Trần Đức Lương Và Vai Trò Trong Hiệp Định Biên Giới Việt-Tàu 1999

michael

Chú bộ đội
Ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt–Trung ngày 30/12/1999 với Gian Trạch Dân tại Hà Nội, Trần Đức Lương chính thức kết thúc quá trình đàm phán biên giới đất liền kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai nước sau chiến tranh biên giới năm 1979.

Hiệp ước gây nhiều tranh cãi trong dư luận do một số khu vực thuộc chủ quyền lịch sử của Việt Nam không còn thuộc Việt Nam, đặc biệt là Ải Nam Quan và thác Bản Giốc (nay đã bị chia đôi).


Thác Bản Giốc là một trong những thác tự nhiên đẹp nhất Đông Nam Á.

Ải Nam Quan từ lâu được coi là cột mốc biên giới cực Bắc trong tâm thức người Việt. Dân gian hay có câu: “Nam Quan là đất nước Nam, Nam Quan là cửa ải nước mình” hay "Từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau".


Trấn Nam Quan 1885

Sử ghi lại lúc Tàu bắt Nguyễn Phi Khanh và nhiều tù bình Việt giải về Tàu, có đi ngang qua cửa Ải Nam Quan. Nguyễn Trãi đã tiễn đưa cha mình, một đi không trở lại ngay thời điểm lịch sử đó. Khi Liễu Thăng đem quân qua Ải Nam Quan, quân nhà Lê đã dụ cho tướng Tàu đi sâu vào nước Nam. Tại Ải Chi Lăng, Lạng Sơn, Tướng Liễu Thăng đã bị quân Lê Lợi chém bay đầu. Đó là năm 1427, tức 13 năm sau khi Nguyễn Trãi nghe lời dặn của Cha mình tại Ải Nam Quan, về phò Lê Lợi mà phục hận, nợ nước thù nhà. Vài năm sau đó, nhà Minh lại đem quân qua uy hiếp nước Việt. Mạc Đăng Dung đã trói mình, đi chân đất qua cửa Ải Nam Quan để xin hàng. Đem dâng nước Việt thành một Châu, một Quận hay một Trấn cho nhà Minh. Năm đó sử Việt ghi là 1541.


Biểu tượng chống Hán hóa, giử vững biên cương

Đến năm 1885 lúc quân Pháp đánh với quân Cờ Đen, cửa Ải Nam Quan bị phá hủy, và được Pháp xây dựng lại sau đó. Sau Hiệp ước Thiên Tân 1885 kết thúc chiến tranh Pháp-Thanh, ngày 26 tháng 6 năm 1887, Pháp ký kết Công Ước Pháp-Thanh phân định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Đáng lý Pháp phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho An Nam theo hoà ước Quý Mùi và Giáp Thân, nhưng vì muốn sự công nhận của nhà Thanh nên đã nhượng một vài lãnh thổ Bắc Kỳ theo đề nghị của Lý Hồng Chương, không kèm Ải Nam Quan và thác Bản Giốc.


1908 Chụp toàn cảnh từ trên đồi phía Việt Nam

Năm 1979, khi chiến tranh Trung-Việt xảy ra, Trung Cộng tàn phá Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai... Ải Nam Quan chịu chung số phận. Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km² lãnh thổ và một số khu vực giáp ranh, chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp, nhằm tạo thuận lợi về địa thế nếu có thể tiến đánh Việt Nam sau này.


Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai

Đến năm 1999 sau nhiều đàm phán phân định lại biên giới trên đất liền, sử dụng lại cơ sở bản đồ Pháp – Thanh 1887–1895 và các bản đồ tỷ lệ lớn, Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt–Trung ra đời, các lãnh thổ từng thuộc về Việt Nam như ải Nam Quan, cửa sông Bắc Luân (Móng Cái), phần núi Lão Sơn (Hà Giang) và thác Bản Giốc.... đã được cắt cho Trung Quốc. Tổng diện tích tranh chấp khoảng 227 km², với kết quả mỗi bên nhận xấp xỉ 50%.


Trần Đức Lương và Giang Trạch Dân
 
Sửa lần cuối:
Bên nj biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương:ah:
-trích Đường sang nước bẹn của nhà thơ Nguyễn Kim Thèng-
dh1tQYx.png
 
Dù thế nào cũng không phải đất cá nhân m, đừng lo.
Mà có là đất của cá nhân m, thì cho đi - còn mãi.
Chẳng có đế chế nào tồn tại mãi mãi, thế giới biến động. Biên giới nở ra thu hẹp theo từng thời kỳ trên toàn thế giới.
Và, khi AI phát triển, sản xuất dư thừa, con người tiến vào thời kỳ đại đồng, tất cả sống chung không phân biệt biên giới.
Nên có cũng tốt đẹp, mà không có, rồi cũng tốt đẹp.
 
Dù thế nào cũng không phải đất cá nhân m, đừng lo.
Mà có là đất của cá nhân m, thì cho đi - còn mãi.
Chẳng có đế chế nào tồn tại mãi mãi, thế giới biến động. Biên giới nở ra thu hẹp theo từng thời kỳ trên toàn thế giới.
Và, khi AI phát triển, sản xuất dư thừa, con người tiến vào thời kỳ đại đồng, tất cả sống chung không phân biệt biên giới.
Nên có cũng tốt đẹp, mà không có, rồi cũng tốt đẹp.
nhưng đất bên tàu ko có giá, về đây bác tao thổi giá nó mới lên cung trăng đc :feel_good:
 

Có thể bạn quan tâm

Top