Thủ tướng Slovakia ca ngợi Tàu Khựa và Vẹm là hình mẫu, cho rằng dân chủ tự do đã thất bại

tvxq2610

Phó thường dân
Puerto-Rico
Thủ tướng Robert Fico ca ngợi các quốc gia độc đảng vì khả năng hoạch định dài hạn và đổ lỗi cho tình trạng hỗn loạn chính trị ở châu Âu là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của khu vực này.

1f02cceb-6794-64bc-95f4-d17ec1695d65.jpg

Robert Fico tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 tại Moskva. (nguồn: TASR/AP)

Thủ tướng Robert Fico đang theo đuổi một quan điểm địa chính trị mới, đối lập với dân chủ tự do phương Tây và tôn vinh cái mà ông gọi là "quản trị hiệu quả" của các nhà nước độc đảng. Những phát ngôn gần đây của ông trong một cuộc phỏng vấn cho thấy sự ngưỡng mộ ngày càng gia tăng đối với các mô hình chuyên chế, cùng với niềm tin rằng châu Âu đã lạc hướng.

Phát biểu chỉ một ngày sau khi tham dự hội nghị Cộng đồng Chính trị châu Âu tại Tirana vào ngày 16/5, nơi Thủ tướng Đức Friedrich Merz kêu gọi Liên minh châu Âu siết chặt kiểm soát di cư, Fico đã có thái độ đắc thắng. "Hôm nay, Thủ tướng Đức đang kêu gọi những chính sách mà tôi đã ủng hộ ngay từ đầu", ông nói, ám chỉ sự phản đối lâu dài của mình đối với hạn ngạch phân bổ người tị nạn bắt buộc. "Hồi đó, các thủ tướng khác thậm chí còn không nói chuyện với tôi trong thang máy".

Fico tự khẳng định mình là người từng cảnh báo trước về sự sai lầm trong đồng thuận châu Âu, cho rằng trật tự dân chủ tự do đã không mang lại hiệu quả. "Chủ nghĩa tự do và khái niệm dân chủ tự do đã hoàn toàn sụp đổ. Nó cực kỳ kém hiệu quả", ông tuyên bố. Ngược lại, ông ca ngợi các hệ thống ở Việt Nam và Trung Quốc, những quốc gia ông đã đến thăm trong vài tháng gần đây, như là hình mẫu về khả năng hoạch định dài hạn và tính liên tục. Trong chuyến đi tới Moskva vào ngày 9/5 để dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng, ông đã có các cuộc trao đổi không chính thức với các quan chức cấp cao Trung Quốc và Việt Nam, càng củng cố thêm sự ngưỡng mộ của ông đối với mô hình quản trị của họ. Ông cũng thông báo kế hoạch quay lại Việt Nam vào mùa thu năm nay.

Những phát biểu này cũng phản ánh sự thay đổi trong chính sách ngoại giao kinh tế. Fico nhiều lần nhấn mạnh rằng mặc dù Slovakia vẫn là thành viên của Liên minh châu Âu nhưng không nên giới hạn quan hệ kinh tế chỉ với phương Tây. Ông cho rằng tăng trưởng toàn cầu ngày càng được dẫn dắt bởi châu Á và Slovakia cần tìm kiếm cơ hội kinh tế vượt ra ngoài EU, đặc biệt là tại Trung Quốc và Đông Nam Á.

"Sự khác biệt là họ lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó", ông nói, bày tỏ sự tiếc nuối trước điều mà ông cho là sự lệ thuộc của châu Âu vào thay đổi chính trị. "Ở Slovakia, chúng tôi từng cố gắng xây dựng tầm nhìn cho năm 2030. Phe đối lập tuyên bố họ sẽ không tôn trọng nó. Cứ bốn năm, một chính phủ mới lại lên và xóa bỏ tất cả để bắt đầu lại từ đầu".

Việc Fico ủng hộ mô hình chuyên quyền diễn ra trong bối cảnh các xu hướng khu vực rộng lớn hơn. Khắp Trung và Đông Âu, các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa và bảo thủ đang chỉ trích các thể chế EU và đặt nghi vấn về các chuẩn mực tự do phương Tây. Fico, hiện đang trong nhiệm kỳ thứ tư, đã trở lại cầm quyền nhờ khai thác sự hoài nghi này và đang thúc đẩy thay đổi cuộc tranh luận tại Brussels.

Ông mô tả sự xuất hiện của hàng loạt đảng phái chính trị ở Slovakia với hơn 100 đảng đã đăng ký và hơn 20 đảng tranh cử quốc hội như là biểu hiện của một hệ thống mất kiểm soát. "Chủ nghĩa tự do không biên giới đã thất bại. Ai muốn làm gì thì làm, không có trách nhiệm gì cả".

Những phát biểu của Fico đã vấp phải chỉ trích gay gắt từ phe đối lập. Michal Šimečka, lãnh đạo đảng Tiến bộ Slovakia, mô tả tuyên bố của Thủ tướng là "khó tin" khi đến từ người đứng đầu một quốc gia thành viên EU. "Thủ tướng Fico công khai ca ngợi các chế độ chuyên chế độc đảng, Trung Quốc và Việt Nam, và cho rằng họ tốt hơn nền dân chủ tự do với các đảng được người dân bầu chọn", Šimečka nói. "Fico than phiền rằng ông bị buộc tội kéo Slovakia ra khỏi châu Âu và phá hoại dân chủ. Rồi chính ông lên truyền hình quốc gia và xác nhận điều đó. Nhưng Slovakia không phải là Nga hay Trung Quốc. Người dân Slovakia đã đấu tranh giành dân chủ vào năm 1989 và họ sẽ không để điều đó bị đánh cắp. Họ biết sự thịnh vượng và an ninh của mình gắn liền với châu Âu và họ sẽ thể hiện điều đó trong cuộc bầu cử tới".

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Joj vào Chủ nhật, Šimečka nói rằng ông sẽ không phản đối việc đàm phán với Trung Quốc hoặc Việt Nam nếu trở thành thủ tướng nhưng ưu tiên của ông sẽ là tăng cường quan hệ với các đối tác phương Tây. Ông chỉ trích Fico vì chưa thực hiện các chuyến thăm song phương chính thức tới các đồng minh châu Âu chủ chốt như Pháp, Vương quốc Anh hay Ba Lan kể từ khi quay lại nắm quyền.

Những tuyên bố của Fico cũng gợi mở một sự chuyển hướng sâu sắc về tư tưởng. Dù ông khẳng định Slovakia phải tiếp tục là một nền dân chủ dựa trên bầu cử tự do, ông cũng kêu gọi "cải cách các hệ thống chính trị dân chủ" nhằm giảm tình trạng hỗn loạn chính trị, theo ông là điều đang diễn ra ở nhiều quốc gia châu Âu khác và sự kém hiệu quả. "Nếu chúng ta cứ tiếp tục như hiện tại thì sẽ không bao giờ theo kịp Trung Quốc".

 
Đúng thôi. Mấy cái thằng mới đang phát triển hay tích lũy tư bản thì phải tập trung quyền lực mới bước lên giàu được. 4 con rồng Châu Á đều giàu từ độc tài. Ví dụ HQ làm giàu từ độc tài, bước vào dân chủ vào giữa thập niên 90 khi gdp đầu người 7000 đô, tương đương 16000-17000 đô thời giá 2024.

Con vịt mới được 1/3 con Hàn lúc đó thì bèo 30 năm nữa hẵng mong dân chủ.


“Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy” (1959) của Seymour Lipset


“Dân chủ bền vững thường chỉ xuất hiện ở các quốc gia đã vượt qua một mức phát triển kinh tế nhất định.”


Tức là:

  • Khi người dân đã có thu nhập khá, giáo dục cao, và xã hội đô thị hóa, họ đòi hỏi dân chủ một cách tự nhiên, bài bản, có nền tảng.
  • Ngược lại, nếu mở dân chủ quá sớm:
    • Khi thu nhập dân còn thấp
    • Khi hệ thống chưa đủ mạnh
    • Sẽ dễ rơi vào mị dân, chia rẽ, xung đột phe phái, mất ổn định.
Cả 4 con rồng Châu Á đều đi theo con đường này: tích lũy tư bản từ độc tài hay tập trung quyền lực, còn dân chủ bên vững phải là trò chơi của nhà giàu
 
Thế giới có 195 nước thì chỉ có 9 con chó độc tài, vậy là đúng đắn dữ chưa? :shame:
Mày đếm kiểu loz gì ra 9 vậy
Các nước cơm sườn tầm 8-10 nước
Các nước trung đông tầm 10-15 nước
Trung á vài nước nữa cũng độc tài
Châu phi độc tài tầm 30 nước
Trung và nam mĩ thêm chục nước nữa, càng nhỏ càng độc tài
Đông âu trông vậy chứ cũng dăm 3 nước độc tài
Đến giàu như thằng sing cũng bị tây coi là độc tài vì đảng đối lập chưa bao giờ thắng
 
Độc tài độc đảng chí có lợi khi quốc gia gặp khó khăn như chiến tranh dịch bệnh thiên tai thôi còn lúc thái bình thịnh trị mà độc tài độc đảng chỉ khiến quốc gia trì trệ quan liêu, điển hình là Liên Xô từng là siêu cường số 2 thế giới nhưng chết bởi sự qua liêu tiêu cực, tất yếu của độc tài mà thôi, bởi khi người ta có quyền lực quá lớn lại không ai giám sát, chỉ trích thì họ sẽ sinh ra tâm lý vĩ cuồng, làm ra những hành động điên khùng phản nhân loại, cuộc vận động giết chim sẽ là một ví dụ cho sự vĩ cuồng ngu si đó
 
Độc tài dễ nhìn nhất là mô hình quân đụi làm kinh tế chánh trị ở vẹm bây giờ đấy, nó tụt hậu với hiện thực đến 21 năm.
 
"Sự khác biệt là họ lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó", ông nói, bày tỏ sự tiếc nuối trước điều mà ông cho là sự lệ thuộc của châu Âu vào thay đổi chính trị. "Ở Slovakia, chúng tôi từng cố gắng xây dựng tầm nhìn cho năm 2030. Phe đối lập tuyên bố họ sẽ không tôn trọng nó. Cứ bốn năm, một chính phủ mới lại lên và xóa bỏ tất cả để bắt đầu lại từ đầu".
Thằng này cho về LX những năm 50 thì chắc gọi độc tài bằng bố. Nền kinh tế kế hoạch phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh với Mỹ trên mọi lĩnh vực, thậm chí còn du hành ra ngoài không gian trước cả Mỹ =))
Nhưng mà độc tài thì chỉ được 1 thời điểm rồi lụi tàn. Tất cả các nước phát triển bền vững, ổn định và giàu có trên TG đều dựa trên thể chế dân chủ
 
Thằng này cho về LX những năm 50 thì chắc gọi độc tài bằng bố. Nền kinh tế kế hoạch phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh với Mỹ trên mọi lĩnh vực, thậm chí còn du hành ra ngoài không gian trước cả Mỹ =))
Nhưng mà độc tài thì chỉ được 1 thời điểm rồi lụi tàn. Tất cả các nước phát triển bền vững, ổn định và giàu có trên TG đều dựa trên thể chế dân chủ


Nhưng phải là bắt đầu phát triển từ nội tại, khi dân đã giàu, trí thức dân cao, đô thị hóa > 70%, trung lưu > 40% - 50%

Lúc này là nhu cầu nội tại của dân thúc đẩy dân chủ. Khi đó dân chủ mới đại diện cho tính giàu mạnh và duy trì thịnh vượng bền vững

Chứ còn dân chủ nửa mùa. Dân chủ ép buộc, đã nghèo còn chơi trò dân chủ thì nghèo mạt rệp mãi nha con.


Mấy cái nước giàu mạnh ổn định mà cưng nói, thì đều đã trải qua giai đoạn tích lũy tư bản: tây thì tích lũy bằng cướp bóc, thực dân, độc tài phong kiến, hoặc là tích lũy bằng dầu mỏ, kim cương, ko cướp bóc thực dân lẫn kim cương dầu mỏ thì chỉ còn rặt con đường độc tài mới có khả năng tập trung tư bản mà tích lũy.

Cả 4 con rồng Châu Á đều đi theo com đường đó. Tích lũy tư bản bằng độc tài. Và chỉ tiến lên dân chủ khi dân đã đủ giàu, xuất phát từ nhu cầu nội tại của tầng lớp trung lưu và dân chúng trí thức.

Ví dụ như HQ: bắt đầu nhá nhem dân chủ vào cuối 80s, tới nửa sau 90s mới có dân chủ thực sự. 1990 thì GDP đầu người của Hàn là 7000 usd tương đương 16500 usd giá đô 2024. 40-50% là trung lưu, 70% là dân cư thành thị

Cả Đài hay Mã lai khi bước vào dân chủ thì đều là từ nền tảng tương tự như thế
 

Có thể bạn quan tâm

Top