Don Jong Un
Địt xong chạy


Bố cục tổng thể “Năm trong một” (Ngũ vị nhất thể) như một cây đại thụ cao chọc trời: Xây dựng kinh tế là “bộ rễ”, cắm vào đất hấp thu chất dinh dưỡng, tạo nền móng phát triển bằng công nghiệp và công nghệ; Xây dựng chính trị là “thân cây”, hiệu chỉnh phương hướng phát triển bằng chế độ và pháp trị; Xây dựng văn hóa là “cành lá”, ngưng tụ năng lượng tinh thần, phóng thích sức sống phát triển bằng kế thừa văn hóa và vun đắp giá trị quan; Xây dựng xã hội là “trái quả” phản hồi nhân dân bằng các thành quả an sinh xã hội như giáo dục, y tế, v.v., để quần chúng nhân dân được hái quả ngọt; Xây dựng văn minh sinh thái là “thổ nhưỡng”, tẩm bộ cho bộ rễ, phát triển vĩnh viễn.
Bộ rễ phát triển thì thân cây to khỏe, cành lá xum xuê thì trái quả ngọt thơm, trong khi đó thổ nhưỡng phì nhiêu sẽ quyết định sinh thái tổng thể. Trong quá trình xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc, kinh tế xây chắc nền móng, chính trị quyết định định hướng, văn hóa hun đúc linh hồn, xã hội mang lại lợi ích phổ quát cho người dân, sinh thái được bảo vệ vững chắc, “Năm trong một” cùng tạo nên Trung Quốc như một cây lớn bốn mùa xanh tươi, thành quả mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân.
“Năm trong một” là gì? - Cấu trúc hệ thống trong xây dựng hiện đại hóa
Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội XIX Đảng ******** Trung Quốc năm 2027 đề xuất, trù tính chung thúc đẩy bố cục tổng thể “Năm trong một”, cụ thể là trù tính chung thúc đẩy năm phương diện “xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hóa, xây dựng xã hội, xây dựng văn minh sinh thái”. Đây là quyết sách chiến lược của Đảng cầm quyền Trung Quốc đưa ra trong quá trình quản lý đất nước, cốt lõi của nó nằm ở chỗ, phá bỏ mô hình tăng trưởng kinh tế với góc nhìn đơn nhất, coi xây dựng hiện đại hóa là chỉnh thể hữu cơ để tiến hành lên bố cục và thúc đẩy.
Xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, có vị trí mang tính căn bản trong xây dựng hiện đại hóa, cung cấp nền tảng vật chất cho các lĩnh vực khác. Trong bố cục phát triển mới của Trung Quốc, lấy phát triển chất lượng cao làm mục tiêu, lấy chế tạo thông minh, kinh tế số làm động cơ, thúc đẩy hội nhập giữa công nghiệp hóa, thông tin hóa và công nghệ xanh, cùng với bảo vệ môi trường sinh thái hình thành sự thúc đẩy hai chiều “chuyển đổi mô hình kinh tế hỗ trợ phát triển xanh - công nghệ xanh hỗ trợ trở lại cho nâng cấp ngành nghề”.

Xây dựng chính trị có chức năng bảo đảm chế độ. Thông qua hoàn thiện hệ thống pháp trị và thực tiễn dân chủ nhân dân xuyên suốt quá trình, Trung Quốc đảm bảo chính sách kinh tế được thực hiện, kế thừa văn hóa được quy phạm, quản lý xã hội có trật tự.

Xây dựng văn hóa gánh vác vai trò dẫn dắt tinh thần. Trung Quốc ngưng tụ nhân thức chung trong xã hội bằng văn hóa truyền thống ưu tú và giá trị quan cốt lõi của chủ nghĩa xã hội (giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tự do, bình đẳng, công bằng, pháp trị, yêu nước, yêu nghề, thành tín, thân thiện), cung cấp động lực văn hóa cho chuyển đổi mô hình kinh tế, hỗ trợ trở lại cho xây dựng chính trị và xã hội bằng thực lực mềm của quốc gia.

Xây dựng xã hội có chức năng là cỗ máy ổn định dân sinh. Ví dụ, hệ thống bảo hiểm xã hội có quy mô lớn nhất thế giới với bảo hiểm dưỡng lão che phủ 1,1 tỷ người, bảo hiểm y tế với 1,3 tỷ người cũng như khoản vay cho hộ nông dân với 10 nghìn tỷ NDT, đã thể hiện sự hiệp đồng về tài nguyên trong xây dựng kinh tế và xã hội, tạo môi trường xã hội ổn định cho phát triển bền vững kinh tế.

Xây dựng văn minh sinh thái là nền tảng của phát triển bền vững. Nhằm bảo đảm an ninh sinh thái, phòng ngừa khai thác và phá hoại môi trường quá mức, Trung Quốc hoạch định gần 1/3 (32,9%) không gian đất đai trên cả nước làm thành “lằn ranh đỏ bảo vệ sinh thái”, trong khu vực lằn ranh đỏ che phủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng rậm, đồng cỏ, đất ngập nước, sa mạc, sông băng, v.v.. Ngoài ra, Trung Quốc còn đã hoạch định “lằn ranh đỏ đồng ruộng cơ bản vĩnh cửu” nhằm bảo đảm “bát cơm của người Trung Quốc được bưng chắc trên tay mình”, và “lằn ranh cảnh giới phát triển thành thị và nông thôn” nhằm phòng ngừa mở rộng vô hạn thành thị và nông thôn. “Ba lằn ranh” này đã làm cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện “vừa cần núi vàng núi bạc, cũng cần non xanh nước biếc”

Hơn 10 năm qua, thông qua bố cục kép và thực tiễn quản lý của “Năm trong một”, Trung Quốc trong khi giữ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 6%, tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP cũng giảm xuống 26 %, chỉ số hạnh phúc của người dân tăng 18 điểm phần trăm, thể hiện hiệu ích đa chiều trong phát triển chất lượng cao.
Phẩm chất văn minh vượt qua “câu chuyện của phương Tây”
Khác với mô hình “chủ nghĩa cá nhân + thúc đẩy vốn” trong hiện đại hóa kiểu phương Tây, bố cục “Năm trong một” tìm ra một con đường mới hiện đại hóa vượt mô hình công nghiệp hóa truyền thống. Lý thuyết hiện đại hóa truyền thống lấy “công nghiệp hóa, thành thị hóa, thị trường hóa” làm tiêu chuẩn, nhưng lại xem nhẹ công bằng xã hội, bảo vệ sinh thái và kế thừa văn hóa, và đã phải trả giá. Trung Quốc cũng từng trải qua những việc phá hoại môi trường và mâu thuẫn xã hội do tăng trưởng kinh tế kiểu dàn trải gây ra. Thông qua tổng kết kinh nghiệm trong nước và bài học trên toàn cầu, Trung Quốc đã đưa ra bố cục hiện đại hóa “Năm trong một”, nhằm phá giải cục diện khó khăn “ô nhiễm trước, quản lý sau”, tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Việc tìm tòi con đường hiện đại hóa của Trung Quốc đã chứng minh, quốc gia đi sau hoàn toàn có thể tránh được mô hình của phương Tây là cướp bóc thực dân hay khai thác quá mức tài nguyên, thông qua tự chủ tìm kiếm đã thực hiện phát triển bền vững xanh. Và bố cục này đã cắm rễ sâu vào truyền thống văn hóa ưu tú Trung Quốc:
Một là, tư duy hệ thống: Tác phẩm “Kinh Dịch” kinh điển cổ xưa của Trung Quốc nhấn mạnh sự chung sống hài hòa, dựa vào nhau giữa các sự vật khác nhau. Năm lĩnh vực lớn trong bố cục tổng thể không tồn tại độc lập, mà cùng nhau thúc đẩy tiến lên, thể hiện quan niệm hệ thống trong văn hóa truyền thống.
Hai là, tư tưởng dân là gốc: Tác phẩm “Mạnh Tử” trong kinh điển của Nho gia nêu ra quan điểm “dân vi quý”, chủ trương lợi ích của người dân là trên hết, cho rằng nhân dân là nền tảng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước. Xây dựng xã hội trong “Năm trong một” tập trung vào những vấn đề nổi cộm trong an sinh xã hội, thể hiện rõ logic quản lý “chính phủ có trách nhiệm”. Quan niệm cầm quyền “Lấy nhân dân làm trung tâm” của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc chính là sự kế thừa và phát triển tư tưởng dân là gốc trong truyền thống.
Ba là, chuẩn tắc đạo bền vững: Trung Quốc từ thời cổ xưa đã đề xướng các quan điểm “thủ chi hữu độ, dụng chi hữu tiết” (lấy có chừng mực, dùng cần tiết kiệm), “tử điếu nhi bất cương, dặc bất xạ túc” (nghĩa là: khi câu cá không dùng lưới lớn để tránh đánh bắt quá mức, khi săn bắn không bắn vào tổ hoặc nơi chim thú dừng nghỉ, thể hiện sự tôn trọng đối với sinh mệnh). Xây dựng văn minh sinh thái kết nối với quan điểm tiết chế tài nguyên thời cổ đại, nhấn mạnh con người và thiên nhiên là cộng đồng chung vận mệnh, xây dựng hiện đại hóa con người và thiên nhiên chung sống hài hòa.
Kế thừa văn hóa ưu tú Trung Hoa 5000 năm chứa đựng trí tuệ phong phú, là nguồn suối trong tư tưởng quản lý đất nước của Tổng Bí thư Tập Cận Bình
Giá trị toàn cầu: Cung cấp sự lựa chọn mới cho thực hiện hiện đại hóa
“Năm trong một” không chỉ là bố cục chiến lược trong tiến trình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, mà còn đã cung cấp hình mẫu mới vượt qua bất đồng về ý thức hệ, thể hiện giá trị toàn cầu độc đáo trong việc phá giải hoàn cảnh khó khăn của phát triển toàn cầu .
Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nói, “quản lý một đất nước, thúc đẩy một đất nước thực hiện hiện đại hóa, không chỉ có một con đường theo mô hình chế độ của phương Tây, các nước hoàn toàn có thể đi con đường của mình”.
Bố cục hiện đại hóa trong “Năm trong một” của Trung Quốc đã thách thức thuyết phương Tây là trung tâm “hiện đại hóa = phương Tây hóa”. Đó không chỉ là chiến lược quốc gia của Trung Quốc, mà còn đại diện cho quan điểm văn minh cùng tồn tại tính hiện đại đa nguyên; vừa coi trọng tích lũy vật chất, vừa nhấn mạnh kế thừa văn hóa; vừa theo đuổi cải cách hiệu quả, cũng chú trọng chuẩn tắc đạo đức sinh thái, đã cung cấp sự lựa chọn mới hiện đại hóa hàm chứa cả văn minh công nghiệp và văn minh sinh thái.
Hiện nay, quản trị toàn cầu rơi vào bế tắc về chế độ và xung đột về giá trị, “Năm trong một” với tính hệ thống và tính bao trùm đã chứng minh: Phát triển không nên là tiến mạnh trong một lĩnh vực đơn nhất, mà nên là sự phát triển chung cộng sinh của kinh tế tràn đầy sức sống, chính trị ổn định, văn hóa phồn vinh, xã hội công bằng, sinh thái lành mạnh. Lý luận và thực tiễn của xây dựng hiện đại hóa đang mở ra con đường tương lai có tính dẻo dai cho nhân loại cùng ứng phó thách thức chung.