Live TÔN VINH CÁCH GỌI "NƯỚC NAM", VÌ SAO?

sami88

Con chim biết nói
TÔN VINH CÁCH GỌI "NƯỚC NAM", VÌ SAO?
/1/ Trước hết, xin nói về một điều đơn giản hết sức. Có một dữ kiện khách quan, gọi theo phương hướng địa lý Nam, Bắc, Đông, Tây; đất nước ở hướng nào thì gọi theo hướng đó; không có xứ nào mặc định là "lỗ rún" trung tâm hết, không trở thành "hệ qui chiếu" cho nước khác.

Chúng ta nhìn ra hướng mặt trời mọc, hướng Đông, có biển Đông. Khi mặt nhin ra hướng Đông, bên tay phải, bên HỮU, là Nam!
Bên tay trái, bên TẢ, là Bắc.

/2/ "NAM" còn mang nghĩa sâu xa hơn nhiều, không chỉ là phương hướng.
2a) Câu thơ sau, ăt nhiều người đã biết, "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (南 國 山 河 南 帝 居), "Sông núi NƯỚC NAM vua Nam ở".

Bài thơ SÔNG NÚI NƯỚC NAM xuất hiện dưới đời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), tái xuất hiện trong đời nhà Lý (có Lý Thường Kiệt).
Cùng với bài thơ trên, còn có bài thơ "VẬN NƯỚC" ("quốc tộ" 國祚), đây là hai bài thơ tiêu biểu. Trong bài "Vận nước" có câu: "Nam thiên lý thái bình" (南天裏太平), "TRỜI NAM mở thái bình"!

Chú ý: thời Lê Đại Hành goi tên nước là "Cồ Việt", thời Lý gọi tên nước là "Đại Việt".

Ở đây, cả hai bài thơ tiêu biểu đều không xưng danh "Việt" ("Việt quốc", "Việt thiên") mà xưng là: "NAM" ("Nam quốc", nước Nam; "Nam thiên", trời Nam)!

2b) Bởi vì "NAM", trong triết lý Kinh Dịch, mang giá trị và ý nghĩa rất đặc biệt!

Mời quí bạn đọc, "Thánh nhơn NAM diện" (聖人南 面), nghĩa là bậc thánh mặt hướng về NAM. Vì sao?

Lại có câu, "Thiên tử phụ ỷ NAM hướng nhi lập" (天子附倚 南向 而立), nghĩa là bậc con Trời dựa vào hướng NAM để tạo lập. Vì sao?

Các bậc tiền nhơn của chúng ta thông hiểu Kinh Dịch, thành thử nhấn mạnh danh xưng "NAM".

Trong ý niệm "tiên thiên", hướng NAM là “THIÊN" (天), là "TRỜI", được tượng bằng quẻ "Càn" 乾 gồm 3 vạch ngang.
(phải là 3 vạch ngang, chớ không giảm xuống còn 2 hoặc tăng thành 4 gì gì hết trơn)
Nói cách khác, phải đủ 3 vạch ngang, ấy là "THIÊN", là "TRỜI", chủ về sự sáng tạo!

/3/ Thành thử, xin nhắc lại, nhấn mạnh: ngay cả khi đất nước còn gọi "Cồ Việt", "Đại Việt" thì thành tố "NAM" vẫn được trang trọng nêu lên: "NAM quốc", "NAM thiên"!

Theo dòng lịch sử phát triển, chúng ta đã tiến tới ĐỊNH DANH "NAM" HẲN HOI TRONG TÊN NƯỚC CHÁNH THỨC, vào thế kỷ 19!
Đó là "Việt NAM" (thời vua Gia Long), đó là "Đại NAM" (thời vua Minh Mạng).

* Tóm lại,
- Về phương hướng: khi mặt nhìn ra hướng Đông, NAM là tay phải, là bên HỮU!
- "NAM" 南 trở thành hệ trọng, đề cao, tôn vinh vì được tượng bằng quẻ "Càn" 乾 (gồm 3 vạch ngang), thuộc về "THIÊN" 天, là TRỜI ./.

----------------------------------------------------------
Quí bạn ắt bất ngờ nếu biết rằng: Vào năm 917, Lưu Nham (劉巖) bên Tàu đặt tên nước ông ta là "Đại Việt" (大越)!
Qua năm sau 918 ông ta đổi thành "Đại Hán" (大漢) - từ tài liệu “南越國與南漢國”, “Nam Việt quốc dữ Nam Hán quốc” (“dữ” 與 nghĩa là: “và”, “hoặc, hoặc là”).

[vì sao Lưu Nham bên Tàu đặt tên nước là "Đại Việt", tôi có giải thích rồi, đây không nhắc lại]

137 năm sau, vào năm 1054, vua Lý Thánh Tông lấy "Đại Việt" (大越) làm tên nước.
-------------------------------------------------------
(trái) "NAM" tượng trưng bằng quẻ Càn (ba vạch nằm ngang), là THIÊN (TRỜI);

(phải) Bản đồ nước Đại NAM (thời vua Minh Mạng) gồm cả phần lớn nước Lào và Kampuchea.
 
Vì nó hay
Nước nam ta mạt vận
Nước nam ta khí số đã tận
Nước nam ta làm chó cho khựa
Nước nam ta rước cs về giày mả tổ
 
Top