Thủ tướng Singapore kêu gọi người dân "chuẩn bị tinh thần trước "những cú sốc sắp tới"

Kysirong

Xamer mới lớn
Maldives

(NLĐO) - Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cảnh báo người dân "nên chuẩn bị tinh thần cho nhiều cú sốc sắp tới" khi nói về thuế đối ứng của Mỹ.​

Vào hôm 3-4, Phó Thủ tướng Singapore Gan Kim Yong cũng cho biết nước này đang đánh giá lại dự báo tăng trưởng năm 2025, cũng như sẵn sàng hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nếu tình hình xấu đi.


Theo Straits Times, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) hôm 5-4 đã bình luận rằng các mức thuế đối ứng gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẫn đến "một cuộc chiến thương mại toàn cầu" nếu các nước khác trả đũa.

Ông Wong lấy ví dụ về sự trả đũa là các động thái của Trung Quốc gần đây, khi tuyên bố áp mức thuế 34% - bằng với mức thuế quan đối ứng mà Mỹ sẽ áp lên hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 9-4 - lên hàng hóa Mỹ từ ngày 10-4.

Thủ tướng Singapore cho biết ông chắc chắn các nước khác sẽ sớm làm theo, dẫn đến cái kết là chiến tranh thương mại toàn cầu.

Thủ tướng Singapore kêu gọi người dân chuẩn bị tinh thần trước những cú sốc sắp tới- Ảnh 1.
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong - Ảnh: STRAITS TIMES

"Ngày nay, Singapore đang đứng trên một nền tảng vững chắc nhưng tất cả các bạn đều biết rằng chúng ta đang bước vào một thế giới ngày càng nguy hiểm và khó lường hơn" - ông tiếp lời.

Ông Wong cũng cảnh báo người dân nước mình "nên chuẩn bị tinh thần cho nhiều cú sốc sắp tới".

Người dân nên chuẩn bị tinh thần​

Bình luận của Thủ tướng Singapore được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông cảnh báo người dân nước này phải tỉnh táo trước những tình huống khó khăn, khi mà sự ổn định toàn cầu từng hiện hữu "sẽ không sớm quay lại".

Cụ thể hơn, trong đoạn video được đăng tải trên YouTube hôm 4-4, ông Wong mô tả thông báo của Mỹ về thuế đối ứng là một "sự thay đổi lớn trong trật tự toàn cầu", chỉ ra rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa dựa trên luật lệ và thương mại tự do đã kết thúc.

Theo ông Wong, hành động đánh thuế đối ứng của Mỹ "chắc chắn sẽ gây bất lợi cho những nền kinh tế nhỏ, mở cửa như Singapore".

"Chúng ta không thể kỳ vọng rằng các quy tắc đã bảo vệ các quốc gia nhỏ sẽ vẫn còn hiệu lực. Tôi chia sẻ điều này với các bạn để chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần. Để chúng ta không bị bất ngờ. Đừng để mình bị ru ngủ trong sự tự mãn. Các rủi ro là có thật. Nguy cơ là rất cao" - thủ tướng Singapore nhấn mạnh.

Ông nói thêm rằng Singapore cần nhận thức rõ ràng về những nguy hiểm đang gia tăng trên thế giới, khi các tổ chức toàn cầu ngày càng yếu đi và các chuẩn mực quốc tế đang bị xói mòn.

Điều này sẽ dẫn đến việc ngày càng nhiều quốc gia hành động dựa trên "lợi ích hẹp hòi" của mình và sử dụng sức mạnh hoặc áp lực để đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên, ông cũng đảm bảo nếu Singapore kiên định và đoàn kết, đất nước sẽ tiếp tục vững vàng. "Chúng ta sẽ giữ tỉnh táo. Chúng ta sẽ xây dựng năng lực của mình. Chúng ta sẽ củng cố mạng lưới quan hệ đối tác với các quốc gia có chung chí hướng" - ông nói.

Vào hôm 3-4, Phó Thủ tướng Singapore Gan Kim Yong cũng cho biết nước này đang đánh giá lại dự báo tăng trưởng năm 2025, cũng như sẵn sàng hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nếu tình hình xấu đi.

Tại một sự kiện cộng đồng riêng biệt vào ngày 5-4, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho rằng thuế đối ứng của Mỹ là một "thất bại sâu sắc" đối với cách thế giới vận hành trong 80 năm qua.

Ông Balakrishnan cho rằng tình hình đang thay đổi và thuế đối ứng sẽ gây tác động kinh tế lớn, bao gồm lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại, cũng như nhiều tác động đến việc hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề như đại dịch, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo (AI)...
 

Dựa vào nội lực và ngoại lực, vượt qua thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên​


Ngày 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
[td]
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]​
[td]
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]
Tham dự phiên họp tại các điểm cầu có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Phiên họp tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm, công tác giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình 3 mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; các nhiệm vụ, trọng tâm thời gian tới; và một số nội dung quan trọng khác.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến, giao Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, các bộ, ngành khẩn trương rà soát, xử lý kiến nghị của các địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội còn những khó khăn, thách thức khi bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp; sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nhất là lãi suất, tỷ giá còn cao trong bối cảnh tình hình thế giới biến động mạnh, rủi ro gia tăng; cầu tiêu dùng tăng chậm; tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn…
Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm quan trọng:
Thứ nhất, càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng nỗ lực, càng phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, thể hiện bản lĩnh, giá trị cốt lõi, trí tuệ và văn hoá người Việt Nam; "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; dựa vào nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.
Thứ hai, phải nắm chắc diễn biến tình hình, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, sáng suốt, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng thời điểm; chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; phân công nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm: "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả"; "làm việc nào ra việc đấy; làm việc nào dứt việc đó".
Thứ ba, phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh đoàn kết trong từng cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực với quan điểm: "Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân.
Lưu ý một số nội dung trọng tâm, trong đó về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Mỹ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo; coi đây là cơ hội để phấn đấu, vươn mình, vượt lên, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
Thủ tướng nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất. Do đó, chúng ta rất tôn trọng, giải quyết các vấn đề quan tâm của Mỹ và tiến hành đàm phán với Mỹ theo thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, đặt quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ trong tổng thể quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và các hiệp ước quốc tế khác, trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ với các đối tác.
[td]
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]​
[td]
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]
Thủ tướng chỉ đạo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, các cơ quan rà soát, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Mỹ. Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chỉ đạo Tổ công tác, các bộ, cơ quan liên quan rà soát, có kế hoạch, phương án và triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp, công việc cụ thể trên các lĩnh vực và kết nối chặt chẽ với đoàn công tác đàm phán.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Mỹ nói riêng; chủ động làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp lớn, có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; chủ động cung cấp thông tin, phản hồi kịp thời, đầy đủ, minh bạch những vấn đề Mỹ quan tâm, nhất là về sở hữu trí tuệ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa…
Về yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, sắp xếp địa giới hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì tham mưu, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, không để gián đoạn công việc, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.
Về đầu tư, Bộ Tài chính được giao chủ trì tăng cường kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, kịp thời điều chuyển vốn cho các dự án có khả năng giải ngân tốt và có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ.
Về xuất khẩu, Bộ Công thương chủ trì để đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.
Về tiêu dùng, Bộ Tài chính chủ trì khẩn trương xây dựng gói chính sách kích cầu tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng quan trọng như xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng… trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2025.
Với yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng phương án, kịch bản tăng trưởng quý II/2025 và các quý còn lại của năm 2025, đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi; tăng cường quản lý thu, nhất là từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển.
Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ các dự án, bảo đảm hoàn thành 3.000km đường cao tốc trong năm 2025.
Về tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài, Thủ tướng yêu cầu Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP Hồ Chí Minh, hoàn thành chậm nhất trong quý II/2025, phấn đấu hoàn thành trong tháng 4 này.
Đặc biệt, với yêu cầu chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị khánh thành, khởi công 50 công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tổ chức trực tuyến đồng thời trên cả 3 miền.
Bộ Xây dựng chủ trì đẩy mạnh thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; trình Quốc hội chính sách về nhà ở xã hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hoàn thiện báo cáo khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đặc biệt chú ý việc xử lý tài sản sau khi sáp nhập các địa phương; củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh truyền thông chính sách.
 

(NLĐO) - Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cảnh báo người dân "nên chuẩn bị tinh thần cho nhiều cú sốc sắp tới" khi nói về thuế đối ứng của Mỹ.​

Vào hôm 3-4, Phó Thủ tướng Singapore Gan Kim Yong cũng cho biết nước này đang đánh giá lại dự báo tăng trưởng năm 2025, cũng như sẵn sàng hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nếu tình hình xấu đi.


Theo Straits Times, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) hôm 5-4 đã bình luận rằng các mức thuế đối ứng gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẫn đến "một cuộc chiến thương mại toàn cầu" nếu các nước khác trả đũa.

Ông Wong lấy ví dụ về sự trả đũa là các động thái của Trung Quốc gần đây, khi tuyên bố áp mức thuế 34% - bằng với mức thuế quan đối ứng mà Mỹ sẽ áp lên hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 9-4 - lên hàng hóa Mỹ từ ngày 10-4.

Thủ tướng Singapore cho biết ông chắc chắn các nước khác sẽ sớm làm theo, dẫn đến cái kết là chiến tranh thương mại toàn cầu.

Thủ tướng Singapore kêu gọi người dân chuẩn bị tinh thần trước những cú sốc sắp tới- Ảnh 1.
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong - Ảnh: STRAITS TIMES

"Ngày nay, Singapore đang đứng trên một nền tảng vững chắc nhưng tất cả các bạn đều biết rằng chúng ta đang bước vào một thế giới ngày càng nguy hiểm và khó lường hơn" - ông tiếp lời.

Ông Wong cũng cảnh báo người dân nước mình "nên chuẩn bị tinh thần cho nhiều cú sốc sắp tới".

Người dân nên chuẩn bị tinh thần​

Bình luận của Thủ tướng Singapore được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông cảnh báo người dân nước này phải tỉnh táo trước những tình huống khó khăn, khi mà sự ổn định toàn cầu từng hiện hữu "sẽ không sớm quay lại".

Cụ thể hơn, trong đoạn video được đăng tải trên YouTube hôm 4-4, ông Wong mô tả thông báo của Mỹ về thuế đối ứng là một "sự thay đổi lớn trong trật tự toàn cầu", chỉ ra rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa dựa trên luật lệ và thương mại tự do đã kết thúc.

Theo ông Wong, hành động đánh thuế đối ứng của Mỹ "chắc chắn sẽ gây bất lợi cho những nền kinh tế nhỏ, mở cửa như Singapore".

"Chúng ta không thể kỳ vọng rằng các quy tắc đã bảo vệ các quốc gia nhỏ sẽ vẫn còn hiệu lực. Tôi chia sẻ điều này với các bạn để chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần. Để chúng ta không bị bất ngờ. Đừng để mình bị ru ngủ trong sự tự mãn. Các rủi ro là có thật. Nguy cơ là rất cao" - thủ tướng Singapore nhấn mạnh.

Ông nói thêm rằng Singapore cần nhận thức rõ ràng về những nguy hiểm đang gia tăng trên thế giới, khi các tổ chức toàn cầu ngày càng yếu đi và các chuẩn mực quốc tế đang bị xói mòn.

Điều này sẽ dẫn đến việc ngày càng nhiều quốc gia hành động dựa trên "lợi ích hẹp hòi" của mình và sử dụng sức mạnh hoặc áp lực để đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên, ông cũng đảm bảo nếu Singapore kiên định và đoàn kết, đất nước sẽ tiếp tục vững vàng. "Chúng ta sẽ giữ tỉnh táo. Chúng ta sẽ xây dựng năng lực của mình. Chúng ta sẽ củng cố mạng lưới quan hệ đối tác với các quốc gia có chung chí hướng" - ông nói.

Vào hôm 3-4, Phó Thủ tướng Singapore Gan Kim Yong cũng cho biết nước này đang đánh giá lại dự báo tăng trưởng năm 2025, cũng như sẵn sàng hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nếu tình hình xấu đi.

Tại một sự kiện cộng đồng riêng biệt vào ngày 5-4, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho rằng thuế đối ứng của Mỹ là một "thất bại sâu sắc" đối với cách thế giới vận hành trong 80 năm qua.

Ông Balakrishnan cho rằng tình hình đang thay đổi và thuế đối ứng sẽ gây tác động kinh tế lớn, bao gồm lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại, cũng như nhiều tác động đến việc hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề như đại dịch, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo (AI)...
Thằng Sing này nó nói thật chứ đéo đùa. Thương mại cả châu Á này đi qua cảng biển của nó. Mà cảng biển chiếm 60% doanh thu của nó nên nó sợ là điều đương nhiên thôi. Nó là thằng trung chuyển nên cũng chỉ chịu trận chứ đéo thể tìm thị trường khác hay bán trong nước được
 

Có thể bạn quan tâm

Top