốc phòng.

Nếu hiệp ước được ký kết, các công ty Mỹ như ExxonMobil, Chevron, Raytheon, Boeing và Lockheed Martin có thể sẽ trở thành các nhà thầu chính cho việc khai thác, xây dựng hạ tầng và bảo vệ chuỗi cung ứng tài nguyên từ Syria đến châu Âu. Ước tính sơ bộ từ giới phân tích kinh tế tại New York cho rằng hiệp ước này có thể đem lại từ 150 đến 300 tỷ đô la lợi nhuận ròng cho Hoa Kỳ trong vòng 10 năm.

Chưa dừng lại ở đó, phía Syria cũng đề nghị xây dựng một Trump Tower tại thủ đô Damascus, như một biểu tượng cho giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Đồng thời, Tổng thống Sharaa đã cam kết trục xuất toàn bộ lực lượng thân Iran, ủng hộ hiệp định Abraham, và cho phép lực lượng an ninh Israel hiện diện tại miền nam Syria, nhằm lấy lại niềm tin từ các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Dù nội bộ Tòa Bạch Ốc vẫn còn tranh luận về độ rủi ro của thỏa thuận, những tiếng nói ủng hộ ngày càng nhiều. Đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff cho biết:

“Đây không chỉ là một thương vụ. Đây là một chương mới, và Tổng thống Trump đang viết nên nó bằng trí tuệ chiến lược và bản lĩnh thương lượng.”

Nếu được hiện thực hóa, hiệp ước khoáng sản Syria, Mỹ dưới thời Trump không chỉ giải cứu Syria khỏi cô lập quốc tế, mà còn tái khẳng định vị thế Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất vừa dẫn đầu kinh tế, vừa kiểm soát năng lượng toàn cầu.

Thêm một lần nữa, Tổng thống Trump chứng minh ông là người biết cách đem tiền, quyền lực và ảnh hưởng trở về cho nước Mỹ bằng thương lượng, không phải chiến tranh.
 

Có thể bạn quan tâm

Top