newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Liên quan sai phạm tại Tổng công ty Chè Việt Nam, ngoài bản án đối với các bị cáo, Tòa án kiến nghị UBND Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng thu hồi 3 khu đất đắc địa.
ngày 22 tháng 4 năm 2025 TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 8 bị cáo trong vụ án sai phạm đất đai xảy ra tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Toàn bộ 8 bị cáo đều từng là lãnh đạo, cán bộ của Tổng công ty này.
Cụ thể, Tòa án tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc) 12 năm tù; các cựu thành viên HĐQT Đặng Ngọc Cầm (ảnh trên: trái) và Nguyễn Quốc Khánh (ảnh trên: phải) 3 năm; Vũ Ngọc Tự (cựu Chủ tịch HĐTV) 7 năm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cùng tội danh, bị cáo Trần Thị Hoa (cựu thành viên HĐTV) nhận 4 năm tù, Đặng Văn Tới (cựu Kế toán trưởng) 8 năm 6 tháng; Bành Thương Trí (cựu Giám đốc Công ty Chè Sài Gòn) 7 năm tù.
Bị cáo Trần Hồng Điệp (cựu kiểm soát viên) lĩnh 3 năm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại phiên tòa. ảnh trên: Hoàng Huy
HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm chế độ quản lý tài sản của nhà nước. Những sai phạm trên có tính hệ thống, lặp đi lặp lại gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nhà nước.
Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn là tổng giám đốc, chủ mưu, giữ vai trò cao nhất, xuyên suốt. Bị cáo Đặng Văn Tới là kế toán trưởng đồng phạm giúp sức với bị cáo Toàn.
Còn các bị cáo Vũ Ngọc Tự, Trần Thị Hoa biết rõ nguồn vốn, tài sản của Tổng công ty Chè nhưng vẫn ký các nghị quyết HĐTV, không thực hiện đúng các nhiệm vụ chức trách, bỏ mặc hậu quả xảy ra.
HĐXX đánh giá các bị cáo thực hiện sai phạm nhiều lần nhưng cũng ghi nhận các bị cáo thành khẩn khai nhận, một số bị cáo đã nộp tiền khắc phục, có thành tích trong công tác...
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX kiến nghị UBND TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng thu hồi 3 khu đất ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và giải quyết theo thẩm quyền.
Về ý kiến Công ty GP Tea và Tổng công ty Chè xin được tiếp tục sử dụng khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (ảnh dưới: hiện được trưng dụng làm quán ăn) HĐXX không chấp nhận.
Do kiến nghị thu hồi 3 khu đất nên HĐXX không buộc các bị cáo phải bồi thường. Ngoài ra, tòa án xác định nhà nước còn bị thiệt hại khác như đất bị bỏ hoang, chi phí khắc phục, thẩm định tài sản... nên tuyên tịch thu, sung công quỹ số tiền các bị cáo đã nộp khắc phục.
Về một số các vấn đề khác, Tòa án cũng giành quyền khởi kiện dân sự cho các bên liên quan. Ngoài ra, Tòa cũng tuyên giải tỏa các tài sản kê biên của bị cáo Tự, Hoa.
Theo cáo buộc, Tổng công ty Chè được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất. Quá trình quản lý, sử dụng các khu đất trên, các bị cáo đã có sai phạm ở 3 khu đất, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 38 tỉ đồng.
Cụ thể, tại nhà đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), khi đang thực hiện cổ phần hóa, ông Toàn ký các nghị quyết, văn bản, thỏa thuận cho phép Công ty GB-TEA đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không tính giá trị khu đất vào giá trị doanh nghiệp.
Tại khu đất 1.500 m2 Trần Khát Chân (ảnh trên: làm chỗ trông xe và rửa ô tô) ông Toàn đã ký các nghị quyết, văn bản, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất không qua đấu giá, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Tại khu đất 11.635 m2 đường Chè Hương, Hải Phòng (ảnh trên) ông Toàn đã ký Nghị quyết, văn bản, thỏa thuận, hợp đồng thoái phần vốn góp không qua đấu giá
ngày 22 tháng 4 năm 2025 TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 8 bị cáo trong vụ án sai phạm đất đai xảy ra tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Toàn bộ 8 bị cáo đều từng là lãnh đạo, cán bộ của Tổng công ty này.

Cụ thể, Tòa án tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc) 12 năm tù; các cựu thành viên HĐQT Đặng Ngọc Cầm (ảnh trên: trái) và Nguyễn Quốc Khánh (ảnh trên: phải) 3 năm; Vũ Ngọc Tự (cựu Chủ tịch HĐTV) 7 năm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cùng tội danh, bị cáo Trần Thị Hoa (cựu thành viên HĐTV) nhận 4 năm tù, Đặng Văn Tới (cựu Kế toán trưởng) 8 năm 6 tháng; Bành Thương Trí (cựu Giám đốc Công ty Chè Sài Gòn) 7 năm tù.
Bị cáo Trần Hồng Điệp (cựu kiểm soát viên) lĩnh 3 năm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm chế độ quản lý tài sản của nhà nước. Những sai phạm trên có tính hệ thống, lặp đi lặp lại gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nhà nước.
Các bị cáo là thành viên HĐTV, đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước nhưng không tuân thủ đúng pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa nên cần buộc các bị cáo liên đới chịu trách nhiệm vì hậu quả mới được ngăn chặn một phần.Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn là tổng giám đốc, chủ mưu, giữ vai trò cao nhất, xuyên suốt. Bị cáo Đặng Văn Tới là kế toán trưởng đồng phạm giúp sức với bị cáo Toàn.
Còn các bị cáo Vũ Ngọc Tự, Trần Thị Hoa biết rõ nguồn vốn, tài sản của Tổng công ty Chè nhưng vẫn ký các nghị quyết HĐTV, không thực hiện đúng các nhiệm vụ chức trách, bỏ mặc hậu quả xảy ra.

HĐXX đánh giá các bị cáo thực hiện sai phạm nhiều lần nhưng cũng ghi nhận các bị cáo thành khẩn khai nhận, một số bị cáo đã nộp tiền khắc phục, có thành tích trong công tác...
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX kiến nghị UBND TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng thu hồi 3 khu đất ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và giải quyết theo thẩm quyền.
Về ý kiến Công ty GP Tea và Tổng công ty Chè xin được tiếp tục sử dụng khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (ảnh dưới: hiện được trưng dụng làm quán ăn) HĐXX không chấp nhận.


Do kiến nghị thu hồi 3 khu đất nên HĐXX không buộc các bị cáo phải bồi thường. Ngoài ra, tòa án xác định nhà nước còn bị thiệt hại khác như đất bị bỏ hoang, chi phí khắc phục, thẩm định tài sản... nên tuyên tịch thu, sung công quỹ số tiền các bị cáo đã nộp khắc phục.
Về một số các vấn đề khác, Tòa án cũng giành quyền khởi kiện dân sự cho các bên liên quan. Ngoài ra, Tòa cũng tuyên giải tỏa các tài sản kê biên của bị cáo Tự, Hoa.
Theo cáo buộc, Tổng công ty Chè được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất. Quá trình quản lý, sử dụng các khu đất trên, các bị cáo đã có sai phạm ở 3 khu đất, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 38 tỉ đồng.
Cụ thể, tại nhà đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), khi đang thực hiện cổ phần hóa, ông Toàn ký các nghị quyết, văn bản, thỏa thuận cho phép Công ty GB-TEA đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không tính giá trị khu đất vào giá trị doanh nghiệp.

Tại khu đất 1.500 m2 Trần Khát Chân (ảnh trên: làm chỗ trông xe và rửa ô tô) ông Toàn đã ký các nghị quyết, văn bản, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất không qua đấu giá, gây thiệt hại cho Nhà nước.


Tại khu đất 11.635 m2 đường Chè Hương, Hải Phòng (ảnh trên) ông Toàn đã ký Nghị quyết, văn bản, thỏa thuận, hợp đồng thoái phần vốn góp không qua đấu giá