'Trời sẽ không sập': Trung Quốc kêu gọi đoàn kết, kiên cường trong thương chiến với Mỹ

Bài xã luận của tờ Nhân dân Nhật báo khuyến khích cả nước 'vượt qua bão tố', đảm bảo rằng Trung Quốc đã chuẩn bị để chống lại thuế quan của Mỹ bằng các biện pháp 'phi thường'.​


Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất đồ chơi trẻ em tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tây. Bắc Kinh đã kêu gọi đoàn kết trên toàn quốc sau khi chính quyền tung ra một loạt các biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất đồ chơi trẻ em tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tây. Bắc Kinh đã kêu gọi đoàn kết trên toàn quốc sau khi chính quyền tung ra một loạt các biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc đã kêu gọi cả nước “vượt qua bão tố cùng nhau” trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang với chính quyền “thất thường” của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông cảnh báo rằng Bắc Kinh đã tính toán sai lầm khi đáp trả thuế quan mới của ông.

Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng ******** Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận trên trang nhất trong hôm 7/4, giải thích lý do của Trung Quốc đằng sau quyết định đáp trả thuế đối ứng của ông Trump.

Bài xã luận cho biết Trung Quốc sẽ “kiên quyết” tập trung vào hoạt động trong nước nhằm biến những thách thức từ các biện pháp thuế quan của Nhà Trắng thành một cơ hội chiến lược, đồng thời báo hiệu một loạt các công cụ chính sách tiềm năng để giảm thiểu những cú sốc đối với nền kinh tế số 2 thế giới do căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ.

Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một loạt thông báo về biện pháp đối phó vào thứ Sáu tuần trước, đáng chú ý là áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, để trả đũa cho các khoản thuế mới nhất của Mỹ nhằm vào các sản phẩm của Trung Quốc, được các nhà quan sát mô tả là một phản ứng "hoành tráng" vượt quá mong đợi.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn đầu tiên của Mỹ đáp trả lại mức thuế "Ngày giải phóng" của ông Trump được công bố vào thứ Tư tuần trước, làm dấy lên lo ngại về phản ứng tiếp theo từ Washington và sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa hai cường quốc.

Cổ phiếu Trung Quốc lao dốc trong ngày giao dịch đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh tung ra biện pháp thuế trả đũa. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa giảm hơn 7,3% trong hôm đầu tuần, thúc đẩy công ty quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc Central Huijin Investment tăng cường nỗ lực ổn định thị trường.

Bài báo cho biết "việc lạm dụng" thuế quan của Mỹ sẽ tác động đến Trung Quốc nhưng "trời sẽ không sập".

Trung Quốc đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, với xuất khẩu sang Mỹ tính trên tổng lượng hàng xuất khẩu giảm xuống còn 14,7% vào năm 2024 từ mức 19,2% vào năm 2018, theo bài báo.

"Sự sụt giảm trong xuất khẩu sang Mỹ sẽ không dẫn đến tác động phá vỡ nền kinh tế chung của (chúng ta)", bài báo cho biết.

Ngược lại, cơ quan ngôn luận của Đảng ******** cảnh báo rằng Mỹ không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều sản phẩm tiêu dùng mà còn về nhiều hàng hóa trung gian, trong khi các lựa chọn thay thế khó có thể tìm được trên toàn cầu trong ngắn hạn.

Bài bình luận lập luận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ổn định và được cải thiện, điều này mang lại cho quốc gia này sự tự tin và nền tảng để chống lại cú sốc thuế quan đến từ Mỹ.

"Trước những động thái thất thường và áp lực cực độ của Mỹ, chúng ta không đóng cửa đàm phán nhưng cũng không nuôi dưỡng ảo tưởng. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho mọi cú sốc", bài xã luận cho biết. “Sự thống nhất về mục đích sẽ dẫn đến chiến thắng và cùng nhau vượt qua bão tố sẽ mang lại thịnh vượng”.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố danh sách các nước bị áp thuế đối ứng trong tuần trước. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố danh sách các nước bị áp thuế đối ứng trong tuần trước. Ảnh: Reuters.

Không nhượng bộ

Nhưng ông Trump không có dấu hiệu lùi bước sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp trả đũa.

Nhà lãnh đạo Mỹ hôm 6/4 cho biết ông "sẽ không đạt thỏa thuận" với Trung Quốc trừ khi khoảng cách thương mại "hàng trăm tỷ USD" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được giải quyết.

"Tôi sẵn sàng đạt thỏa thuận nhưng họ phải giải quyết được thặng dư của mình...Trung Quốc hiện đang phải chịu một đòn giáng mạnh vì mọi người đều biết chúng tôi đúng", ông nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một.

Trung Quốc "đã thay đổi quyết định" về thỏa thuận bán hoạt động của TikTok tại Mỹ do thuế quan, ông Trump nói với các phóng viên. Ông nói thêm: "Nếu tôi giảm một chút thuế quan, họ sẽ chấp thuận thỏa thuận đó trong vòng 15 phút, điều đó cho thấy sức mạnh của thuế quan".

Biến thách thức thành cơ hội

Bài viết của Nhân dân Nhật báo tuyên bố rằng Bắc Kinh đã tích lũy được "kinh nghiệm phong phú" sau 8 năm chiến tranh thương mại với Washington.

"Mặc dù thị trường quốc tế nhìn chung coi các biện pháp thuế quan của Mỹ là vượt quá mong đợi, nhưng chúng ta đã dự đoán trước một đợt đàn áp kinh tế và thương mại mới từ Mỹ", ấn phẩm chính thức này cho biết, đồng thời nói thêm rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã chuẩn bị "nhiều kế hoạch dự phòng".

"Chúng ta nên kiên quyết tập trung vào các vấn đề của riêng mình và điều chỉnh các cơ cấu kinh tế trong nước để ứng phó với những thay đổi bên ngoài", ấn phẩm này cho biết.

Bài xã luận cho biết Bắc Kinh sẽ ưu tiên tăng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước như một "chiến lược dài hạn" trong bối cảnh không gian cho thương mại với Mỹ đang thu hẹp.

Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc vẫn còn "nhiều dư địa" để triển khai các chính sách tiền tệ, chẳng hạn như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính và lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương, cũng như các công cụ về thâm hụt tài khóa, trái phiếu đặc biệt và trái phiếu chính phủ, cùng với các biện pháp "phi thường" để thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

"Chúng ta có thể biến khủng hoảng thành cơ hội và tiến lên vững chắc", bài viết cho biết thêm.

Arthur Kroeber, đối tác sáng lập của Gavekal Dragonomics, một công ty nghiên cứu kinh tế tập trung vào Trung Quốc, cho biết Trung Quốc tin rằng họ có thể tồn tại lâu hơn trong một cuộc chiến kinh tế vì họ đã dành 5 năm qua để củng cố vị thế chống lại Mỹ.

"Bây giờ, ông Trump phải quyết định xem ông ấy có muốn leo thang hay đàm phán với Trung Quốc hay không, và các đối tác thương mại lớn khác của Mỹ phải quyết định họ muốn bắt chước chiến lược kháng cự của Trung Quốc đến mức nào", ông viết trong một lưu ý được công bố trong hôm đầu tuần.

Ông Kroeber cho biết cho đến nay, ông Trump có vẻ không quan tâm đến đàm phán, và Trung Quốc chỉ tập trung vào việc tự vệ thay vì nỗ lực xây dựng liên minh gồm nhiều quốc gia đang chịu tổn hại vì cuộc chiến thương mại của Mỹ.

Theo SCMP
 
Mỹ không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều sản phẩm tiêu dùng mà còn về nhiều hàng hóa trung gian, trong khi các lựa chọn thay thế khó có thể tìm được trên toàn cầu trong ngắn hạn.
Điều này là đúng. Mỹ sẽ ko thể đưa tất cả sản xuất về Mỹ mà chỉ đưa những ngành quan trọng. Những thứ tiêu dùng này, nước nào thay được TQ thì sẽ phất...
 
Mỹ không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều sản phẩm tiêu dùng mà còn về nhiều hàng hóa trung gian, trong khi các lựa chọn thay thế khó có thể tìm được trên toàn cầu trong ngắn hạn.
Điều này là đúng. Mỹ sẽ ko thể đưa tất cả sản xuất về Mỹ mà chỉ đưa những ngành quan trọng. Những thứ tiêu dùng này, nước nào thay được TQ thì sẽ phất...
Tàu giờ có thể phất cờ chống Mỹ. Xem thế giới theo bên nào.
 
Chiến tranh thương mại, dân hai nước đều khổ, quan trọng dân nào chịu khổ giỏi hơn.
Dân Mỹ mà khổ nó có nhiều cách để tác động đến quyền lực của Trump, như bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
Dân Trung Quốc khổ làm gì được Tập?
Nên ván bài này tập cứ xả láng khô máu thôi.

Phân tích của nhà nhận định người Đài Loan, Bắt đầu xem từ đoạn phân tích khá hay
 
Chiến tranh thương mại, dân hai nước đều khổ, quan trọng dân nào chịu khổ giỏi hơn.
Dân Mỹ mà khổ nó có nhiều cách để tác động đến quyền lực của Trump, như bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
Dân Trung Quốc khổ làm gì được Tập?
Nên ván bài này tập cứ xả láng khô máu thôi
Covid thằng nào khổ hơn 🤣 xém tí nữa mấy thằng đệ nó treo mẹ cụ Tập lên rồi
 
Covid thằng nào khổ hơn 🤣 xém tí nữa mấy thằng đệ nó treo mẹ cụ Tập lên rồi
Thế nó treo được chưa :vozvn (19):
Nhưng sau Covid Donald trump thì bị tống cổ khỏi nhà trắng rồi đấy
Còn Trung Quốc nó là ổ dịch, tâm dịch thì dân nó khổ hơn, mà còn không lật được tập
Chiến tranh thương mại dân Mỹ mà khổ thì bầu cử Quốc hội giữa kỳ có lật được cộng hòa không?
 
Thế nó treo được chưa :vozvn (19):
Nhưng sau Covid Donald trump thì bị tống cổ khỏi nhà trắng rồi đấy
Còn Trung Quốc nó là ổ dịch, tâm dịch thì dân nó khổ hơn, mà còn không lật được tập
Chiến tranh thương mại dân Mỹ mà khổ thì bầu cử Quốc hội giữa kỳ có lật được cộng hòa không?
Cái vấn đề là bọn Mĩ nó đéo mua hàng giá rẻ của tàu thì nó mua chỗ khác,đéo phải mỗi thằng tàu bán hàng cho nó. Có thể lên giá tí nhưng quy luật thị trường tự do nó sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp ngay.

Còn tàu đéo bán hàng cho Mĩ thì sẽ có ít nhất 200 triệu thằng tàu đực rựa trên răng dưới dái đéo có cơm ăn,đéo vợ con,đéo tương lai.

Và chỉ cần 1 cú chọc ngoáy thì là đại loạn cho tàu ngay.

Lịch sử bọn tàu mấy ngàn năm mỗi lần nội chiến cũng đa phần do dân đéo có cơm ăn chứ đâu.

Đây những 200 triệu thằng đực rựa
 
Cái vấn đề là bọn Mĩ nó đéo mua hàng giá rẻ của tàu thì nó mua chỗ khác,đéo phải mỗi thằng tàu bán hàng cho nó. Có thể lên giá tí nhưng quy luật thị trường tự do nó sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp ngay.

Còn tàu đéo bán hàng cho Mĩ thì sẽ có ít nhất 200 triệu thằng tàu đực rựa trên răng dưới dái đéo có cơm ăn,đéo vợ con,đéo tương lai.

Và chỉ cần 1 cú chọc ngoáy thì là đại loạn cho tàu ngay.

Lịch sử bọn tàu mấy ngàn năm mỗi lần nội chiến cũng đa phần do dân đéo có cơm ăn chứ đâu.

Đây những 200 triệu thằng đực rựa
Rất chuẩn nếu Trump chỉ đấm Tàu.
Đây Trump đấm cả thế giới, và Tàu có những món hàng chỉ nó mới cung cấp đủ.
Nhìn Triều Tiên và Nga là ví dụ, không bán hàng cho mỹ đấy thì sao :))
Dân 2 nc đấy không lật được thì nó phải chịu khổ, ủn với putin cũng đéo care lắm về vị trí lãnh đạo của mình.
Nhưng dân mỹ mà khổ thì vị trí lãnh đạo của trump chắc chắn lung lay.
Tao là mẽo nô mà nhìn kèo này còn thấy Trung Quốc sẽ ăn :))
 
Rất chuẩn nếu Trump chỉ đấm Tàu.
Đây Trump đấm cả thế giới, và Tàu có những món hàng chỉ nó mới cung cấp đủ.
Nhìn Triều Tiên và Nga là ví dụ, không bán hàng cho mỹ đấy thì sao :))
Dân 2 nc đấy không lật được thì nó phải chịu khổ, ủn với putin cũng đéo care lắm về vị trí lãnh đạo của mình.
Nhưng dân mỹ mà khổ thì vị trí lãnh đạo của trump chắc chắn lung lay.
Tao là mẽo nô mà nhìn kèo này còn thấy Trung Quốc sẽ ăn :))
Đéo có món j mà tàu làm được mà thằng khác ko làm được cả.

Cả cái nền công nghiệp của tàu hiện nay cũng do bọn tư bản phương tây cầm tay chỉ việc cho nó chứ nó có sáng chế ra được cái đéo gì đâu ? Xe điện,pin,bảng quang năng,AI , toàn mấy thằng Mĩ đi trước chế ra tàu nó đem về sx số lượng lớn để giảm giá thành rồi đem bán.

Chỉ cần Mĩ nó đồng ý,bọn tư bản nó biến nền công nghiệp gia công của bọn Ấn ngang ngửa bọn Tàu trong 1 năm.

Ok Mĩ nó đấm toàn thế giới,nhưng nếu cần nó vẫn thả như thằng Mexico ngoan ngoãn nghe lời nó tha ngay
 
Cái vấn đề là bọn Mĩ nó đéo mua hàng giá rẻ của tàu thì nó mua chỗ khác,đéo phải mỗi thằng tàu bán hàng cho nó. Có thể lên giá tí nhưng quy luật thị trường tự do nó sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp ngay.

Còn tàu đéo bán hàng cho Mĩ thì sẽ có ít nhất 200 triệu thằng tàu đực rựa trên răng dưới dái đéo có cơm ăn,đéo vợ con,đéo tương lai.
Và chỉ cần 1 cú chọc ngoáy thì là đại loạn cho tàu ngay.

Lịch sử bọn tàu mấy ngàn năm mỗi lần nội chiến cũng đa phần do dân đéo có cơm ăn chứ đâu.

Đây những 200 triệu thằng đực rựa
Nhưng mà công xưởng như thằng tàu thì còn thằng nào rẻ hơn, VN, Cam ăn đấm còn mạnh hơn.

Như cái máy xúc này



Hàng Tàu nhưng dán mác yêu nước thì mắc x3 lại không bằng hàng nhập Temu Tàu
 
Nhưng mà công xưởng như thằng tàu thì còn thằng nào rẻ hơn, VN, Cam ăn đấm còn mạnh hơn.

Như cái máy xúc này



Hàng Tàu nhưng dán mác yêu nước thì mắc x3 lại không bằng hàng nhập Temu Tàu

Thằng tàu giờ cũng đéo còn là công xưởng nữa rồi,vì chi phí nó cũng cao chưa kể là còn bị áp thuế.

Xu hướng là chuyển dịch sang các nước như Ấn đụ, Bangladesh hoặc Malay, Indonesia rồi. Trước là VN nhưng giờ VN bị đấm như 1 con chó nên tụi nó cũng chạy sạch.

Giờ bọn tư bản cũng khôn đéo dồn hết vào 1 nước nữa,chúng nó dồn về 1 khu vực 2,3 nước gần nhau.

Còn vấn đề giá cả cũng chỉ là thời gian. Giống như giày dép quần áo gia công. Đồ tàu gia công đéo rẻ bằng đồ VN luôn.

Cái này tao biết rõ vì tao từng làm consultation cho Decathlon Pháp. Riêng về giày gia công VN đập chết ăn thịt bọn tàu về giá do nhân công VN rẻ bằng nửa bọn tàu.

Nhưng xu hướng là sẽ chuyển sang Bangladesh hoặc Indo,vì bọn nó còn rẻ hơn VN nữa
 
Thằng tàu giờ cũng đéo còn là công xưởng nữa rồi,vì chi phí nó cũng cao chưa kể là còn bị áp thuế.

Xu hướng là chuyển dịch sang các nước như Ấn đụ, Bangladesh hoặc Malay, Indonesia rồi. Trước là VN nhưng giờ VN bị đấm như 1 con chó nên tụi nó cũng chạy sạch.

Giờ bọn tư bản cũng khôn đéo dồn hết vào 1 nước nữa,chúng nó dồn về 1 khu vực 2,3 nước gần nhau.

Còn vấn đề giá cả cũng chỉ là thời gian. Giống như giày dép quần áo gia công. Đồ tàu gia công đéo rẻ bằng đồ VN luôn.

Cái này tao biết rõ vì tao từng làm consultation cho Decathlon Pháp. Riêng về giày gia công VN đập chết ăn thịt bọn tàu về giá do nhân công VN rẻ bằng nửa bọn tàu.

Nhưng xu hướng là sẽ chuyển sang Bangladesh hoặc Indo,vì bọn nó còn rẻ hơn VN nữa
giờ thì thấy tờ 1 triệu vnd màu cứt r
 
Thằng tàu giờ cũng đéo còn là công xưởng nữa rồi,vì chi phí nó cũng cao chưa kể là còn bị áp thuế.

Xu hướng là chuyển dịch sang các nước như Ấn đụ, Bangladesh hoặc Malay, Indonesia rồi. Trước là VN nhưng giờ VN bị đấm như 1 con chó nên tụi nó cũng chạy sạch.

Giờ bọn tư bản cũng khôn đéo dồn hết vào 1 nước nữa,chúng nó dồn về 1 khu vực 2,3 nước gần nhau.

Còn vấn đề giá cả cũng chỉ là thời gian. Giống như giày dép quần áo gia công. Đồ tàu gia công đéo rẻ bằng đồ VN luôn.

Cái này tao biết rõ vì tao từng làm consultation cho Decathlon Pháp. Riêng về giày gia công VN đập chết ăn thịt bọn tàu về giá do nhân công VN rẻ bằng nửa bọn tàu.

Nhưng xu hướng là sẽ chuyển sang Bangladesh hoặc Indo,vì bọn nó còn rẻ hơn VN nữa
Decathlon sau 2020 t thấy hàng made in Vietnam nhiều chứ t cũng mua nhiều đồ của thằng này ở aeon tân phú với mua online toàn made in china
 
Tàu giờ có thể phất cờ chống Mỹ. Xem thế giới theo bên nào.
một thằng sản xuất dư thừa, đe dọa sản xuất thế giới. Một đứa thì là nơi tiêu thụ hàng hóa thế giới. Khỏi nói cũng biết bên nào thắng rồi. Tàu muốn lôi kéo nhiều nước trừ khi Tàu trở thành quốc gia tiêu thụ hàng hóa thay Mỹ. Nhưng chuyện này là ko thể nào
 

Bài xã luận của tờ Nhân dân Nhật báo khuyến khích cả nước 'vượt qua bão tố', đảm bảo rằng Trung Quốc đã chuẩn bị để chống lại thuế quan của Mỹ bằng các biện pháp 'phi thường'.​


Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất đồ chơi trẻ em tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tây. Bắc Kinh đã kêu gọi đoàn kết trên toàn quốc sau khi chính quyền tung ra một loạt các biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất đồ chơi trẻ em tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tây. Bắc Kinh đã kêu gọi đoàn kết trên toàn quốc sau khi chính quyền tung ra một loạt các biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc đã kêu gọi cả nước “vượt qua bão tố cùng nhau” trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang với chính quyền “thất thường” của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông cảnh báo rằng Bắc Kinh đã tính toán sai lầm khi đáp trả thuế quan mới của ông.

Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng ******** Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận trên trang nhất trong hôm 7/4, giải thích lý do của Trung Quốc đằng sau quyết định đáp trả thuế đối ứng của ông Trump.

Bài xã luận cho biết Trung Quốc sẽ “kiên quyết” tập trung vào hoạt động trong nước nhằm biến những thách thức từ các biện pháp thuế quan của Nhà Trắng thành một cơ hội chiến lược, đồng thời báo hiệu một loạt các công cụ chính sách tiềm năng để giảm thiểu những cú sốc đối với nền kinh tế số 2 thế giới do căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ.

Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một loạt thông báo về biện pháp đối phó vào thứ Sáu tuần trước, đáng chú ý là áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, để trả đũa cho các khoản thuế mới nhất của Mỹ nhằm vào các sản phẩm của Trung Quốc, được các nhà quan sát mô tả là một phản ứng "hoành tráng" vượt quá mong đợi.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn đầu tiên của Mỹ đáp trả lại mức thuế "Ngày giải phóng" của ông Trump được công bố vào thứ Tư tuần trước, làm dấy lên lo ngại về phản ứng tiếp theo từ Washington và sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa hai cường quốc.

Cổ phiếu Trung Quốc lao dốc trong ngày giao dịch đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh tung ra biện pháp thuế trả đũa. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa giảm hơn 7,3% trong hôm đầu tuần, thúc đẩy công ty quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc Central Huijin Investment tăng cường nỗ lực ổn định thị trường.

Bài báo cho biết "việc lạm dụng" thuế quan của Mỹ sẽ tác động đến Trung Quốc nhưng "trời sẽ không sập".

Trung Quốc đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, với xuất khẩu sang Mỹ tính trên tổng lượng hàng xuất khẩu giảm xuống còn 14,7% vào năm 2024 từ mức 19,2% vào năm 2018, theo bài báo.

"Sự sụt giảm trong xuất khẩu sang Mỹ sẽ không dẫn đến tác động phá vỡ nền kinh tế chung của (chúng ta)", bài báo cho biết.

Ngược lại, cơ quan ngôn luận của Đảng ******** cảnh báo rằng Mỹ không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều sản phẩm tiêu dùng mà còn về nhiều hàng hóa trung gian, trong khi các lựa chọn thay thế khó có thể tìm được trên toàn cầu trong ngắn hạn.

Bài bình luận lập luận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ổn định và được cải thiện, điều này mang lại cho quốc gia này sự tự tin và nền tảng để chống lại cú sốc thuế quan đến từ Mỹ.

"Trước những động thái thất thường và áp lực cực độ của Mỹ, chúng ta không đóng cửa đàm phán nhưng cũng không nuôi dưỡng ảo tưởng. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho mọi cú sốc", bài xã luận cho biết. “Sự thống nhất về mục đích sẽ dẫn đến chiến thắng và cùng nhau vượt qua bão tố sẽ mang lại thịnh vượng”.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố danh sách các nước bị áp thuế đối ứng trong tuần trước. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố danh sách các nước bị áp thuế đối ứng trong tuần trước. Ảnh: Reuters.

Không nhượng bộ

Nhưng ông Trump không có dấu hiệu lùi bước sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp trả đũa.

Nhà lãnh đạo Mỹ hôm 6/4 cho biết ông "sẽ không đạt thỏa thuận" với Trung Quốc trừ khi khoảng cách thương mại "hàng trăm tỷ USD" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được giải quyết.

"Tôi sẵn sàng đạt thỏa thuận nhưng họ phải giải quyết được thặng dư của mình...Trung Quốc hiện đang phải chịu một đòn giáng mạnh vì mọi người đều biết chúng tôi đúng", ông nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một.

Trung Quốc "đã thay đổi quyết định" về thỏa thuận bán hoạt động của TikTok tại Mỹ do thuế quan, ông Trump nói với các phóng viên. Ông nói thêm: "Nếu tôi giảm một chút thuế quan, họ sẽ chấp thuận thỏa thuận đó trong vòng 15 phút, điều đó cho thấy sức mạnh của thuế quan".

Biến thách thức thành cơ hội

Bài viết của Nhân dân Nhật báo tuyên bố rằng Bắc Kinh đã tích lũy được "kinh nghiệm phong phú" sau 8 năm chiến tranh thương mại với Washington.

"Mặc dù thị trường quốc tế nhìn chung coi các biện pháp thuế quan của Mỹ là vượt quá mong đợi, nhưng chúng ta đã dự đoán trước một đợt đàn áp kinh tế và thương mại mới từ Mỹ", ấn phẩm chính thức này cho biết, đồng thời nói thêm rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã chuẩn bị "nhiều kế hoạch dự phòng".

"Chúng ta nên kiên quyết tập trung vào các vấn đề của riêng mình và điều chỉnh các cơ cấu kinh tế trong nước để ứng phó với những thay đổi bên ngoài", ấn phẩm này cho biết.

Bài xã luận cho biết Bắc Kinh sẽ ưu tiên tăng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước như một "chiến lược dài hạn" trong bối cảnh không gian cho thương mại với Mỹ đang thu hẹp.

Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc vẫn còn "nhiều dư địa" để triển khai các chính sách tiền tệ, chẳng hạn như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính và lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương, cũng như các công cụ về thâm hụt tài khóa, trái phiếu đặc biệt và trái phiếu chính phủ, cùng với các biện pháp "phi thường" để thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

"Chúng ta có thể biến khủng hoảng thành cơ hội và tiến lên vững chắc", bài viết cho biết thêm.

Arthur Kroeber, đối tác sáng lập của Gavekal Dragonomics, một công ty nghiên cứu kinh tế tập trung vào Trung Quốc, cho biết Trung Quốc tin rằng họ có thể tồn tại lâu hơn trong một cuộc chiến kinh tế vì họ đã dành 5 năm qua để củng cố vị thế chống lại Mỹ.

"Bây giờ, ông Trump phải quyết định xem ông ấy có muốn leo thang hay đàm phán với Trung Quốc hay không, và các đối tác thương mại lớn khác của Mỹ phải quyết định họ muốn bắt chước chiến lược kháng cự của Trung Quốc đến mức nào", ông viết trong một lưu ý được công bố trong hôm đầu tuần.

Ông Kroeber cho biết cho đến nay, ông Trump có vẻ không quan tâm đến đàm phán, và Trung Quốc chỉ tập trung vào việc tự vệ thay vì nỗ lực xây dựng liên minh gồm nhiều quốc gia đang chịu tổn hại vì cuộc chiến thương mại của Mỹ.

Theo SCMP
vô sản thế giới đoàn kết đi theo lá cờ đỏ 5 ngôi sao vàng của bác Tập thôi

thế giới bỏ đồng USD quay sang tiêu đồng NDT

Chumpet sướng trợn mắt, chuyển sang thành Tập Pét
 
Mẽo ngu l, thời obama bai đần đấm mạnh như vầy là khoẻ r, giờ đấm thì khựa đấm lại luôn, để em ai knockout trc
 

Có thể bạn quan tâm

Top