Giảm thuế nhập khẩu cho hàng Mỹ, đề xuất thỏa thuận tự do mậu dịch, dọa trả đũa…rất nhiều sáng kiến đang được các nước trên khắp thế giới đưa ra nhằm hạ nhiệt quyết tâm của tổng thống Mỹ trước ngày tuyên chiến thuế quan với phần còn lại của thế giới.
Đăng ngày: 02/04/2025 - 15:08
7 phút
Dân Mêhicô tập hợp ở quảng trường Zocalo, trung tâm thủ đô Mêhicô ngày 09/03/2025 để nghe tổng thống Claudia Sheinbaum nói về phản ứng của chính phủ đối với mức thuế 25% mà tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng nhập khẩu từ Mêhicô. REUTERS - Quetzalli Nicte-Ha
Anh Vũ
Đối mặt với một cuộc tấn công thuế quan quy mô lớn của Washington nhằm vào hàng xuất khẩu sang Mỹ,như đã được báo trước, các đối tác thương mại đã cố gắng làm dịu nhiệt huyết của tổng thống Donald Trump. Từ nhiều tuần qua, các cuộc gặp cấp cao, những quyết sách và đàm phán về các hiệp định tự do mậu dịch đã làm sinh động thêm mối quan hệ thương mại với nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mối hoài nghi về quy mô của làn sóng thuế mới của Mỹ bao phủ khi mà người ta người ta chưa rõ Donald Trump thực sự công bố điều gì vào ngày 2 tháng 4 này, ngoại trừ mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 3 tháng 4.
"Việt Nam đang làm tất cả những gì có thể để giảm nhẹ tác động", Bruno Jaspaert, tổng giám đốc các khu công nghiệp DEEP C tại Việt Nam và giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, nhận xét với AFP. "Thay vì đáp trả, họ nhượng bộ và hy vọng sẽ được đối xử tốt hơn so với các nước khác. Nhưng người ta dự tính vẫn sẽ bị thuế ", ông nói thêm.
Về phần mình, Ấn Độ, quốc gia cũng bị liệt kê trong danh sách những nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, đã tham gia vào các cuộc đàm phán. Hai nước đã đạt được thỏa thuận vào tuần trước để hoàn tất giai đoạn đầu tiên của một hiệp định thương mại. Bộ Thương Mại Ấn Độ ngày 29/3 cho biết, các nhà đàm phán đã "cơ bản tìm được sự đồng thuận về các bước tiếp theo hướng tới một thỏa thuận thương mại song phương…Đa lĩnh vực, với mục tiêu hoàn tất giai đoạn đầu tiên vào mùa thu năm 2025".
Tuy nhiên, vẫn chưa có hành động cụ thể nào liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực vào ngày 03/04 được thông báo. Dù vậy, Ấn Độ đã đưa ra một số nhượng bộ đối với Washington trong những tuần gần đây, bao gồm việc giảm thuế đối với một số sản phẩm của Mỹ như xe mô tô cao cấp và rượu whisky Bourbon. Một số cơ quan truyền thông Ấn Độ cũng cho biết New Delhi đang xem xét loại bỏ thuế đối với các dịch vụ trực tuyến như quảng cáo, hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô, thiết bị điện tử và dịch vụ y tế.
Cùng ngày, tổng thống Mêhicô, Claudia Sheinbaum, tuyên bố : “ Ngày 3 tháng 4, chúng tôi sẽ đưa ra toàn bộ câu trả lời về những gì Mêhicô sẽ làm trong tình hình này”. Bà nhấn mạnh rằng điều này “không có nghĩa là ngày 03/04, cánh cửa hợp tác với Hoa Kỳ sẽ bị đóng lại”. Thứ Hai (31/03), Mêhico cũng đã đề nghị duy trì Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA).
Về phía Canada, tân thủ tướng Mark Carney cam kết sẽ có biện pháp đáp trả Donald Trump. Hai ông đã có cuộc điện đàm vào thứ Sáu và dự kiến sẽ gặp mặt sau cuộc bầu cử Canada vào ngày 28 tháng 4 tới.
Tuy nhiên, theo thủ hiến Ontario, Doug Ford, người đã hội đàm với bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ, Howard Lutnick, thì các mức thuế của Hoa Kỳ đối với Canada có thể không cao như dự đoán. Trước mắt, các phụ tùng ô tô sẽ không bị đánh thuế, trong khi các xe hoàn chỉnh có linh kiện của Mỹ sẽ chịu mức thuế thấp hơn 25%. Cụ thể, một chiếc xe có 50% linh kiện từ Mỹ sẽ chỉ chịu mức thuế 12,5%, theo Doug Ford.
Tại Brazil, phát biểu vào ngày cuối cùng trong chuyến thăm Nhật Bản hôm 27 tháng 3 tổng thống Lula cho rằng đất nước ông không thể « ngồi yên và tự thuyết phục rằng (Hoa Kỳ) luôn đúng và họ là những người duy nhất có quyền áp thuế đối với sản phẩm của nước khác. Chúng tôi theo cách tiếp cận mà chúng tôi thấy sẽ có lợi cho Brazil ». Ông cho biết thêm: “Chúng tôi có hai lựa chọn: một là đưa vấn đề ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều mà chúng tôi sẽ làm; hai là áp thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ – tức là thực hiện nguyên tắc có qua có lại”.
“Mục tiêu của chúng tôi là đạt được một giải pháp thông qua đàm phán. Nhưng tất nhiên, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích, công dân và doanh nghiệp của mình”, bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố hôm thứ 01/04 tại Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg. “Chúng ta không nhất thiết muốn trả đũa. Nhưng nếu điều đó là cần thiết, chúng ta có một kế hoạch vững chắc và sẽ sử dụng nó”, bà nói thêm.
Về phía Vương quốc Anh, chính phủ nước này không ảo tưởng. “Có khả năng cao” là Anh cũng sẽ chịu các biện pháp thuế đối ứng Mỹ. Nhưng điều đó không ngăn cản Luân Đôn làm việc " hết sức về một thỏa thuận kinh tế, trong đó chúng tôi đã đạt được tiến bộ nhanh chóng”, thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu trên kênh truyền hình Sky News hôm thứ Ba.
Các cuộc đàm phán đang diễn ra đều tập trung vào “một thỏa thuận kinh tế” nhằm “xử lý và giảm nhẹ tác động của thuế quan”. Ý tưởng về cuộc đàm phán này bắt nguồn từ chuyến thăm của ông Starmer tới Washington vào cuối tháng Hai, khi đó Donald Trump đã đề cập đến một thỏa thuận theo đó "thuế quan sẽ không cần thiết”. Để đạt được điều này, Luân Đôn đang cân nhắc quân bài đánh đổi là hủy bỏ thuế đối với các dịch vụ kỹ thuật số – một khoản thu mang lại cho Anh 800 triệu bảng mỗi năm.
Đăng ngày: 02/04/2025 - 15:08
7 phút
Anh Vũ
Đối mặt với một cuộc tấn công thuế quan quy mô lớn của Washington nhằm vào hàng xuất khẩu sang Mỹ,như đã được báo trước, các đối tác thương mại đã cố gắng làm dịu nhiệt huyết của tổng thống Donald Trump. Từ nhiều tuần qua, các cuộc gặp cấp cao, những quyết sách và đàm phán về các hiệp định tự do mậu dịch đã làm sinh động thêm mối quan hệ thương mại với nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mối hoài nghi về quy mô của làn sóng thuế mới của Mỹ bao phủ khi mà người ta người ta chưa rõ Donald Trump thực sự công bố điều gì vào ngày 2 tháng 4 này, ngoại trừ mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 3 tháng 4.
Tại châu Á
Thường xuyên bị chỉ tên, Việt Nam từ hôm 31/03 đã sớm thông báo giảm thuế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa. Đối với một số loại ô tô, mức thuế đã giảm xuống còn 32%, so với mức từ 45% đến 64% trước đây. Thuế đối với khí tự nhiên hóa lỏng đã giảm từ 5% xuống 2%, và thuế đối với cồn ethanol giảm từ 10% xuống 5%. Thuế nhập khẩu đùi gà đông lạnh cũng giảm từ 20% xuống còn 15%."Việt Nam đang làm tất cả những gì có thể để giảm nhẹ tác động", Bruno Jaspaert, tổng giám đốc các khu công nghiệp DEEP C tại Việt Nam và giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, nhận xét với AFP. "Thay vì đáp trả, họ nhượng bộ và hy vọng sẽ được đối xử tốt hơn so với các nước khác. Nhưng người ta dự tính vẫn sẽ bị thuế ", ông nói thêm.
Về phần mình, Ấn Độ, quốc gia cũng bị liệt kê trong danh sách những nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, đã tham gia vào các cuộc đàm phán. Hai nước đã đạt được thỏa thuận vào tuần trước để hoàn tất giai đoạn đầu tiên của một hiệp định thương mại. Bộ Thương Mại Ấn Độ ngày 29/3 cho biết, các nhà đàm phán đã "cơ bản tìm được sự đồng thuận về các bước tiếp theo hướng tới một thỏa thuận thương mại song phương…Đa lĩnh vực, với mục tiêu hoàn tất giai đoạn đầu tiên vào mùa thu năm 2025".
Tuy nhiên, vẫn chưa có hành động cụ thể nào liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực vào ngày 03/04 được thông báo. Dù vậy, Ấn Độ đã đưa ra một số nhượng bộ đối với Washington trong những tuần gần đây, bao gồm việc giảm thuế đối với một số sản phẩm của Mỹ như xe mô tô cao cấp và rượu whisky Bourbon. Một số cơ quan truyền thông Ấn Độ cũng cho biết New Delhi đang xem xét loại bỏ thuế đối với các dịch vụ trực tuyến như quảng cáo, hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô, thiết bị điện tử và dịch vụ y tế.
Châu Mỹ
Bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuế đánh vào ngành ô tô, Mêhicô đang tìm cách được hưởng ưu đãi. “Nếu chúng ta đang hướng tới một hệ thống thuế quan cao như vậy, điều chúng ta cần tìm kiếm là một sự đối xử ưu tiên cho Mêhico ”, Bộ trưởng Kinh tế Mêhicô, Marcelo Ebrard, tuyên bố từ Washington hôm 27 tháng 3. Ông giải thích rằng việc giảm thuế đối với các sản phẩm ô tô của Mêhicô có thể giúp các sản phẩm đó “rẻ hơn so với các nước khác như Đức, Nhật Bản hay Hàn Quốc”.Cùng ngày, tổng thống Mêhicô, Claudia Sheinbaum, tuyên bố : “ Ngày 3 tháng 4, chúng tôi sẽ đưa ra toàn bộ câu trả lời về những gì Mêhicô sẽ làm trong tình hình này”. Bà nhấn mạnh rằng điều này “không có nghĩa là ngày 03/04, cánh cửa hợp tác với Hoa Kỳ sẽ bị đóng lại”. Thứ Hai (31/03), Mêhico cũng đã đề nghị duy trì Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA).
Về phía Canada, tân thủ tướng Mark Carney cam kết sẽ có biện pháp đáp trả Donald Trump. Hai ông đã có cuộc điện đàm vào thứ Sáu và dự kiến sẽ gặp mặt sau cuộc bầu cử Canada vào ngày 28 tháng 4 tới.
Tuy nhiên, theo thủ hiến Ontario, Doug Ford, người đã hội đàm với bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ, Howard Lutnick, thì các mức thuế của Hoa Kỳ đối với Canada có thể không cao như dự đoán. Trước mắt, các phụ tùng ô tô sẽ không bị đánh thuế, trong khi các xe hoàn chỉnh có linh kiện của Mỹ sẽ chịu mức thuế thấp hơn 25%. Cụ thể, một chiếc xe có 50% linh kiện từ Mỹ sẽ chỉ chịu mức thuế 12,5%, theo Doug Ford.
Tại Brazil, phát biểu vào ngày cuối cùng trong chuyến thăm Nhật Bản hôm 27 tháng 3 tổng thống Lula cho rằng đất nước ông không thể « ngồi yên và tự thuyết phục rằng (Hoa Kỳ) luôn đúng và họ là những người duy nhất có quyền áp thuế đối với sản phẩm của nước khác. Chúng tôi theo cách tiếp cận mà chúng tôi thấy sẽ có lợi cho Brazil ». Ông cho biết thêm: “Chúng tôi có hai lựa chọn: một là đưa vấn đề ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều mà chúng tôi sẽ làm; hai là áp thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ – tức là thực hiện nguyên tắc có qua có lại”.
Châu Âu sẵn sàng đương đầu nhưng vẫn chuẩn bị nhượng bộ
Thường xuyên bị Donald Trump gièm pha, nhất là Đức, Liên Hiệp Châu Âu đã sẵn sàng đáp trả. Bruxelles cũng đã chuẩn bị một gói biện pháp nhằm đấu dịu với Hoa Kỳ, trong đó có việc giảm bớt một số rào cản phi hải quan. Ngoài ra, việc tăng cường mua khí tự nhiên hóa lỏng (GNL) và thiết bị quân sự từ Mỹ có thể giúp giảm thặng dư thương mại của châu Âu đối với Hoa Kỳ.“Mục tiêu của chúng tôi là đạt được một giải pháp thông qua đàm phán. Nhưng tất nhiên, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích, công dân và doanh nghiệp của mình”, bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố hôm thứ 01/04 tại Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg. “Chúng ta không nhất thiết muốn trả đũa. Nhưng nếu điều đó là cần thiết, chúng ta có một kế hoạch vững chắc và sẽ sử dụng nó”, bà nói thêm.
Về phía Vương quốc Anh, chính phủ nước này không ảo tưởng. “Có khả năng cao” là Anh cũng sẽ chịu các biện pháp thuế đối ứng Mỹ. Nhưng điều đó không ngăn cản Luân Đôn làm việc " hết sức về một thỏa thuận kinh tế, trong đó chúng tôi đã đạt được tiến bộ nhanh chóng”, thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu trên kênh truyền hình Sky News hôm thứ Ba.
Các cuộc đàm phán đang diễn ra đều tập trung vào “một thỏa thuận kinh tế” nhằm “xử lý và giảm nhẹ tác động của thuế quan”. Ý tưởng về cuộc đàm phán này bắt nguồn từ chuyến thăm của ông Starmer tới Washington vào cuối tháng Hai, khi đó Donald Trump đã đề cập đến một thỏa thuận theo đó "thuế quan sẽ không cần thiết”. Để đạt được điều này, Luân Đôn đang cân nhắc quân bài đánh đổi là hủy bỏ thuế đối với các dịch vụ kỹ thuật số – một khoản thu mang lại cho Anh 800 triệu bảng mỗi năm.