mike caddy
Chúa tể đa cấp
Việc phải bán ra 21 tỷ đô dự trữ ngoại tệ không chỉ còn là sự lo ngại nữa mà có lẽ là dấu hiệu rõ ràng của một cơn khủng hoảng như ở CHXHCN Srilanka và CHDCND Lào anh em. Dự trữ ngoại hối của một quốc gia cần đảm bảo tối thiểu 6 tháng nhập khẩu mới đủ để phòng ngừa khủng hoảng. Nhưng ngay từ đầu năm 2022, dự trữ của VN chỉ còn khoảng hơn 4 tháng và giảm dần còn hơn 3 tháng vào tháng 6. Sau đó thì báo chí ngừng công bố các con số dự trữ này.
Xuất phát điểm phải nói đến là do nền sản xuất quá yếu kém cùng với chi tiêu trả lương cho bộ máy quá lớn, đầu tư dàn trải không hiệu quả, thất thoát tham nhũng quá nhiều… nên Nhà nước phải in và bơm tiền mặt quá nhiều ra thị trường trong suốt một thời gian dài để duy trì. Điều này dẫn đến áp lực lạm phát, phá giá đồng tiền. Nhưng Chính phủ lại cố gắng áp dụng chính sách neo tỷ giá với đồng đô la. Việc này dẫn đến phải bán đô la dự trữ ra để kìm tỷ giá.
Chính sách này có thể kéo dài thời gian trước khi thực sự rơi vào khủng hoảng, giống như ta tiêm thuốc giảm đau cho bệnh nhân để kéo dài sự chịu đựng chứ không chữa trị được bệnh. Nhưng nó lại có những tác dụng phụ hoặc thậm chí tử vong nếu gặp những tác động kép cực kỳ bất lợi gây biến chứng.
Tác động kép đầu tiên phải kể đến là việc đầu năm nay FED tăng lãi suất đồng đô la làm các Ngân hàng của những quốc gia có nền kinh tế yếu bị ảnh hưởng lớn và bị sức ép tăng lãi suất theo. Mà tăng lãi suất thì lại tạo gánh nặng lên các doanh nghiệp và làm mất giá thêm đồng tiền vốn đã mất giá tự nhiên.
Một yếu tố do “lịch sử để lại” nữa làm trầm trọng thêm bức tranh tài chính của VN là các khoản nợ vay từ mấy chục năm nay để chi tiêu đã đến hạn trả gốc và lãi. Nó làm tăng sức ép phải mua đô la trả nợ. Và nếu để đồng tiền phá giá và lạm phát cao thì số tiền đồng cần bỏ ra sẽ lớn hơn nhiều so với 1,3 triệu tỷ ước tính, càng làm thâm hụt ngân sách vốn đã thâm thủng. Thậm chí là vỡ nợ luôn vì không đủ tiền trả nợ đến hạn.
Tiếp theo là việc ngay đầu năm một số doanh nghiệp bị bắt vì thao túng chứng khoán, làm thị trường vốn này suy sụp, quay về mốc 1.000 điểm, ngang bằng thời điểm cách đây 12 năm. Các nhà đầu tư và người dân “tháo chạy” khỏi sàn chứng khoán và tìm nơi trú ẩn cho đồng tiền của mình bằng đô la hoặc Bất động sản. Áp lực phá giá đồng tiền đã căng lại càng căng hơn. Nhưng vẫn chưa dừng lại…
“Cú đá bồi” cuối cùng có lẽ đã hạ gục thủ thành “Tài văn Chính”: đến lượt các doanh nghiệp BĐS ngã ngựa với “lỗi” trái phiếu, tạo nên một làn sóng tháo chạy khỏi trái phiếu cho dù nó vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Dòng tiền lại tiếp tục đổ sang đồng đô la và thậm chí là ra nước ngoài để an toàn. Nhu cầu mua đô la tăng đột biến. Do cung không đủ cầu nên áp lực phải phá giá đồng tiền lại căng hơn nữa, nguy cơ lạm phát đã như quả bom đến lúc phát nổ. Bằng chứng là dù đã bán ra lượng ngoại hối khá lớn như vậy nhưng vẫn không ngăn được đồng đô la vượt mốc 25.000đ sau một thời gian dài loanh quanh ở mức 23.500.
Như vậy, nếu không bán đô ra để kìm tỷ giá thì khủng hoảng sẽ tới ngay lập tức. Đồng tiền sẽ tự do phá giá và sẽ có cái kết theo kiểu Venezuela. Còn nếu bán ra thì cũng chỉ như cho người bệnh thở ô xy hay ngậm sâm chờ con cháu về đủ thôi. Rồi sẽ đến cái kết theo kiểu Srilanka. Bởi dự trữ của VN quá mỏng và có thể đã sắp cạn. (Dễ thấy nhất là xem tới đây còn bị thiếu hụt xăng dầu nữa không? Rất có thể là do thiếu ngoại tệ để nhập khẩu?!) Tóm lại là lưỡng đầu thọ địch, tiến thoái lưỡng nan.
Nó là hệ quả của cả một quá trình khá dài của việc điều hành vĩ mô bị duy ý chí. Và có lẽ thời điểm này là giọt nước tràn ly khi áp lực “đốt lò” chống tham nhũng cũng đã bị đẩy tới giới hạn cả về chính trị lẫn kinh tế: nếu không cắt bỏ khối u, không thu hồi được tiền tham nhũng và cứ tiếp tục để tham những hoành hành thì cũng chết, về chính trị thì lòng tin của nhân dân không còn. Mà chỉ cần động dao kéo vào khối u đã di căn thì con bệnh nền kinh tế đã ung thư cũng chết. Nói nôm na là như vậy.
Đó có lẽ là cái kết tất yếu. Khi chính trị “lãnh đạo toàn diện” và chi phối kinh tế mà lại không cùng nhịp, người làm kinh tế không thể “quán triệt” về chính trị, còn người làm chính trị lại không đủ hiểu biết về kinh tế! Lại nói nôm na là khi đi bằng cái xe của tư bản, con đường của TB, nhưng lái xe lại tư duy kiểu XHCN thì rất dễ xuống hố cả nút
Nguồn : Nguyen Tong
Xuất phát điểm phải nói đến là do nền sản xuất quá yếu kém cùng với chi tiêu trả lương cho bộ máy quá lớn, đầu tư dàn trải không hiệu quả, thất thoát tham nhũng quá nhiều… nên Nhà nước phải in và bơm tiền mặt quá nhiều ra thị trường trong suốt một thời gian dài để duy trì. Điều này dẫn đến áp lực lạm phát, phá giá đồng tiền. Nhưng Chính phủ lại cố gắng áp dụng chính sách neo tỷ giá với đồng đô la. Việc này dẫn đến phải bán đô la dự trữ ra để kìm tỷ giá.
Chính sách này có thể kéo dài thời gian trước khi thực sự rơi vào khủng hoảng, giống như ta tiêm thuốc giảm đau cho bệnh nhân để kéo dài sự chịu đựng chứ không chữa trị được bệnh. Nhưng nó lại có những tác dụng phụ hoặc thậm chí tử vong nếu gặp những tác động kép cực kỳ bất lợi gây biến chứng.
Tác động kép đầu tiên phải kể đến là việc đầu năm nay FED tăng lãi suất đồng đô la làm các Ngân hàng của những quốc gia có nền kinh tế yếu bị ảnh hưởng lớn và bị sức ép tăng lãi suất theo. Mà tăng lãi suất thì lại tạo gánh nặng lên các doanh nghiệp và làm mất giá thêm đồng tiền vốn đã mất giá tự nhiên.
Một yếu tố do “lịch sử để lại” nữa làm trầm trọng thêm bức tranh tài chính của VN là các khoản nợ vay từ mấy chục năm nay để chi tiêu đã đến hạn trả gốc và lãi. Nó làm tăng sức ép phải mua đô la trả nợ. Và nếu để đồng tiền phá giá và lạm phát cao thì số tiền đồng cần bỏ ra sẽ lớn hơn nhiều so với 1,3 triệu tỷ ước tính, càng làm thâm hụt ngân sách vốn đã thâm thủng. Thậm chí là vỡ nợ luôn vì không đủ tiền trả nợ đến hạn.
Tiếp theo là việc ngay đầu năm một số doanh nghiệp bị bắt vì thao túng chứng khoán, làm thị trường vốn này suy sụp, quay về mốc 1.000 điểm, ngang bằng thời điểm cách đây 12 năm. Các nhà đầu tư và người dân “tháo chạy” khỏi sàn chứng khoán và tìm nơi trú ẩn cho đồng tiền của mình bằng đô la hoặc Bất động sản. Áp lực phá giá đồng tiền đã căng lại càng căng hơn. Nhưng vẫn chưa dừng lại…
“Cú đá bồi” cuối cùng có lẽ đã hạ gục thủ thành “Tài văn Chính”: đến lượt các doanh nghiệp BĐS ngã ngựa với “lỗi” trái phiếu, tạo nên một làn sóng tháo chạy khỏi trái phiếu cho dù nó vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Dòng tiền lại tiếp tục đổ sang đồng đô la và thậm chí là ra nước ngoài để an toàn. Nhu cầu mua đô la tăng đột biến. Do cung không đủ cầu nên áp lực phải phá giá đồng tiền lại căng hơn nữa, nguy cơ lạm phát đã như quả bom đến lúc phát nổ. Bằng chứng là dù đã bán ra lượng ngoại hối khá lớn như vậy nhưng vẫn không ngăn được đồng đô la vượt mốc 25.000đ sau một thời gian dài loanh quanh ở mức 23.500.
Như vậy, nếu không bán đô ra để kìm tỷ giá thì khủng hoảng sẽ tới ngay lập tức. Đồng tiền sẽ tự do phá giá và sẽ có cái kết theo kiểu Venezuela. Còn nếu bán ra thì cũng chỉ như cho người bệnh thở ô xy hay ngậm sâm chờ con cháu về đủ thôi. Rồi sẽ đến cái kết theo kiểu Srilanka. Bởi dự trữ của VN quá mỏng và có thể đã sắp cạn. (Dễ thấy nhất là xem tới đây còn bị thiếu hụt xăng dầu nữa không? Rất có thể là do thiếu ngoại tệ để nhập khẩu?!) Tóm lại là lưỡng đầu thọ địch, tiến thoái lưỡng nan.
Nó là hệ quả của cả một quá trình khá dài của việc điều hành vĩ mô bị duy ý chí. Và có lẽ thời điểm này là giọt nước tràn ly khi áp lực “đốt lò” chống tham nhũng cũng đã bị đẩy tới giới hạn cả về chính trị lẫn kinh tế: nếu không cắt bỏ khối u, không thu hồi được tiền tham nhũng và cứ tiếp tục để tham những hoành hành thì cũng chết, về chính trị thì lòng tin của nhân dân không còn. Mà chỉ cần động dao kéo vào khối u đã di căn thì con bệnh nền kinh tế đã ung thư cũng chết. Nói nôm na là như vậy.
Đó có lẽ là cái kết tất yếu. Khi chính trị “lãnh đạo toàn diện” và chi phối kinh tế mà lại không cùng nhịp, người làm kinh tế không thể “quán triệt” về chính trị, còn người làm chính trị lại không đủ hiểu biết về kinh tế! Lại nói nôm na là khi đi bằng cái xe của tư bản, con đường của TB, nhưng lái xe lại tư duy kiểu XHCN thì rất dễ xuống hố cả nút
Nguồn : Nguyen Tong