đéo có hình chó nó tin
Địt Bùng Đạo Tổ
Việt Nam sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa hợp tác khoa học, công nghệ với Trung Quốc, trong đó tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ về vốn.
Trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có đánh giá về tiềm năng hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam - Trung Quốc trong thực hiện mục tiêu của mỗi nước, đặc biệt là với Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình.Phó Thủ tướng cho biết, sau hơn 45 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Từ chỗ là một nước đi sau, đến nay đã trở thành một cường quốc khoa học công nghệ, với vị trí thứ 3 thế giới về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sáng chế.
Đặc biệt gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp công bố nhiều thành tựu công nghệ nổi bật trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, robot tự động, chip bán dẫn, công nghệ vũ trụ... khiến thế giới phải thán phục.

Robot làm việc tại một quầy thu ngân trong siêu thị ở Trung Quốc. Ảnh: Agibot
Chỉ trong hơn 40 năm, Trung Quốc đã đi được chặng đường mà nhiều quốc gia khác phải mất hơn 2 thế kỷ.
Với Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết, Đảng và Nhà nước luôn đề cao và đặc biệt coi trọng vai trò mang tính quyết định của khoa học công nghệ đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành nhiều văn kiện chính trị quan trọng thể hiện tinh thần này, đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Trong đó nhấn mạnh quan điểm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.
Để góp phần thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn phát huy những lợi thế hiện có về nguồn lao động dồi dào với chất lượng ngày càng nâng cao, cơ chế chính sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện, thị trường giàu tiềm năng về đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D).
Ngoài ra, Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ cao, công nghệ then chốt.
"Thành công của Trung Quốc đã tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các lực lượng tiến bộ thế giới, mang lại cơ hội phát triển mới cho quá trình hiện đại hóa của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tiềm năng, không gian hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam và Trung Quốc là hết sức to lớn", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Việt Nam sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa hợp tác khoa học, công nghệ với Trung Quốc, trong đó mong muốn Trung Quốc tăng cường hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ về vốn.
"Chất xúc tác" cho quan hệ Việt - Trung
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm tháng 8/2024, lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước đã thống nhất xác định năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc” nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Phó Thủ tướng cho rằng, đây là nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước, ra đời trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung sau khi được nâng tầm lên định vị mới “Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược” có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện theo định hướng “6 hơn”.
Theo ông, Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc là dịp để hai bên ôn lại những chặng đường và tri ân công lao to lớn của thế hệ lãnh đạo tiền bối hai Đảng, hai nước. Trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đích thân gây dựng và dày công vun đắp, hình thành nên “mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”, đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày nay.

Chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 tổ chức tại Quảng trường Bắc Sơn, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ảnh: Báo Lào Cai
Năm giao lưu nhân văn là động lực và là cơ hội để hai bên cùng nhau đẩy mạnh hơn nữa hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch; phối hợp triển khai giao lưu hữu nghị. Các tầng lớp nhân dân hai nước hiểu biết đầy đủ hơn về văn hóa, đất nước, con người của nhau. Thế hệ trẻ hai nước tiếp bước cha anh, kế thừa, gìn giữ và không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp của tình hữu nghị truyền thống - tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt - Trung.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, năm giao lưu nhân văn là “chất xúc tác”, chất keo gắn kết để các ban, bộ, ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân hai nước tăng cường phối hợp và hiểu biết lẫn nhau. Qua đó, mang lại nhiều hơn nữa những thành quả thực chất cho quan hệ song phương, đóng góp thiết thực cho sự phát triển giàu mạnh, phồn vinh của mỗi nước trong kỷ nguyên mới, thời đại mới.
Từ những hoạt động và kết quả trên, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng, sẽ góp phần củng cố, làm vững chắc nền tảng xã hội của quan hệ song phương, tạo không khí tích cực, tin cậy, có lợi cho việc kiểm soát bất đồng, đàm phán giải quyết hiệu quả vấn đề tồn tại.

Trong kỷ nguyên mới, Việt Nam muốn Trung Quốc chuyển giao công nghệ
Việt Nam sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa hợp tác khoa học, công nghệ với Trung Quốc, trong đó tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ về vốn.