Tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối khởi tố 'án chồng án' ông Trịnh Bá Phương

Trinh Ba Phuong

10 tháng 5 2025
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 10/5 đã kêu gọi chính quyền Việt Nam nên lập tức trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Trịnh Bá Phương và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông này.
Động thái của HRW được đưa ra sau khi nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị chính quyền Việt Nam khởi tố lần hai theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, khi ông đang thụ án tù 10 năm cũng với tội danh được quy định theo điều này.
Ngày 10/5, bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Trịnh Bá Phương, nói với BBC News Tiếng Việt rằng hôm 9/5, cán bộ phường nơi bà đang sinh sống đã đưa cho bà một bản sao quyết định khởi tố ông Phương.
Trước đó, gia đình bà đã được thông báo về quyết định này khi đến thăm ông Phương hôm 7/5 tại trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam).
Phía trại giam khi đó thông báo cho bà Thu rằng ngày 16/4, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Nam có lệnh khởi tố ông Phương theo Điều 117, về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước".
Bà Thu cũng được thông báo do đang trong quá trình điều tra nên gia đình không được thăm gặp, cũng như ông Phương không được gọi điện thoại về nhà.
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Nam sau đó cho bà Thu hay rằng vào tháng 11/2024, ông Phương đã có "những giấy tờ biểu ngữ nhằm chống đối Nhà nước" trong trại.
Sau khi nhận được báo cáo từ trại giam An Điềm, ngày 8/4/2025, Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Công an tỉnh Quảng Nam đã quyết định khởi tố ông Phương theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
"Tôi không hiểu các ông bảo chồng tôi chống đối nhà nước trong khi chồng tôi vẫn còn thụ án trong trại giam thì chống làm sao được các ông. Chồng tôi hiện nay đang ở trong trại giam thì làm sao có thể ảnh hưởng gì tới xã hội bên ngoài?" bà Thu nói.
Theo gia đình, một trong những dòng biểu ngữ ông Phương viết trong trại giam có chữ "Đả đảo ********".
Bà Thu cũng cho BBC News Tiếng Việt biết rằng gia đình đã thuê luật sư Luân Lê để hỗ trợ ông Trịnh Bá Phương về mặt pháp lý trong vụ việc này.
Trịnh Bá Tư (trái, ngoài cùng), Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu

Chụp lại hình ảnh,Ba nhà hoạt động cùng một gia đình: ông Trịnh Bá Tư (bìa trái), ông Trịnh Bá Phương (giữa) và bà Cấn Thị Thêu
Ông Trịnh Bá Phương bị bắt hồi tháng 6/2020, sau đó, năm 2021, ông bị kết án 10 năm tù giam theo Điều 117 với tội danh "làm, tàng trữ, phát tán những thông tin, vật phẩm... có nội dung chống Nhà nước".
Hiện tại, ông đang bị giam giữ biệt lập trong khi chờ điều tra thêm.
"Trịnh Bá Phương đã phải chịu một bản án tù vô lý vì bày tỏ quan điểm mà chính quyền Việt Nam không thích," Patricia Gossman, Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, cho biết trong thông cáo phát đi hôm 10/5.
"Bằng cách áp đặt thêm một cáo buộc hà khắc nữa đối với ông Phương, chính quyền Việt Nam đang cho thấy mức độ phi lý mà họ sẵn sàng thực hiện để đàn áp quyền tự do ngôn luận," bà Patricia Gossman phát biểu.
Ông Trịnh Bá Phương, 40 tuổi, xuất thân từ một gia đình nông dân ở Dương Nội, Hà Nội.
Sau khi gia đình ông cùng nhiều bà con ở Dương Nội bị chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất với mức đền bù mà họ cho là vô lý từ nhiều năm trước, ông Phương cùng gia đình đã tham gia vào nhiều phong trào đấu tranh đòi đất.
Sau đó, ông Phương tiếp tục tham gia nhiều cuộc biểu tình ủng hộ quyền con người, quyền đất đai và bảo vệ môi trường.
Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tiếng nói của người dân Đồng Tâm, Hà Nội ra với quốc tế, sau cuộc đột kích của hàng trăm công an tháng 1/2020 - xuất phát từ mâu thuẫn đất đai - khiến ông Lê Đình Kình, một người từng là cán bộ chủ chốt của xã Đồng Tâm, và ba cảnh sát thiệt mạng. Vụ việc gây rúng động dư luận một thời gian dài.
Trong thời gian thụ án tù, ông Phương đã nhiều lần tuyệt thực để phản đối các chính sách và điều kiện sống mà ông cho là vô lý, hà khắc và tồi tệ trong trại giam.
Tháng 11/2024, ông đã tuyệt thực hơn 20 ngày để phản đối việc quản lý trại giam tịch thu sách vở, giấy tờ và bút.
Gia đình ông Trịnh Bá Phương cũng nhiều lần phản ánh việc bị công an địa phương sách nhiễu.
Mẹ của ông Trịnh Bá Phương, bà Cấn Thị Thêu, và em trai ông, Trịnh Bá Tư, đều đang thụ án tù 8 năm, với cùng tội danh.
Cha của ông Trịnh Bá Phương, ông Trịnh Bá Khiêm, là một cựu tù chính trị.

Điều 117 và các ý kiến phản đối​

Thư chuyển phát nhanh của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi ông Tô Lâm liên quan việc nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị khởi tố lần hai theo điều 117

Nguồn hình ảnh,THDT
Chụp lại hình ảnh,Thư chuyển phát nhanh của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi ông Tô Lâm liên quan việc nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị khởi tố lần hai theo Điều 117
Thư chuyển phát nhanh của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi ông Tô Lâm liên quan việc nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị khởi tố lần hai theo điều 117

Nguồn hình ảnh,THDT
Chụp lại hình ảnh,Thư chuyển phát nhanh của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi ông Tô Lâm liên quan việc nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị khởi tố lần hai theo Điều 117
Trên Facebook cá nhân, cựu tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người vừa được trả tự do ngày 21/9/2024 sau 16 năm tù về tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, cho hay ông đã viết thư gửi Tổng Bí thư Đảng ******** Việt Nam Tô Lâm liên quan đến việc ông Trịnh Bá Phương bị khởi tố lần hai theo Điều 117.
Thư đề ngày 9/5/2025 có đoạn:
"Tôi không viết thư này để yêu cầu ông trả tự do cho Trịnh Bá Phương hay các tù nhân lương tâm khác. Tôi chỉ chỉ ra rằng ông đang đứng trước một lựa chọn lịch sử:
"Hoặc ông bước vào kỷ nguyên mới bằng cách mở ra không gian cho những con người dám sống vì lẽ phải.
"Hoặc ông để lại một di sản trong đó ánh sáng bị dập tắt, để lại cả bóng tối và lịch sử bị phán xét.
"Tôi tin, dù muộn, vẫn chưa phải là quá trễ để một người đang nắm quyền lực có thể làm điều đúng đắn – không phải vì áp lực, mà vì hiểu đâu là con đường cần chọn khi thời đại đã thay đổi."
Nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng viết trên Facebook cá nhân rằng ông phản đối việc khởi tố ông Trịnh Bá Phương theo Điều 117.
Ông Châu viết:
"Án chồng án! Đây là kỷ nguyên độc tài, tăng cường đàn áp người bất đồng chính kiến?
"Yếu tố cốt lõi của một tội danh là phải xem xét hành động ấy có gây tổn hại gì cho xã hội.
"Việc khởi tố theo Điều 117 với một người đang thụ án tù chỉ vì người ấy cầm tờ giấy ghi dòng chữ "Đả đảo ********" là vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền, và tôi phản đối điều này..."
Đã từng có nhiều ý kiến trong giới luật sư, các nhà hoạt động nhân quyền, các tổ chức quốc tế về các bất cập liên quan đến việc áp dụng Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Năm 2022, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức từng đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có Điều 117.
Kiến nghị được gửi đến Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu Quốc hội.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người có nhiều thân chủ bị kết án bởi Điều 117, và hiện đang tị nạn tại Mỹ, thời điểm đó đã giải thích với BBC News Tiếng Việt:
"Cùng với Điều 331, thì Điều 117 Bộ luật Hình sự không nên được điển chế vào Bộ luật Hình sự Việt Nam. Vì các điều luật này hạn chế quyền tự do ngôn luận theo Điều 25 của Hiến pháp, không những thế, cũng hạn chế Điều 19 trong Công ước về các quyền chính trị và dân sự (ICCPR) 1966 mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết từ năm 1982."
"Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc phát ngôn làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức một cách không chính đáng thì chỉ là một lỗi dân sự. Chúng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà thôi."
"Theo đó, tôi nghĩ chính quyền nên xem xét lại sự tồn tại của hai điều luật này để bảo đảm sự hội nhập, tương thích của luật pháp Việt Nam đối với những tiêu chuẩn luật pháp hình sự quốc tế."
 
Tao cho lên X để thế giới thấy bộ mặt thật của chế độ cộngsản Việt Nam rồi!
Dkm tụi chó đẻ cộngsản ác như thú
Tổng thống Thiệu nói rồi:
“đừng nghe những gì cộngsản nói mà hãy nhìn kĩ những gì cộngsản làm”
 

Có thể bạn quan tâm

Top