Trump doạ "vứt Ukraine bỏ chợ", Nga điềm đạm gồng lỗ

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
Minh PhươngDương Đăng thứ hai, 28/04/2025 - 06:58

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn có một thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, Kiev sẵn sàng ngừng bắn ngay lập tức, nhưng Moscow dường như muốn nhiều hơn thế.​

Mỹ dọa rút khỏi hòa đàm Ukraine: Cuộc đua ai nháy mắt trước

Trong một dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu mất dần kiên nhẫn, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 18/4 tuyên bố, Washington có thể từ bỏ nỗ lực trung gian đàm phán hòa bình Ukraine.

"Nếu không thể chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, chúng tôi cần từ bỏ. Cần phải xác định ngay tại đây, trong vòng vài ngày, liệu có đạt được thỏa thuận hòa bình trong thời gian ngắn không. Chúng tôi sẽ không tiếp tục nỗ lực này trong nhiều tuần và nhiều tháng liên tục", ông Rubio tuyên bố sau cuộc hội đàm với đại diện của Ukraine và một số nước châu Âu khác tại Paris hôm 18/4.
Marco Rubio Is Confirmed by Senate as Secretary of State - The New York  Times

Rubio nhấn mạnh: "Đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi. Chúng tôi không phát động cuộc chiến này. Mỹ đã giúp đỡ Ukraine trong 3 năm qua và chúng tôi muốn nó kết thúc, nhưng đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi".

Một quan chức Mỹ mô tả bình luận của Ngoại trưởng Rubio phản ánh mối lo ngại của Tổng thống Trump rằng cuộc chiến này có thể sớm bị coi là "cuộc chiến của chính quyền Trump" nếu những nỗ lực hòa đàm không thành công.

Tổng thống Trump sau đó cũng xác nhận: "Chúng tôi muốn hoàn tất điều này một cách nhanh chóng. Nhưng nếu vì lý do nào đó, một trong hai bên gây khó khăn lớn, chúng tôi sẽ nói thẳng các vị thật ngốc nghếch, tồi tệ và chúng tôi sẽ rút lui. Nhưng hy vọng điều đó không xảy ra". Ông từ chối nêu rõ thời hạn còn lại để giải quyết xung đột Ukraine là bao lâu.

Những phát biểu này cũng cho thấy đàm phán hòa bình Nga - Ukraine không đơn giản như ông Trump từng tuyên bố có thể chấm dứt cuộc xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ.
Can Trump-Zelensky Vatican talks bring Ukraine peace?

Ông đã gây sức ép buộc cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán, đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga hoặc chấm dứt hàng tỷ USD hỗ trợ quân sự của cho Ukraine.

Cả Ukraine và Nga đều tham gia cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian tại Ả rập Xê út và đạt được đồng thuận về lệnh ngừng bắn một phần, nhưng không có gì hơn thế nữa. Các cuộc đàm phán kéo dài khiến nhà lãnh đạo Mỹ mất dần kiên nhẫn.

Sự mất kiên nhẫn bộc lộ ngay từ cuộc hội đàm bị coi là "thảm họa" giữa ông và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng (ảnh dưới) tháng 2. Tiếp đến là những cuộc hội đàm con thoi của phái đoàn Mỹ với cả Nga và Ukraine, nhưng đến nay, ông Trump vẫn chưa thể đạt được mục tiêu ngừng bắn toàn diện ở Ukraine và cũng chưa có được một thỏa thuận khoáng sản mà ông mong muốn với Kiev.
Investors unnerved by heated Trump-Zelensky Oval Office showdown | Reuters


Có ý kiến cho rằng, ông Trump mất dần kiên nhẫn do chiến lược "câu giờ" của Nga, trong khi số khác nhận định cảnh báo mới nhất của Washington nhằm gây sức ép buộc Ukraine nhượng bộ.

Cuộc đua "ai nháy mắt trước" ngầm chỉ liệu bên nào sẽ mất kiên nhẫn trước trong các cuộc đàm phán về cuộc chiến Ukraine.
Mỹ dọa rút khỏi hòa đàm Ukraine: Cuộc đua ai nháy mắt trước - 1

Bước đi tiếp theo của Mỹ
theo phân tích của trang Spectator, chính quyền Tổng thống Trump hiện tại có 3 lựa chọn chính sau tuyên bố dọa từ bỏ nỗ lực trung gian đàm phán.

Lựa chọn đầu tiên là theo đuổi kế hoạch như ban đầu nhưng với các điều khoản nhẹ nhàng hơn. Mặc dù điều này có vẻ bất khả thi bởi cả Nga và Ukraine đều không sẵn sàng nhượng bộ.

Đối với những người phản đối Nga ở Washington, đây sẽ là hướng đi tồi tệ nhất mà ông Trump có thể thực hiện vì hoàn toàn có khả năng ông sẽ đáp ứng một số yêu cầu cốt lõi của Nga. Nó cũng sẽ gây ra một loạt vấn đề giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, những người sẽ lên tiếng phản đối một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Moscow.

Lựa chọn thứ hai mà ông Trump có thể thực hiện là đình chỉ các cuộc đàm phán và siết lệnh trừng phạt đối với Nga. Vào tháng 3, ông đã dọa áp thuế quan thứ cấp đối với dầu mỏ của Nga nếu không đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine.

Tuy nhiên, dù đã gia hạn các lệnh trừng phạt, ông Trump hiện vẫn chưa có động thái nào để tăng cường các lệnh trừng phạt Nga. Ngoại trưởng Rubio và Đặc phái viên Mỹ về Nga và Ukraine Keith Kellogg (ảnh dưới) được cho là đã thúc đẩy một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Nga, nhưng ông Witkoff phản đối.
Trump names retired general Keith Kellogg as envoy for Ukraine and Russia


Trong mọi trường hợp, sẽ rất khó để Tổng thống Trump tăng đáng kể các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Nga vì ông đã áp đặt mức thuế 145% đối với nước nhập khẩu năng lượng hàng đầu của Nga là Trung Quốc.

Cách hiệu quả hơn nhiều sẽ là tiếp tục viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine bởi chỉ khi tin rằng Ukraine có thể chiến đấu vô thời hạn và thành công thì Nga mới thực sự sẵn sàng đàm phán. Tuy vậy, nguồn viện trợ của Mỹ sẽ sớm lâm vào tình trạng báo động.

Khi này, chính quyền sẽ cần quốc hội duyệt gói viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD khác, tương tự những gì chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden (ảnh dưới: trái) làm trong nhiệm kỳ của mình, và về cơ bản, điều đó đi ngược lại khẩu hiệu khi tranh cử của ông Trump.
'One year later, Kyiv stands,' Biden says on surprise trip to Ukraine


Lựa chọn thứ ba của ông Trump có thể là từ bỏ hoàn toàn và giao lại vấn đề Ukraine cho châu Âu. Có ý kiến cho rằng, việc để Ukraine và châu Âu tự quyết sẽ tốt hơn là ép buộc Ukraine ký một thỏa thuận hòa bình mà họ phải chịu bất lợi.

Về mặt chiến lược, điều này sẽ đặt châu Âu vào thế khó để chứng minh rằng họ có thể đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Hiện tại, các cuộc đàm phán hòa bình về mặt kỹ thuật vẫn đang diễn ra, nhưng chỉ trong thời gian ngắn Mỹ sẽ phải chuẩn bị cho thời điểm mà ngoại giao không còn tác dụng nữa.
Mỹ dọa rút khỏi hòa đàm Ukraine: Cuộc đua ai nháy mắt trước - 2

Nga không vội
Nga dường như không quá bận tâm nếu Mỹ thực sự từ bỏ nỗ lực trung gian hòa đàm.

Theo các nhà phân tích, triển vọng hòa đàm Nga - Ukraine lúc này phụ thuộc vào việc liệu Nga có sẵn sàng hạ thấp những điều kiện hòa bình nêu ra từ mùa hè năm ngoái hay không.

Russia hosts Taliban officials for high-profile Afghanistan talks | Euronews


Tháng trước, báo Washington Post dẫn nội dung một văn bản được cho là tài liệu chiến thuật đàm phán của Nga. Tài liệu được một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Moscow thân cận với Cơ quan An ninh Liên bang Nga biên soạn vào tháng 2, nêu ra những yêu cầu tối đa của Nga đối với bất kỳ kịch bản chấm dứt xung đột nào ở Ukraine.

Theo đó, tài liệu cho rằng, Nga nên nỗ lực làm suy yếu vị thế đàm phán của Mỹ về Ukraine bằng cách khơi dậy căng thẳng giữa chính quyền ông Trump với các quốc gia khác, trong khi thúc đẩy nỗ lực nhằm phá vỡ chính quyền Ukraine.

Tài liệu nêu rõ: "Một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine không thể xảy ra trước năm 2026". Việc trì hoãn này được cho là bởi Nga muốn có vị thế tốt hơn nữa trên bàn đàm phán bằng cách giành thêm lãnh thổ ở Ukraine. Các nhà phân tích Ukraine dự đoán một cuộc tấn công nhiều hướng có thể kéo dài 6-9 tháng.

Tài liệu cũng bác bỏ bất kỳ kế hoạch nào về việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine như đề xuất hiện nay của một số nước NATO.

Tài liệu nhấn mạnh việc công nhận chủ quyền của Nga đối với các lãnh thổ Ukraine mà nước này đã kiểm soát, và đề nghị lập một vùng đệm ở Đông Bắc Ukraine, cũng như một khu phi quân sự ở miền nam Ukraine gần bán đảo Crimea.

Nếu như việc trì hoãn có lợi cho Moscow, câu hỏi đặt ra là tại sao Nga lại đề xuất một thời hạn cụ thể thay thì kéo dài vô thời hạn?

Hơn nữa, một số ý kiến cho rằng, sự mất kiên nhẫn của Washington phần nào mang động cơ chính trị nội bộ, nếu xét đế việc ông Trump từng cam kết trong chiến dịch tranh cử về việc nhanh chóng kết thúc xung đột.

"Nga sẽ không hy sinh lợi ích hoặc an ninh của mình để giúp ông Trump giải quyết các vấn đề chính trị trong nước", giám đốc Feodor Voitolovsky (ảnh dưới) Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế ở Moscow, nhận định. Ông cũng cho rằng nếu Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán Ukraine, Nga sẽ phải tạo điều kiện cho một tiến trình ngoại giao bằng cách sử dụng vũ lực mới.
IMEMO Director Feodor Voitolovsky: A new system of coordinates is a  challenge for the modern world order


Để tiếp tục trì hoãn, chiến thuật của Nga sẽ là tìm cách xoa dịu chính quyền Trump bằng những nhượng bộ hạn chế ví dụ như lệnh ngừng tấn công hạ tầng năng lượng vừa hết hiệu lực hay đơn phương ban bố một lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh.

"Hiện tại, Moscow và Washington dường như không thể hoặc không muốn thực hiện những bước đi có ý nghĩa đối với nhau, nhưng không bên nào muốn thừa nhận thất bại hoặc gây ra một vòng xoáy leo thang mới. Đây là một trò chơi chờ đợi: ai sẽ chớp mắt trước? Sự bế tắc đó sẽ không kéo dài mãi mãi. Ông Trump có thể sẽ sớm đưa ra quyết định viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong khi Nga sẽ phát động một cuộc tấn công xuân hè", Sergey Poletaev, chuyên gia người Nga về quan hệ quốc tế và là cộng tác viên của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, nhận định.
Mỹ dọa rút khỏi hòa đàm Ukraine: Cuộc đua ai nháy mắt trước - 3

Ukraine trước sức ép nhượng bộ
Cựu Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Daniel Fried cho biết, hiện không rõ tuyên bố của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Rubio thực sự hàm ý điều gì, liệu Washington có ý định từ bỏ hay đây chỉ một chiến thuật đàm phán của ông Trump.

"Rời đi có nghĩa là gì? Rời khỏi Ukraine? Rút lại sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine? Để Ukraine tự xoay xở. Hay có nghĩa là rời khỏi các cuộc đàm phán và sau đó quyết định gây thêm áp lực lên Nga và tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Ngôn từ của ông ấy có thể được hiểu theo cả hai cách", Fried (ảnh dưới) thành viên của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết.
Daniel Fried: Main thing Georgia can do is build its democracy,  institutions and prosperity - 1TV


Một nguồn tin thân cận với chính phủ Ukraine bày tỏ lo ngại rằng việc ông Trump đe dọa rút khỏi tiến trình đàm phán có thể dẫn đến việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine.

Hiện không có cuộc thảo luận nghiêm túc nào tại Nhà Trắng hoặc quốc hội Mỹ về việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong khi các gói viện trợ đã được phê duyệt dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden sắp hết hạn. Các quan chức châu Âu nói rằng họ thậm chí chưa nhận được cam kết nào từ Mỹ về việc tiếp tục chia sẻ tình báo rộng rãi cho Ukraine.

ngày 17 tháng 4 năm 2025 Mỹ và Ukraine đã ký một biên bản ghi nhớ, để thành lập một quỹ đầu tư cho việc tái thiết Ukraine như một phần của thỏa thuận đối tác kinh tế. Mục đích là hoàn tất thỏa thuận trước ngày 26/4, theo bản ghi nhớ do chính phủ Ukraine công bố.
Zelensky Urges Trump to Help Defend Ukraine Against Russia - The New York  Times

Cả hai nước đã sẵn sàng ký một thỏa thuận hợp tác về tài nguyên thiên nhiên vào tháng 2, song đề xuất đã bị trì hoãn sau màn tranh cãi nảy lửa giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Ukraine Zelensky tại Nhà Trắng hồi tháng 2.

Mặc dù các chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo báo cáo của BBC, thỏa thuận đã mở rộng ra ngoài khoáng sản để kiểm soát cơ sở hạ tầng năng lượng cũng như dầu khí của Ukraine.

Zelensky đã hy vọng sẽ sử dụng thỏa thuận này để có được đảm bảo an ninh của Mỹ trong trường hợp đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Ông đã nói với các nhà lãnh đạo châu Âu vào tháng trước rằng "một lệnh ngừng bắn mà không có đảm bảo an ninh là nguy hiểm cho Ukraine".

Với việc đã mất một phần đáng kể lãnh thổ của Ukraine, Zelensky không muốn đi vào lịch sử với tư cách là nhà lãnh đạo đã hợp pháp hóa những tổn thất đó, điều này có thể sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.

Zelensky đã sẵn sàng đóng băng cuộc xung đột nhưng không từ bỏ quyền tái vũ trang và tái huy động lực lượng Ukraine, đây cũng là lập trường mà Pháp và Anh theo đuổi. Họ tin rằng nếu các yêu cầu của Nga được chấp nhận, nó sẽ viết lại cấu trúc an ninh của châu Âu. Do đó, các cường quốc châu Âu muốn Ukraine tiếp tục chiến đấu hơn là thỏa thuận hòa bình với Nga.

Điều đáng nói là thời gian dường như không đứng về phía Ukraine. Ukraine đang chịu áp lực trong tuần này phải phản hồi một loạt ý tưởng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách chấm dứt cuộc xung đột với Nga, bao gồm Washington công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và bác khả năng của Ukraine gia nhập NATO
 

Có thể bạn quan tâm

Top