
Thẩm phán tòa liên bang chặn sắc lệnh của Tổng thống Trump về giải thể Bộ Giáo dục, yêu cầu chính quyền phục chức cho nhân viên cơ quan này.
Thẩm phán liên bang Myong Joun tại Boston ngày 22/5 ra lệnh ngăn chặn tạm thời đối với sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Sắc lệnh được ký vào ngày 20/3, có tên đầy đủ là "Cải thiện kết quả học tập bằng cách trao quyền cho gia đình, bang và cộng đồng", nhưng nội dung chủ chốt là đóng cửa Bộ Giáo dục và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục cho chính quyền các bang cùng những cơ quan liên bang khác.
Thẩm phán Joun ra lệnh chặn thực thi sắc lệnh của ông Trump sau khi xem xét cùng lúc hai vụ kiện liên quan. Một đơn kiện đến từ các học khu Somerville và Easthampton tại bang Massachusetts, kết hợp với Liên đoàn Giáo viên Mỹ và một số tổ chức giáo dục. Vụ kiện còn lại được khởi xướng bởi liên minh 21 tổng chưởng lý đảng Dân chủ.
Các nguyên đơn cho rằng tình trạng sa thải hàng loạt nhân viên đã khiến Bộ Giáo dục không thể thực hiện các trách nhiệm đang được lưỡng viện giao phó, bao gồm hỗ trợ giáo dục đặc biệt, phân bổ hỗ trợ tài chính và thực thi các đạo luật về quyền công dân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ sắc lệnh hành pháp nhằm giải thể Bộ Giáo dục trong lễ ký tại Phòng Đông, Nhà Trắng, ngày 20/3. Ảnh: AFP
Trong phán quyết, thẩm phán Joun cho biết các nguyên đơn đã "trình bày rõ ràng về những tổn hại không thể khắc phục: bao gồm tình trạng bất ổn tài chính, cản trở khả năng tiếp cận kiến thức thiết yếu của học sinh và giáo viên, cùng việc mất đi các dịch vụ quan trọng cho những nhóm học sinh dễ tổn thương nhất ở Mỹ".
Quy mô sa thải nhân sự như hiện nay "nhiều khả năng sẽ làm tê liệt toàn bộ Bộ Giáo dục". Ông bác bỏ lập luận của chính quyền rằng đây chỉ là một đợt tái cơ cấu, cho rằng điều đó "rõ ràng không đúng sự thật".
Thẩm phán Joun cũng yêu cầu Bộ Giáo dục tuyển dụng lại và phục chức cho những nhân viên liên bang bị sa thải hàng loạt ngày 11/3. Khoảng 1.300 người mất việc trong đợt sa thải này, còn một số nhân viên khác đã tự nghỉ việc thông qua chương trình nhận bồi thường thôi việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng thử việc.
Bộ Giáo dục Mỹ hiện còn khoảng 2.000 nhân viên, giảm một nửa so với con số 4.100 người khi ông Trump mới nhậm chức.
Skye Perryman, chủ tịch tổ chức Dân chủ Tiến bộ (DF), đại diện cho nguyên đơn trong vụ kiện Somerville, gọi quyết định của tòa là "chiến thắng bước đầu ngăn chặn cuộc sa thải hàng loạt đầy tai hại và vi phạm pháp luật". Randi Weingarten, Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Mỹ, cũng hoan nghênh phán quyết là "bước đầu đảo ngược cuộc chiến chống lại tri thức".
Vài giờ sau, chính quyền Trump tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết. Phát ngôn viên Bộ Giáo dục Mỹ Madi Biedermann cho rằng "một thẩm phán cánh tả đã vượt quá quyền hạn của mình, dựa trên đơn kiện của các nguyên đơn thiên vị, và ban hành lệnh ngăn chặn đối với nỗ lực rõ ràng hợp pháp nhằm cải tổ Bộ Giáo dục để phục vụ người dân Mỹ hiệu quả hơn".
Thẩm phán liên bang Myong Joun tại Boston ngày 22/5 ra lệnh ngăn chặn tạm thời đối với sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Sắc lệnh được ký vào ngày 20/3, có tên đầy đủ là "Cải thiện kết quả học tập bằng cách trao quyền cho gia đình, bang và cộng đồng", nhưng nội dung chủ chốt là đóng cửa Bộ Giáo dục và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục cho chính quyền các bang cùng những cơ quan liên bang khác.
Thẩm phán Joun ra lệnh chặn thực thi sắc lệnh của ông Trump sau khi xem xét cùng lúc hai vụ kiện liên quan. Một đơn kiện đến từ các học khu Somerville và Easthampton tại bang Massachusetts, kết hợp với Liên đoàn Giáo viên Mỹ và một số tổ chức giáo dục. Vụ kiện còn lại được khởi xướng bởi liên minh 21 tổng chưởng lý đảng Dân chủ.
Các nguyên đơn cho rằng tình trạng sa thải hàng loạt nhân viên đã khiến Bộ Giáo dục không thể thực hiện các trách nhiệm đang được lưỡng viện giao phó, bao gồm hỗ trợ giáo dục đặc biệt, phân bổ hỗ trợ tài chính và thực thi các đạo luật về quyền công dân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ sắc lệnh hành pháp nhằm giải thể Bộ Giáo dục trong lễ ký tại Phòng Đông, Nhà Trắng, ngày 20/3. Ảnh: AFP
Trong phán quyết, thẩm phán Joun cho biết các nguyên đơn đã "trình bày rõ ràng về những tổn hại không thể khắc phục: bao gồm tình trạng bất ổn tài chính, cản trở khả năng tiếp cận kiến thức thiết yếu của học sinh và giáo viên, cùng việc mất đi các dịch vụ quan trọng cho những nhóm học sinh dễ tổn thương nhất ở Mỹ".
Quy mô sa thải nhân sự như hiện nay "nhiều khả năng sẽ làm tê liệt toàn bộ Bộ Giáo dục". Ông bác bỏ lập luận của chính quyền rằng đây chỉ là một đợt tái cơ cấu, cho rằng điều đó "rõ ràng không đúng sự thật".
Thẩm phán Joun cũng yêu cầu Bộ Giáo dục tuyển dụng lại và phục chức cho những nhân viên liên bang bị sa thải hàng loạt ngày 11/3. Khoảng 1.300 người mất việc trong đợt sa thải này, còn một số nhân viên khác đã tự nghỉ việc thông qua chương trình nhận bồi thường thôi việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng thử việc.
Bộ Giáo dục Mỹ hiện còn khoảng 2.000 nhân viên, giảm một nửa so với con số 4.100 người khi ông Trump mới nhậm chức.
Skye Perryman, chủ tịch tổ chức Dân chủ Tiến bộ (DF), đại diện cho nguyên đơn trong vụ kiện Somerville, gọi quyết định của tòa là "chiến thắng bước đầu ngăn chặn cuộc sa thải hàng loạt đầy tai hại và vi phạm pháp luật". Randi Weingarten, Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Mỹ, cũng hoan nghênh phán quyết là "bước đầu đảo ngược cuộc chiến chống lại tri thức".
Vài giờ sau, chính quyền Trump tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết. Phát ngôn viên Bộ Giáo dục Mỹ Madi Biedermann cho rằng "một thẩm phán cánh tả đã vượt quá quyền hạn của mình, dựa trên đơn kiện của các nguyên đơn thiên vị, và ban hành lệnh ngăn chặn đối với nỗ lực rõ ràng hợp pháp nhằm cải tổ Bộ Giáo dục để phục vụ người dân Mỹ hiệu quả hơn".