Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Cuộc tập trận diễn ra từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5. Không quân Trung Quốc (PLAAF) được cho là đã triển khai một lực lượng bao gồm ít nhất 5 máy bay vận tải chiến lược Xian Y-20, chở theo các tiêm kích J-10C đến thủ đô Cairo, Ai Cập - vốn là đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông - để tập trận.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố cuộc diễn tập vào ngày 16/4, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng Ai Cập đang xem xét mua J-10C để hiện đại hóa Không quân – động thái có thể làm thay đổi cục diện chiến lược ở Trung Đông, khu vực lâu nay nằm dưới ảnh hưởng của phương Tây và Nga.
Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc xuất hiện trong cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Không quân Trung Quốc và Ấn Độ mang tên “Đại bàng của nền văn minh 2025”. Ảnh X/Bulgarianmilitary
Việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ đến một quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ như Ai Cập được cho là khiến Washington và các nước đồng minh không khỏi lo lắng.
J-10C là chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4.5, hiện đại nhất của Trung Quốc. Việc nước này đưa J-10C tới Ai Cập cho thấy Bắc Kinh muốn phô diễn năng lực công nghệ quân sự để thu hút các khách hàng quốc tế, trong đó có Cairo.
Dù Bắc Kinh phủ nhận thông tin Ai Cập đã đặt mua J-10C – gọi đây là “tin giả” hồi tháng 3/2025 – nhưng việc J-10C xuất hiện tại căn cứ Ai Cập càng khiến giới quan sát tin rằng Cairo đang nghiêm túc cân nhắc việc đưa J-10C vào biên chế.
Chiếc máy bay sử dụng động cơ WS-10B do Trung Quốc sản xuất, có tốc độ tối đa Mach 1.8 và bán kính chiến đấu khoảng 550 km. Vũ khí của nó gồm tên lửa không đối không tầm xa PL-15 (tầm bắn lên tới 300 km trong bản nội địa, khoảng 145 km trong bản xuất khẩu PL-15E), tên lửa tầm ngắn PL-10, bom dẫn đường bằng laser và tên lửa chống hạm.
So với F-16 của Mỹ – xương sống của không quân Ai Cập – J-10C có năng lực tương đương nhưng giá rẻ hơn (khoảng 40–50 triệu USD/chiếc so với F-16 mới khoảng 60–70 triệu USD). Quan trọng hơn, J-10C không đi kèm các ràng buộc chính trị – điều đặc biệt có ý nghĩa với Ai Cập, vốn từng bị Mỹ cắt viện trợ quân sự.
Không quân Ai Cập thuộc hàng lớn nhất Trung Đông với đội hình đa dạng: 218 F-16 của Mỹ, 24 Rafale của Pháp và 46 MiG-29M của Nga. Việc Ai Cập mua sắm khí tài từ nhiều nước phản ánh nỗ lực của Cairo trong việc tránh phụ thuộc vào một nguồn cung vũ khí – nhất là khi nước này từng bị Mỹ đình chỉ viện trợ sau vụ lật đổ Tổng thống Morsi năm 2013.
Mỹ cũng từ chối cung cấp tên lửa AMRAAM và cản trở Pháp chuyển giao tên lửa Meteor cho Ai Cập, làm hạn chế khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn của F-16 và Rafale. Những hạn chế này khiến Ai Cập phải tìm kiếm giải pháp thay thế – và Trung Quốc nổi lên như một ứng viên phù hợp.
Cuộc tập trận lần này là cơ hội để Trung Quốc trình diễn sức mạnh của J-10C trước các phi công và chỉ huy Ai Cập. Dù không công bố chi tiết, các nguồn tin chưa xác nhận cho rằng Trung Quốc còn đưa cả máy bay cảnh báo sớm KJ-500 đến Ai Cập. Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc, có thể chở 66 tấn – tương đương với C-17 Globemaster III của Mỹ.
Nếu J-10C được Ai Cập chấp nhận, đây sẽ là bước khởi đầu cho nhiều hợp tác quân sự khác như mua UAV hay hệ thống phòng không của Trung Quốc – đe dọa thị phần vũ khí của phương Tây tại Trung Đông.
Về mặt kỹ thuật, tuy việc tích hợp J-10C vào một đội hình vốn đã có F-16, Rafale và MiG-29 không đơn giản – liên quan đến hậu cần, đào tạo và vận hành. Nhưng về chiến lược, nó cho Ai Cập thêm lựa chọn, giảm rủi ro bị phương Tây gây áp lực chính trị.
Với Mỹ, hình ảnh chiến đấu cơ Trung Quốc bay trên bầu trời Ai Cập là một lời cảnh báo. Dù Washington vẫn viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD mỗi năm cho Ai Cập, nhưng điều đó không ngăn được Cairo tìm đến Bắc Kinh.
Chính quyền Biden từng coi khoản viện trợ này là công cụ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Ai Cập. Tuy nhiên, sự khó chịu của Ai Cập với các rào cản do Mỹ áp đặt cho thấy viện trợ tài chính thôi là chưa đủ.
Sự kiện “Đại bàng của nền văn minh 2025” có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Đông đang bước vào một giai đoạn mới – nơi các cường quốc ngoài phương Tây như Trung Quốc đóng vai trò ngày càng lớn. Với Ai Cập, đây là bước đi thể hiện mong muốn tự chủ chiến lược trong bối cảnh an ninh khu vực đầy biến động, từ xung đột ở Gaza đến căng thẳng tại Libya.
Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội khẳng định sức mạnh quân sự và tăng cường quyền lực mềm – thông qua việc bán vũ khí không ràng buộc chính trị như phương Tây hay chịu lệnh trừng phạt như Nga.
Việc Ai Cập có mua J-10C hay không vẫn là câu hỏi mở – phụ thuộc vào yếu tố chính trị, tài chính và kỹ thuật. Nhưng rõ ràng, âm thanh động cơ J-10C vang vọng trên sa mạc Ai Cập đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong thế trận chiến lược của Trung Đông, Bulgarian Military kết luận.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố cuộc diễn tập vào ngày 16/4, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng Ai Cập đang xem xét mua J-10C để hiện đại hóa Không quân – động thái có thể làm thay đổi cục diện chiến lược ở Trung Đông, khu vực lâu nay nằm dưới ảnh hưởng của phương Tây và Nga.

Trung Quốc nỗ lực tiến sâu vào Trung Đông
Theo tuyên bố chính thức, cuộc tập trận nhằm thúc đẩy “hợp tác thực chất” và “tăng cường sự tin cậy và hữu nghị giữa hai nước”. Tuy nhiên, sự kiện này mang ý nghĩa vượt xa một cuộc huấn luyện quân sự thông thường.Việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ đến một quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ như Ai Cập được cho là khiến Washington và các nước đồng minh không khỏi lo lắng.
J-10C là chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4.5, hiện đại nhất của Trung Quốc. Việc nước này đưa J-10C tới Ai Cập cho thấy Bắc Kinh muốn phô diễn năng lực công nghệ quân sự để thu hút các khách hàng quốc tế, trong đó có Cairo.
Dù Bắc Kinh phủ nhận thông tin Ai Cập đã đặt mua J-10C – gọi đây là “tin giả” hồi tháng 3/2025 – nhưng việc J-10C xuất hiện tại căn cứ Ai Cập càng khiến giới quan sát tin rằng Cairo đang nghiêm túc cân nhắc việc đưa J-10C vào biên chế.
J-10C – “Con rồng mạnh mẽ” của Trung Quốc
Được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô, J-10C là tiêm kích một động cơ, cánh tam giác có cánh mũi phụ, nổi bật bởi độ linh hoạt và đa nhiệm. Trang bị radar mảng pha chủ động AESA, J-10C có thể theo dõi nhiều mục tiêu với độ chính xác cao hơn radar cơ học đời cũ.Chiếc máy bay sử dụng động cơ WS-10B do Trung Quốc sản xuất, có tốc độ tối đa Mach 1.8 và bán kính chiến đấu khoảng 550 km. Vũ khí của nó gồm tên lửa không đối không tầm xa PL-15 (tầm bắn lên tới 300 km trong bản nội địa, khoảng 145 km trong bản xuất khẩu PL-15E), tên lửa tầm ngắn PL-10, bom dẫn đường bằng laser và tên lửa chống hạm.
So với F-16 của Mỹ – xương sống của không quân Ai Cập – J-10C có năng lực tương đương nhưng giá rẻ hơn (khoảng 40–50 triệu USD/chiếc so với F-16 mới khoảng 60–70 triệu USD). Quan trọng hơn, J-10C không đi kèm các ràng buộc chính trị – điều đặc biệt có ý nghĩa với Ai Cập, vốn từng bị Mỹ cắt viện trợ quân sự.
Không quân Ai Cập thuộc hàng lớn nhất Trung Đông với đội hình đa dạng: 218 F-16 của Mỹ, 24 Rafale của Pháp và 46 MiG-29M của Nga. Việc Ai Cập mua sắm khí tài từ nhiều nước phản ánh nỗ lực của Cairo trong việc tránh phụ thuộc vào một nguồn cung vũ khí – nhất là khi nước này từng bị Mỹ đình chỉ viện trợ sau vụ lật đổ Tổng thống Morsi năm 2013.
Mỹ cũng từ chối cung cấp tên lửa AMRAAM và cản trở Pháp chuyển giao tên lửa Meteor cho Ai Cập, làm hạn chế khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn của F-16 và Rafale. Những hạn chế này khiến Ai Cập phải tìm kiếm giải pháp thay thế – và Trung Quốc nổi lên như một ứng viên phù hợp.
Cuộc tập trận lần này là cơ hội để Trung Quốc trình diễn sức mạnh của J-10C trước các phi công và chỉ huy Ai Cập. Dù không công bố chi tiết, các nguồn tin chưa xác nhận cho rằng Trung Quốc còn đưa cả máy bay cảnh báo sớm KJ-500 đến Ai Cập. Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc, có thể chở 66 tấn – tương đương với C-17 Globemaster III của Mỹ.
Trung Quốc – Ai Cập: Quan hệ ngày càng gần gũi khiến Mỹ lo ngại
Cuộc tập trận lần này phản ánh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Cairo và Bắc Kinh. Năm 2024, Ai Cập gia nhập khối BRICS cùng Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Sáng kiến “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào hạ tầng Ai Cập, trong đó có các dự án quanh kênh đào Suez – tuyến hàng hải huyết mạch toàn cầu.Nếu J-10C được Ai Cập chấp nhận, đây sẽ là bước khởi đầu cho nhiều hợp tác quân sự khác như mua UAV hay hệ thống phòng không của Trung Quốc – đe dọa thị phần vũ khí của phương Tây tại Trung Đông.
Về mặt kỹ thuật, tuy việc tích hợp J-10C vào một đội hình vốn đã có F-16, Rafale và MiG-29 không đơn giản – liên quan đến hậu cần, đào tạo và vận hành. Nhưng về chiến lược, nó cho Ai Cập thêm lựa chọn, giảm rủi ro bị phương Tây gây áp lực chính trị.
Với Mỹ, hình ảnh chiến đấu cơ Trung Quốc bay trên bầu trời Ai Cập là một lời cảnh báo. Dù Washington vẫn viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD mỗi năm cho Ai Cập, nhưng điều đó không ngăn được Cairo tìm đến Bắc Kinh.
Chính quyền Biden từng coi khoản viện trợ này là công cụ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Ai Cập. Tuy nhiên, sự khó chịu của Ai Cập với các rào cản do Mỹ áp đặt cho thấy viện trợ tài chính thôi là chưa đủ.
Sự kiện “Đại bàng của nền văn minh 2025” có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Đông đang bước vào một giai đoạn mới – nơi các cường quốc ngoài phương Tây như Trung Quốc đóng vai trò ngày càng lớn. Với Ai Cập, đây là bước đi thể hiện mong muốn tự chủ chiến lược trong bối cảnh an ninh khu vực đầy biến động, từ xung đột ở Gaza đến căng thẳng tại Libya.
Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội khẳng định sức mạnh quân sự và tăng cường quyền lực mềm – thông qua việc bán vũ khí không ràng buộc chính trị như phương Tây hay chịu lệnh trừng phạt như Nga.
Việc Ai Cập có mua J-10C hay không vẫn là câu hỏi mở – phụ thuộc vào yếu tố chính trị, tài chính và kỹ thuật. Nhưng rõ ràng, âm thanh động cơ J-10C vang vọng trên sa mạc Ai Cập đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong thế trận chiến lược của Trung Đông, Bulgarian Military kết luận.