
Cả 3-4 năm rồi, tôi chưa nghe bài nào của đen vâu. Nay dân tình bàn tán bài về mẹ con của đen vâu đọc lyrics mà thấy ớn lạnh.
Muốn được nghe tiếng mẹ mắng mỗi ngày để con thấy mình còn chưa được khôn ngoan
Cuối năm, đang vui đang vẻ, tự dưng bài ráp đang nổi lọt vào playlist, thế là nghe. Nổi cơn ớn lạnh!
Mấy hôm trước, cả xã hội giận dữ tức tưởi than khóc vì 1 đứa trẻ bị bạo hành đến chết. Thì hôm nay, họ thản nhiên nhún nhảy hân hoan chế meme theo 1 bài ráp góp phần “bình thường hoá” bạo lực-bạo hành gia đình. Vâng, ba thương thì cho con roi với vọt, mẹ yêu thì tha hồ mắng chửi để con nên người. Một thứ văn hoá nuôi dạy con cái dị dạng-cổ hủ và độc hại đã ăn sâu vào não trạng của người Việt. Ăn phải rất sâu vào, đến nỗi, 1 nghệ sĩ giải trí có thể vô ý phát tán ra toàn xã hội, nhưng người nghe nhẽ không biết giật mình?
Hay là vì, nó bọc trước lót sau bằng một thứ tình cảm mẹ con cao quý, mà chặc lưỡi bỏ qua những phần ngôn từ-nhận thức cực kì độc hại thế này, cho xong? Rằng chửi bới đánh mắng con cho mục đích “dạy dỗ” thì khác xa với bạo hành?
Rap với tinh thần nguyên thuỷ thì rất đẹp, đó là tinh thần phản kháng với các mối quan tâm xã hội sâu sắc đa chiều. Sau khi lan ra toàn cầu thì có 1 nhánh ở Việt Nam đã trở thành rap stereotype, rap cliche, rap “ngoan”, rap “naive positivism” aka rap “tích cực ngây ngô”. Đây là thứ ráp thể hiện khá rõ nét trình độ nhận thức-tư duy còn hạn chế của các nghệ sĩ giải trí. Cuối năm rồi, những thứ hình tượng bất hủ khắc họa hình tượng bà mẹ nghèo tảo tần không ăn không mặc dành hết cho con là cliche kinh điển của giới âm nhạc, thì thôi tạm bỏ qua. Sự kiêu hãnh của thị dân thành công kiếm được tiền sạch, sự sướng với các thắng lợi về mặt vật chất, nhận thức ngây ngô về vai trò của “công dân ngoan”...etc thì thôi, đôi khi hời hợt, dễ dãi một chút cũng vui, dễ sống.
Nam dẩm thì nghe Đen Vâu
Nữ dẩm thì nghe Hà Anh Tuấn
Một mặt thì đi tôn vinh những bài về toxic parents nhưng lại đi chửi bới vụ đánh chết đứa bé 8 tuổi, double standards quá nhỉ.

Muốn được nghe tiếng mẹ mắng mỗi ngày để con thấy mình còn chưa được khôn ngoan
Cuối năm, đang vui đang vẻ, tự dưng bài ráp đang nổi lọt vào playlist, thế là nghe. Nổi cơn ớn lạnh!
Mấy hôm trước, cả xã hội giận dữ tức tưởi than khóc vì 1 đứa trẻ bị bạo hành đến chết. Thì hôm nay, họ thản nhiên nhún nhảy hân hoan chế meme theo 1 bài ráp góp phần “bình thường hoá” bạo lực-bạo hành gia đình. Vâng, ba thương thì cho con roi với vọt, mẹ yêu thì tha hồ mắng chửi để con nên người. Một thứ văn hoá nuôi dạy con cái dị dạng-cổ hủ và độc hại đã ăn sâu vào não trạng của người Việt. Ăn phải rất sâu vào, đến nỗi, 1 nghệ sĩ giải trí có thể vô ý phát tán ra toàn xã hội, nhưng người nghe nhẽ không biết giật mình?
Hay là vì, nó bọc trước lót sau bằng một thứ tình cảm mẹ con cao quý, mà chặc lưỡi bỏ qua những phần ngôn từ-nhận thức cực kì độc hại thế này, cho xong? Rằng chửi bới đánh mắng con cho mục đích “dạy dỗ” thì khác xa với bạo hành?
Rap với tinh thần nguyên thuỷ thì rất đẹp, đó là tinh thần phản kháng với các mối quan tâm xã hội sâu sắc đa chiều. Sau khi lan ra toàn cầu thì có 1 nhánh ở Việt Nam đã trở thành rap stereotype, rap cliche, rap “ngoan”, rap “naive positivism” aka rap “tích cực ngây ngô”. Đây là thứ ráp thể hiện khá rõ nét trình độ nhận thức-tư duy còn hạn chế của các nghệ sĩ giải trí. Cuối năm rồi, những thứ hình tượng bất hủ khắc họa hình tượng bà mẹ nghèo tảo tần không ăn không mặc dành hết cho con là cliche kinh điển của giới âm nhạc, thì thôi tạm bỏ qua. Sự kiêu hãnh của thị dân thành công kiếm được tiền sạch, sự sướng với các thắng lợi về mặt vật chất, nhận thức ngây ngô về vai trò của “công dân ngoan”...etc thì thôi, đôi khi hời hợt, dễ dãi một chút cũng vui, dễ sống.
Nam dẩm thì nghe Đen Vâu
Nữ dẩm thì nghe Hà Anh Tuấn

Một mặt thì đi tôn vinh những bài về toxic parents nhưng lại đi chửi bới vụ đánh chết đứa bé 8 tuổi, double standards quá nhỉ.