newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Thái Thanh - Hoài Nhiên 15/03/2025 04:12 GMT+7
hanoionline.vn
Đây là dịp đặc biệt không chỉ để tín đồ Hồi giáo cầu nguyện, thanh lọc tinh thần mà còn là thời điểm để thể hiện lòng yêu thương, chia sẻ và đoàn kết cộng đồng.

Chợ Ramadan thu hút nhiều tín đồ và du khách ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Chợ Ramadan là khu chợ đặc trưng của cộng đồng người Hồi giáo, chỉ diễn ra một tháng trong năm. Chợ năm nay bắt đầu từ ngày 28.2 đến 30.3 để đánh dấu tháng nhịn ăn Ramadan.

Theo nhiều người Hồi giáo ở đây, Ramadan là tháng thiêng liêng nhất trong lịch Hồi giáo. Trong khoảng thời gian này, các tín đồ Hồi giáo sẽ thực hiện nghi thức nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn.

Họ không được ăn, không được uống, ngay cả việc nuốt nước bọt cũng hạn chế từ khi mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Đây không chỉ là một thử thách thể xác mà còn là hành trình rèn luyện tinh thần, giúp mỗi người luyện tập sự kiên nhẫn, lòng vị tha và sự đồng cảm với những người kém may mắn hơn.

Khu chợ bày bán nhiều thực phẩm Halal với giả ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Bên cạnh đó, Ramadan còn là thời gian để các tín đồ tìm về với đức tin, làm việc thiện và thanh lọc tâm hồn. Đây cũng là dịp để người Hồi giáo tự nhìn lại bản thân, loại bỏ những điều tiêu cực, hướng đến cuộc sống an lành và nhân ái hơn.
Bên lề dãy quán nhỏ, chúng tôi gặp ông Abdolradak (58 tuổi) và vợ là bà Solyhaah (54 tuổi), chủ một quán nước nhỏ phục vụ tín đồ và du khách. Ông Abdolradak là người gốc Sài Gòn, còn bà Solyhaah có quê ở Ninh Thuận.
Ông chia sẻ với chúng tôi rằng, cứ đến tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo và dòng người khắp nơi tìm về con hẻm 157 Dương Bá Trạc. Không những tín đồ Hồi giáo, khu chợ còn thu hút rất nhiều người dân đến trải nghiệm ẩm thực Halal (thực phẩm có tiêu chuẩn dựa trên luật của Hồi giáo, trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến theo một quy trình riêng biệt).
Trong tháng Ramadan, cả gia đình ông Abdolradak đều nhịn đói đến lúc mặt trời lặn, kể cả cậu con trai đang đi làm cũng vậy: "Nhịn ăn không chỉ là quy tắc tôn giáo mà còn giúp tôi trân trọng hơn những bữa ăn thường nhật. Khi hoàng hôn buông xuống, cả gia đình quây quần bên mâm cơm, cảm giác đó thật sự rất đặc biệt”.

Không chỉ có hoạt động mua bán, chợ Ramadan còn là nơi giao thoa văn hóa đặc sắc ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Dọc hai bên đường, chúng tôi bị ấn tượng bởi các loại bánh đủ loại bày bán hấp dẫn. Những món ăn tại chợ Ramadan mang đậm dấu ấn ẩm thực truyền thống, phản ánh sự giao thoa đặc sắc giữa văn hóa Chăm và bản sắc địa phương.
Những quầy bánh đậu xanh nướng, bánh khoai mì, chuối nướng thơm phức thu hút nhiều tín đồ và du khách. Đặc biệt, du khách đến chợ rất thích món bánh Sakaya (ảnh dưới). Đây là bánh truyền thống của người Chăm, được làm từ trứng, đường, đậu phộng rang mang đến vị béo và ngọt dịu đặc trưng.
Ngoài ra, phiên chợ Ramadan còn có các món bún nước nóng hổi, đậm đà, kết hợp hương vị Việt Nam với cách chế biến phù hợp với thực phẩm Halal.

Thánh đường Jamiul Anwar là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Hồi giáo ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Tại đây, chúng tôi gặp ông Mahayuosot (55 tuổi), ban quản trị ở thánh đường. Với sự nhiệt tình, hiếu khách, ông Mahayuosot dẫn chúng tôi tham quan thánh đường và kể về lịch sử, ý nghĩa của đạo.
Ông quê ở Châu Đốc (An Giang), lên TP.HCM từ ngày nhỏ. “Việc mở cửa đón tiếp tất cả khách tham quan, nhất là trong tháng Ramadan là một nét đẹp trong văn hóa của đạo chúng tôi. Ở đây, chúng tôi không có sự phân biệt giữa các tôn giáo, vì trên hết chúng ta đều đang chảy cùng một dòng máu đỏ, đều là người Việt Nam. Chúng tôi luôn tin rằng lòng hiếu khách là một phần quan trọng trong đức tin. Khi ai đó bước vào thánh đường, dù họ là người theo đạo hay không, chúng tôi vẫn coi họ như những người bạn, cần được hướng dẫn và chia sẻ”, người đàn ông ôn tồn nói.

Mahayuosot kể về lịch sử, ý nghĩa của đạo
Những ngày đầu tháng 3, người dân địa phương và những tín đồ Hồi giáo khắp nơi ở TP.HCM tề tựu về hẻm 157 Dương Bá Trạc (Q.8) để mua sắm thực phẩm Halal và hòa mình vào không khí phiên chợ đặc biệt của tháng Ramadan.

Nhu cầu sử dụng than củi tăng cao trong tháng Ramadan
Món thịt nướng trong tháng lễ Ramadan vừa qua đã khiến nhu cầu đốt than củi tăng cao, đem lại cơ hội kinh doanh cho những xưởng sản xuất và buôn bán than ở địa phương.


Phiên chợ đặc biệt của người Hồi giáo
Chúng tôi ghé thăm khu chợ Ramadan vào một chiều cuối tuần. Con hẻm vốn yên ắng bỗng chốc trở nên náo nhiệt bởi dòng người tấp nập đến trải nghiệm văn hóa Hồi giáo.
Chợ Ramadan thu hút nhiều tín đồ và du khách ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Chợ Ramadan là khu chợ đặc trưng của cộng đồng người Hồi giáo, chỉ diễn ra một tháng trong năm. Chợ năm nay bắt đầu từ ngày 28.2 đến 30.3 để đánh dấu tháng nhịn ăn Ramadan.

Theo nhiều người Hồi giáo ở đây, Ramadan là tháng thiêng liêng nhất trong lịch Hồi giáo. Trong khoảng thời gian này, các tín đồ Hồi giáo sẽ thực hiện nghi thức nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn.

Họ không được ăn, không được uống, ngay cả việc nuốt nước bọt cũng hạn chế từ khi mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Đây không chỉ là một thử thách thể xác mà còn là hành trình rèn luyện tinh thần, giúp mỗi người luyện tập sự kiên nhẫn, lòng vị tha và sự đồng cảm với những người kém may mắn hơn.

Khu chợ bày bán nhiều thực phẩm Halal với giả ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Bên cạnh đó, Ramadan còn là thời gian để các tín đồ tìm về với đức tin, làm việc thiện và thanh lọc tâm hồn. Đây cũng là dịp để người Hồi giáo tự nhìn lại bản thân, loại bỏ những điều tiêu cực, hướng đến cuộc sống an lành và nhân ái hơn.

Bên lề dãy quán nhỏ, chúng tôi gặp ông Abdolradak (58 tuổi) và vợ là bà Solyhaah (54 tuổi), chủ một quán nước nhỏ phục vụ tín đồ và du khách. Ông Abdolradak là người gốc Sài Gòn, còn bà Solyhaah có quê ở Ninh Thuận.
Ông chia sẻ với chúng tôi rằng, cứ đến tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo và dòng người khắp nơi tìm về con hẻm 157 Dương Bá Trạc. Không những tín đồ Hồi giáo, khu chợ còn thu hút rất nhiều người dân đến trải nghiệm ẩm thực Halal (thực phẩm có tiêu chuẩn dựa trên luật của Hồi giáo, trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến theo một quy trình riêng biệt).

Trong tháng Ramadan, cả gia đình ông Abdolradak đều nhịn đói đến lúc mặt trời lặn, kể cả cậu con trai đang đi làm cũng vậy: "Nhịn ăn không chỉ là quy tắc tôn giáo mà còn giúp tôi trân trọng hơn những bữa ăn thường nhật. Khi hoàng hôn buông xuống, cả gia đình quây quần bên mâm cơm, cảm giác đó thật sự rất đặc biệt”.

Không chỉ có hoạt động mua bán, chợ Ramadan còn là nơi giao thoa văn hóa đặc sắc ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Dọc hai bên đường, chúng tôi bị ấn tượng bởi các loại bánh đủ loại bày bán hấp dẫn. Những món ăn tại chợ Ramadan mang đậm dấu ấn ẩm thực truyền thống, phản ánh sự giao thoa đặc sắc giữa văn hóa Chăm và bản sắc địa phương.
Những quầy bánh đậu xanh nướng, bánh khoai mì, chuối nướng thơm phức thu hút nhiều tín đồ và du khách. Đặc biệt, du khách đến chợ rất thích món bánh Sakaya (ảnh dưới). Đây là bánh truyền thống của người Chăm, được làm từ trứng, đường, đậu phộng rang mang đến vị béo và ngọt dịu đặc trưng.

Ngoài ra, phiên chợ Ramadan còn có các món bún nước nóng hổi, đậm đà, kết hợp hương vị Việt Nam với cách chế biến phù hợp với thực phẩm Halal.
“Không có sự phân biệt giữa các tôn giáo”
Nằm uy nghi giữa con hẻm là Thánh đường Jamiul Anwar, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hồi giáo. Thánh đường được xây dựng từ năm 1966, đến năm 2006 được trùng tu khang trang như hiện nay.
Thánh đường Jamiul Anwar là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Hồi giáo ảnh trên: Thái Thanh - Hoài Nhiên
Tại đây, chúng tôi gặp ông Mahayuosot (55 tuổi), ban quản trị ở thánh đường. Với sự nhiệt tình, hiếu khách, ông Mahayuosot dẫn chúng tôi tham quan thánh đường và kể về lịch sử, ý nghĩa của đạo.
Ông quê ở Châu Đốc (An Giang), lên TP.HCM từ ngày nhỏ. “Việc mở cửa đón tiếp tất cả khách tham quan, nhất là trong tháng Ramadan là một nét đẹp trong văn hóa của đạo chúng tôi. Ở đây, chúng tôi không có sự phân biệt giữa các tôn giáo, vì trên hết chúng ta đều đang chảy cùng một dòng máu đỏ, đều là người Việt Nam. Chúng tôi luôn tin rằng lòng hiếu khách là một phần quan trọng trong đức tin. Khi ai đó bước vào thánh đường, dù họ là người theo đạo hay không, chúng tôi vẫn coi họ như những người bạn, cần được hướng dẫn và chia sẻ”, người đàn ông ôn tồn nói.

Mahayuosot kể về lịch sử, ý nghĩa của đạo