đéo có hình chó nó tin
Địt Bùng Đạo Tổ
Việc Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được xem là động thái quan trọng nhằm siết chặt công tác quản lý xuất xứ hàng hóa, phòng ngừa gian lận thương mại và bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng...

Theo Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ Công Thương, Cục Xuất nhập khẩu sẽ trực tiếp triển khai việc cấp C/O, CNM và đăng ký mã số REX, đảm bảo quá trình chuyển giao không làm gián đoạn hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025, chính thức thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và mã số REX đối với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
NGĂN CHẶN GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT
Theo quyết định của Bộ Công Thương, toàn bộ quyền cấp C/O mẫu A, C/O mẫu B, các loại C/O không ưu đãi theo quy định của nước nhập khẩu, CNM và mã số REX, vốn được VCCI thực hiện dựa trên sự ủy quyền từ năm 2018, sẽ được thu hồi và chuyển giao lại cho cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Bộ. Đây là những loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu, bởi chúng không chỉ giúp xác định xuất xứ sản phẩm để hưởng ưu đãi thuế quan mà còn đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp khi hàng hóa tiếp cận thị trường quốc tế.
Quyết định này đồng nghĩa với việc VCCI sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà tổ chức này từng đảm nhiệm theo các quyết định 1234/QĐ-BCT (năm 2018), 1076/QĐ-BCT (năm 2020) và 2795/QĐ-BCT (năm 2022). Các giấy tờ này vốn được doanh nghiệp sử dụng để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các thị trường Na Uy, Thụy Sỹ và một số nước áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

VCCI sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, động thái của Bộ Công Thương nhằm tái cấu trúc lại quy trình quản lý xuất xứ hàng hóa theo hướng tập trung, chặt chẽ và minh bạch hơn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP và đang đối mặt với nguy cơ gian lận xuất xứ ngày càng tinh vi.
Không chỉ dừng lại ở việc thu hồi quyền cấp, Bộ Công Thương cũng giao Cục Xuất nhập khẩu nhiệm vụ thông báo kịp thời tới các nước nhập khẩu, các cơ quan liên quan trong và ngoài nước về sự thay đổi cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Đồng thời, Cục Xuất nhập khẩu sẽ trực tiếp triển khai việc cấp C/O, CNM và đăng ký mã số REX, đảm bảo quá trình chuyển giao không làm gián đoạn hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải phối hợp tổ chức công tác bàn giao, tiếp nhận từ VCCI toàn bộ hồ sơ, dữ liệu, quy trình liên quan đến việc cấp các loại giấy tờ này trong suốt giai đoạn VCCI được ủy quyền. Việc thu hồi quyền cấp không chỉ là động thái hành chính thông thường, mà còn là bước khởi đầu của quá trình kiểm tra, rà soát và xác minh toàn diện nhằm đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của từng giấy chứng nhận đã cấp.
TĂNG CƯỜNG SỐ HÓA, CHUẨN DỮ LIỆU XUẤT XỨ
Song song với việc thu hồi quyền cấp từ VCCI, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh yêu cầu ứng dụng công nghệ trong quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở hạ tầng dữ liệu điện tử, vận hành hệ thống eCoSys — nền tảng quản lý và cấp C/O điện tử của Bộ Công Thương. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ một cách nhanh chóng, minh bạch, hạn chế tối đa các rủi ro từ việc làm giả hoặc sai lệch thông tin.
Về phía VCCI, tổ chức này cũng được yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nơi đề nghị cấp C/O, CNM và mã số REX. Ngoài ra, VCCI phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc cấp các loại giấy tờ trên trong suốt thời gian được Bộ Công Thương ủy quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng trong trường hợp bị thanh tra, kiểm tra, xác minh liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Việc Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O từ VCCI được đánh giá là một bước đi quyết liệt nhưng cần thiết. Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính, việc kiểm soát xuất xứ chặt chẽ sẽ góp phần củng cố niềm tin của đối tác quốc tế, đồng thời giúp Việt Nam tránh được các biện pháp phòng vệ thương mại do nghi ngờ gian lận xuất xứ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay từ ngày ký, 21/4/2025. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng cập nhật thông tin, điều chỉnh lại quy trình xin cấp C/O, mã số REX, đảm bảo việc tuân thủ quy định mới để không ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, nhất là trong bối cảnh thị trường quốc tế đang ngày càng khắt khe với vấn đề minh bạch nguồn gốc hàng hóa.

Thu hồi quyền cấp C/O từ VCCI: Siết chặt quy trình, tránh rủi ro gian lận xuất xứ
Việc Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được xem là động thái quan trọng nhằm siết chặt công tác quản lý xuất xứ hàng hóa, phòng ngừa gian lận thương mại và bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng...