
Khảo sát cho thấy 75,1% số người già trên 60 tuổi tại Hàn Quốc không muốn sống cùng con cái để giảm gánh nặng cho chúng. Thế nhưng trên thực tế ngày càng nhiều thanh thiếu niên và cả người trung tuổi đang ăn bám vào cha mẹ mình.
Tờ Korea Herald cho hay hiện tượng "ký sinh trùng" (Parasite) hay "Thế hệ chuột túi" (Kangaroo Generation) tại Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng khi nhiều người trong độ tuổi lao động ăn bám gia đình.
Năm 2022, 81% người trong độ tuổi 20 sống cùng cha mẹ, cao nhất trong số các thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trong khi đó, khoảng 77% thế hệ MZ ở Hàn Quốc, ám chỉ những người sinh trong khoảng 1980-2004, tương đương dưới 21-45 tuổi vẫn cần hỗ trợ tài chính từ phụ huynh.
Hầu hết những người trưởng thành này chẳng thể sống tự lập một mình vì thất nghiệp, không đủ tiền thuê nhà và buộc phải ăn bám vào gia đình lẫn người thân.
Tệ hơn theo nhiều nghiên cứu từ DBpia, tỉ lệ NEET (Không có việc làm, Không có trình độ và Không được đào tạo bất cứ tay nghề gì) trong nhóm 15–29 tuổi là 20,1% năm 2022, nếu quy ra con số tuyệt đối tương đương thì có khoảng 1,7 triệu thanh thiếu niên Hàn Quốc thuộc diện này.
Trang Pckworld thì cho biết tính đến tháng 5/2023, Hàn Quốc có đến 218.000 thanh niên 15-29 tuổi đã không tham gia lao động, giáo dục hay đào tạo trong ít nhất 3 năm liên tục. Trong số này, khoảng 80.000 người (36,7%) thuộc diện hoàn toàn không đi tìm việc hay đào tạo mà chỉ ở nhà ăn bám gia đình.
Hãng tin Reuters cho hay nguyên nhân của tình hình trên đến từ nhiều yếu tố, từ áp lực giá nhà leo thang, thị trường lao động khó khăn cho đến văn hóa gia đình Á Đông nhấn mạnh trách nhiệm hỗ trợ con cái đến khi tự lập.
Chính những gánh nặng này đã khiến tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc giảm xuống mức kỷ lục 0,75 con/phụ nữ năm 2024, khiến sức khỏe tâm thần của người dân suy giảm và tạo gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội.
Mặc dù chính phủ đã triển khai các chương trình hỗ trợ NEET, ưu đãi nhà ở xã hội và khuyến khích sinh con, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tiễn, nhất là trong việc khuyến khích tính tự lập của thế hệ trẻ.
cafebiz.vn
Tờ Korea Herald cho hay hiện tượng "ký sinh trùng" (Parasite) hay "Thế hệ chuột túi" (Kangaroo Generation) tại Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng khi nhiều người trong độ tuổi lao động ăn bám gia đình.

Năm 2022, 81% người trong độ tuổi 20 sống cùng cha mẹ, cao nhất trong số các thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trong khi đó, khoảng 77% thế hệ MZ ở Hàn Quốc, ám chỉ những người sinh trong khoảng 1980-2004, tương đương dưới 21-45 tuổi vẫn cần hỗ trợ tài chính từ phụ huynh.
Hầu hết những người trưởng thành này chẳng thể sống tự lập một mình vì thất nghiệp, không đủ tiền thuê nhà và buộc phải ăn bám vào gia đình lẫn người thân.
Tệ hơn theo nhiều nghiên cứu từ DBpia, tỉ lệ NEET (Không có việc làm, Không có trình độ và Không được đào tạo bất cứ tay nghề gì) trong nhóm 15–29 tuổi là 20,1% năm 2022, nếu quy ra con số tuyệt đối tương đương thì có khoảng 1,7 triệu thanh thiếu niên Hàn Quốc thuộc diện này.
Trang Pckworld thì cho biết tính đến tháng 5/2023, Hàn Quốc có đến 218.000 thanh niên 15-29 tuổi đã không tham gia lao động, giáo dục hay đào tạo trong ít nhất 3 năm liên tục. Trong số này, khoảng 80.000 người (36,7%) thuộc diện hoàn toàn không đi tìm việc hay đào tạo mà chỉ ở nhà ăn bám gia đình.
Hãng tin Reuters cho hay nguyên nhân của tình hình trên đến từ nhiều yếu tố, từ áp lực giá nhà leo thang, thị trường lao động khó khăn cho đến văn hóa gia đình Á Đông nhấn mạnh trách nhiệm hỗ trợ con cái đến khi tự lập.
Chính những gánh nặng này đã khiến tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc giảm xuống mức kỷ lục 0,75 con/phụ nữ năm 2024, khiến sức khỏe tâm thần của người dân suy giảm và tạo gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội.
Mặc dù chính phủ đã triển khai các chương trình hỗ trợ NEET, ưu đãi nhà ở xã hội và khuyến khích sinh con, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tiễn, nhất là trong việc khuyến khích tính tự lập của thế hệ trẻ.

Thế hệ ‘ăn bám’ ở Hàn Quốc: 77% người dưới 45 tuổi vẫn ‘xin tiền’ bố mẹ, 1,7 triệu thanh thiếu niên không việc làm, không trình độ và không được đào tạo
Khảo sát cho thấy 75,1% số người già trên 60 tuổi tại Hàn Quốc không muốn sống cùng con cái để giảm gánh nặng cho chúng. Thế nhưng trên thực tế ngày càng nhiều thanh thiếu niên và cả người trung tuổi đang ăn bám vào cha mẹ mình.
